Tổng quan về hành vi dị thường

An Overview of Abnormal Behavior

Nhiều sinh viên ở trường y bị nhiễm  “bệnh ngành y”. Hãy tưởng tượng bạn đang đọc cuốn sách y học mô tả chứng Cryptic Ruminating Umbilicus Disorder (CRUD): “Các triệu chứng là gần như không được để ý cho đến khi tình trạng trở nên vô vọng. Biểu hiện đầu tiên là lưỡi tái nhợt” (Bạn sẽ đi đến cái gương. Bạn không thể nhớ bình thường lưỡi mình trông thế nào, nhưng nó có vẻ có chút tái đi thì phải.) “Sau đó, một cái gì đó cưng cứng ở cổ” (Bạn cảm thấy nó ở cổ “Chờ đã! Mình chưa từng cảm thấy như vậy trước đây! Mình nghĩ là có gì đó cứng cứng ở đây!”). “Ngay trước khi tay và chân rã rời, người đó sẽ thở gấp, tăng nhịp tim và đổ mồ hôi” (Khi quá căng thẳng, bạn cũng thở gấp, tim đập nhanh và toát mồ hồi).

Không sớm thì muộn, hầu hết các sinh viên y đều hiểu nhầm về mô tả của một số bệnh và nhầm lẫn với tình trạng bình thường của họ. Khi anh trai tôi ở trường y, anh ấy chẩn đoán bản thân mắc một chứng bệnh hiếm gặp chết người, anh tự đi khám ở bệnh viện và viết di chúc (Anh ấy đã tốt nghiệp trường y và vẫn làm việc tốt đến ngày hôm nay, hàng thập kỉ sau đó.)

Các sinh viên học về những rối nhiễu tâm lý cũng phần nào dễ tổn thương như bệnh của sinh viên ngành y. Khi bạn đọc chương này, bạn có thể cho rằng bạn đang mắc một trong những rối nhiễu mà bạn nghe có vẻ liên quan. Có lẽ có, nhưng nhận ra một phần bản thân mình ở trong những mô tả về một rối nhiễu không nhất thiết đồng nghĩa với việc bạn gặp phải rối nhiễu đó. Hầu như một người thi thoảng có lo sợ, và hầu hết có sự thay đổi tâm trạng rồi có một hai hành vi khác thường. Một chẩn đoán về một rối nhiễu tâm lý phải được dành cho người mà vấn đề của họ gây trở ngại thật nhiều đến cuộc sống của họ.

Định nghĩa về hành vi dị thường –  Defining Abnormal Behavior

Hội tâm thần học Hoa Kỳ định nghĩa rối loạn tâm thần là một “rối loạn đáng kể lâm sàng trong nhận thức, kiểm soát cảm xúc và hành vi của một người mà phản ánh rối loạn chức năng trong các quá trình phát triển tâm lý, sinh học đằng sau chức năng tinh thần” Định nghĩa này có vẻ hợp lý, nhưng nó không hề dễ ứng dụng thực hành. Ai là người quyết định việc một người mắc một chứng rối loạn lâm sàng rõ rệt? Chúng ta có để cho họ tự quyết định? Chúng ta có luôn tin tưởng vào quyết định của một bác sĩ tâm thần hay một nhà tâm lý học? Nếu các nhà trị liệu bất đồng với nhau thì sao? Hơn thế nữa, phần thứ hai của định nghĩa (“phản ánh sự rối loạn chức năng trong các quá trình tâm lý, sinh lý và phát triển…”) có bổ sung thêm gì không? Trong nhiều trường hợp chúng ta không biết điều gì là nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng tâm lý của một người, nhưng chúng ta vẫn có thể xem xét liệu đó có là một rối nhiễu.

Ở thời trước dây, con người đã có nhiều quan điểm về hành vi dị thường và nguyên nhân của nó. Cho rằng do bị ma quỷ nhập phổ biến thời trung đại châu Âu và vẫn còn phổ biến ở hầu hết trên thế giới ngày nay. Mặc dù nó mâu thuẫn với góc nhìn thế giới khoa học, chúng ta biết rằng nó có sức lôi cuốn riêng: Khi một hành vi của ai đó thay đổi liên tục, chúng ta dường như muốn nói “Đó không phải là người mà tôi quen”

Người Hy Lạp cổ đại giải thích hành vi trong thuật ngữ bốn chất dịch: Quá nhiều máu tạo nên tính cách lạc quan (can đảm và yêu thương). Quá nhiều niêm dịch tạo nên một tính cách điềm đạm (điềm tĩnh). Quá nhiều mật vàng làm cho một người nóng tính (dễ tức giận). Quá nhiều mật đen khiến người ta u sầu (buồn bã). Mặc dù lý thuyết bốn chất dịch đã lỗi thời, các thuật ngữ sanguine (máu), phlegmatic (niêm dịch), choleric (mật vàng) và melancholic (mật đen) vẫn tồn tại.

Triết học Trung Hoa cổ đại cho rằng tính cách phát triển qua năm trạng thái thay đổi, tương tự như các mùa: Cơn mưa mùa đông giúp cây cối (mộc) đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân. Cây cối khô cháy (hỏa) vào mùa hè, và tro bụi sẽ trở về mặt đất (thổ) vào cuối mùa hè. Trái đất có thể được khai thác kim loại vào mùa thu (kim), và kim loại nóng chảy trở thành chất lỏng, giống như nước (thủy), và hoàn thành chu trình của nó. Theo quan điểm này, tính cách cũng thay đổi theo mùa và phản ứng quá mức có thể gây ra quá nhiều sợ hãi, tức giận, v.v. ▲ Hình 15.1 minh họa cho ý tưởng này.

Mô hình tâm sinh xã – The Biopsychosocial Model

Trong các nền văn hóa phương Tây ngày nay, quan điểm chủ yếu là mô hình tâm sinh xã nhấn mạnh các khía cạnh sinh học, tâm lý và xã hội học của hành vi dị thường. Nguồn gốc sinh học của hành vi dị thường bao gồm yếu tố di truyền, bệnh truyền nhiễm, thiếu dinh dưỡng , thiếu ngủ, sử dụng chất và các ảnh hưởng khác đến hoạt động của não.

Phần tâm lý bao gồm các phản ứng đối với trải nghiệm căng thẳng. Ví dụ, những người bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục trong thời thơ ấu có nhiều khả năng phát triển các vấn đề tâm lý ở tuổi trưởng thành hơn những người khác (J. G. Johnson, Cohen, Brown, Smailes, & Bernstein, 1999). Những người sống trong cảnh nghèo đói có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi nguy cơ hơn (Haushofer & Fehr, 2014).

Ngoài ra, hành vi phải được hiểu trong bối cảnh xã hội và văn hóa. Hành vi được coi là có thể chấp nhận được trong một xã hội có thể được coi là dị thường trong một xã hội khác. Ví dụ, việc khóc ầm ĩ ở một đám tang được chấp nhận ở một số xã hội, nhưng ở một số xã hội khác thì không. Say rượu nơi công cộng được chấp nhận ở một số nền văn hóa, nhưng bị nghiêm cấm ở những nền văn hóa khác.

Ảnh hưởng văn hóa lên sự dị thường –  Cultural Influences on Abnormality

Chúng ta học cách cư xử bình thường theo nền văn hóa của mình. Chúng ta cũng học một số kiểu hành xử dị thường. Ở một vùng của Sudan cách đây vài năm, phụ nữ có địa vị thấp và các quyền con người rất hạn chế. Nếu bị chồng ngược đãi, cô ấy không có quyền bào chữa. Tuy nhiên, người ta tin rằng một người phụ nữ có thể bị quỷ ám khiến cô ta mất kiểm soát và gào thét những điều “điên rồ” mà cô ta “không thể tin được”, bao gồm cả những lời xúc phạm đối với chính chồng mình (!). Chồng cô không thể mắng mỏ hay trừng phạt cô vì suy cho cùng, không phải cô mà là một con quỷ đang nói. Để loại bỏ con quỷ theo cách chuẩn mực là cho người phụ nữ thức ăn tốt nhất sẵn có, quần áo mới, cho cô ấy nhiều thời gian gặp gỡ những người phụ nữ khác, giải thoát khỏi trách nhiệm công việc và đáp ứng hầu hết mọi thứ khác mà cô ấy yêu cầu cho đến khi con quỷ ra khỏi người phụ nữ đó. Bạn có thể tưởng tượng việc quỷ ám đã trở nên phổ biến như thế nào rồi đó (Constantinides, 1977).

Ví dụ khác: Koro, được cho là phổ biến ở Trung Quốc, là nỗi sợ cho rằng dương vật của đàn ông sẽ chui ngược vào cơ thể dẫn đến cái chết. Một số người đàn ông được biết là thường xuyên giữ chặt dương vật của họ để ngăn nó chui ngược vào cơ thể (Bracha, 2006). Bạn có thể đã nghe thấy cụm từ “to run amok.”(chạy loạn xạ, phát điên). Run amok xảy ra ở các vùng của Đông Nam Á, nơi ai đó (thường là thanh niên) chạy xung quanh khi có hành vi bạo lực mất kiểm soát (Berry, Poortinga, Segal, & Dasen, 1992). Hành vi như vậy được coi là một phản ứng dễ hiểu đối với căng thẳng tâm lý.

Một bác sĩ tâm thần người Úc phát hiện ra rằng ba bệnh nhân tâm thần trong bệnh viện đã cắt bỏ một bên tai của họ. Cho rằng hành vi này phải là một triệu chứng phổ biến của bệnh tâm thần, ông hỏi các bác sĩ tâm thần khác xem họ có thường xuyên gặp phải trường hợp như vậy không. Ông nhận thấy rằng việc cắt bỏ tai chỉ xảy ra tại bệnh viện của ông. Rõ ràng, sau khi một bệnh nhân cắt tai của mình, hai người còn lại đã bắt chước hành vi này.(Alroe & Gunda, 1995).

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply