Thôi miên có phải là trạng thái ý thức bị thay đổi không?

Is Hypnosis an Altered State of Consciousness?

Consciousness illustration
(Photo: saillehypnosis)

Nếu một nhà thôi miên bảo với bạn rằng “Tay của bạn đang giơ lên; bạn có thể không làm gì để ngăn cản được nó,” tay của bạn có thể thực sự giơ lên. Nếu bạn được hỏi tại sao, có thể bạn sẽ trả lời rằng bạn mất kiểm soát hành vi của mình. Tuy nhiên, bạn đâu phải là một con rối. Hành động này là tự nguyện hay không? Hãy đặt câu hỏi khác, liệu thôi miên có thực sự khác với việc tỉnh táo thông thường? Ở một thái cực, một số nhà tâm lý học coi thôi miên như một trạng thái ý thức đặc biệt được đặc trưng bởi khả năng tăng thêm các gợi ý. Ở thái cực khác, một số nhà tâm lý học nhấn mạnh sự tương đồng giữa thôi miên và trạng thái tỉnh táo thông thường. Hầu hết các nhà tâm lý học coi thôi miên như một trạng thái đặc biệt theo một số cách chứ không phải tất cả (Kirsch & lynn, 1998). Một cách xác định thôi miên có phải một trạng thái ý thức đặc biệt hay không đó là tìm hiểu xem những người không bị thôi miên có thể làm những thứ mà những người bị thôi miên làm không. Bạn có thể hành động giống như một người bị thôi miên đến mức nào? 

Một số người giả vờ bị thôi miên giỏi đến mức nào?

How Well Can Someone Pretend to Be Hypnotized?

8 dấu hiệu của một người giả vờ tử tế - Herstyle
(Photo: herstyle)

Trong một vài thử nghiệm bao gồm một số sinh viên đại học bị thôi miên và những người giả vờ bị thôi miên. Một nhà thôi miên kiểm tra họ và cố gắng xác định xem những người nào thực sự bị thôi miên. 

Đánh lừa nhà thôi miên dễ hơn mong đợi. Mọi người giả vờ chịu đựng cơn đau buốt mà không hề nao núng. Họ giả vờ nhớ lại những ký ức cũ. Khi họ được bảo ngồi xuống, họ làm ngay lập tức (y hệt những người bị thôi miên) mà không hề kiểm tra trước để xem có ghế ở sau họ không  (Orne, 1959, 1979). Khi được yêu cầu tức giận, họ biểu hiện những thay đổi sinh lý như tăng nhịp tim và đổ mồ hôi, y hệt những người bị thôi miên (Damaser, shor, & orne, 1963). Thậm chí là những nhà thôi miên có kinh nghiệm cũng không phân biệt được những người giả vờ. 

Một vài sự khác nhau giữa những người bị thôi miên và những người giả vờ, bởi vì những người giả vờ không phải luôn luôn biết hành động mà một đối tượng bị thôi miên sẽ làm (Orne, 1979). Ví dụ, khi nhà thôi miên gợi ý, “Bạn thấy giáo sư Schmaltz đang ngồi trên chiếc ghế đó.”, một số đối tượng bị thôi miên hỏi với vẻ bối rối “Làm sao tôi thấy giáo sư ở đó mà tôi cũng thấy chiếc ghế” những kẻ giả vờ không bao giờ báo cáo nhìn thấy thực tế kép này. Tại thời điểm thử nghiệm, giáo sư Schmaltz bước vào phòng. “Đó là ai?” nhà thôi miên hỏi. Người giả vờ cũng bảo họ không thấy ai, hoặc họ xác định Schmaltz là một người khác. Những đối tượng bị thôi miên sẽ nói, “Đó là giáo sư Schmaltz.”  Một số người sau đó nói rằng họ bối rối khi thấy một người ở cả hai nơi. Một số người trong số họ thì hình ảnh giáo sư bị ảo giác mờ dần lúc đó. Những người khác tiếp tục chấp nhận hình ảnh kép. 

Một nghiên cứu báo cáo một cách phân biệt người bị thôi miên với người giả vờ hơn 90% thời gian. Nhưng nó có thể không phải theo cách bạn nghĩ. Đơn giản hỏi mọi người xem họ nghĩ họ bị thôi miên sâu như thế nào, họ đã thư giãn ra sao, và liệu họ có nhận thức được mọi thứ xung quanh khi bị thôi miên không. Những người mà đánh giá bản thân là “cực kỳ” bị thôi miên, “cực kỳ” thư giãn, và “hoàn toàn mất nhận thức” về xung quanh hầu hết luôn là những người giả vờ. Những người thực sự bị thôi miên chỉ đánh giá bản thân ở mức ảnh hưởng trung bình (Martin & lynn, 1996). Vậy kết luận của chúng tôi là gì? Rõ ràng, những người đang giả vờ bị thôi miên có thể bắt chước hầu hết mọi hiệu ứng của thôi miên mà họ biết. Tuy nhiên, thôi miên thông thường không chỉ đóng kịch. Những hiệu ứng mà người đóng kịch học cách bắt chước xảy ra tự phát đối với những người bị thôi miên. 

Các trạng thái ý thức khác

Other States of Consciousness

Thiền định, một quá trình có hệ thống để tạo ra trạng thái bình tâm, thư giãn thông qua việc sử dụng các kỹ thuật, tuân theo các truyền thống đã được thực hành ở nhiều nơi trên thế giới qua hàng nghìn năm, đặc biệt ở Ấn Độ. Một loại thiền định khác tìm kiếm “chánh niệm” hoặc tỉnh thức không suy nghĩ, khi người ta nhận thức được những cảm giác về giây phút hiện tại nhưng ngược lại là thụ động. Trong khi kiếm tìm trạng thái này, người đó tập trung vào một hình ảnh duy nhất, hoặc lặp lại một âm thanh hoặc một câu tôn giáo ngắn (ví dụ như là “Om” hoặc “Chúa tốt lành”. Thiền giả có thể quan sát suy nghĩ của riêng họ, cố gắng điều chỉnh chúng hoặc tách biệt chúng với những suy nghĩ nhất định. Các mục tiêu của thiền định thì khác nhau do sự phát triển trí tuệ đến hạnh phúc nói chung (Walsh & shapiro, 2006). 

Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng thiền định làm tăng thư giãn, giảm đau, giảm lo âu và cải thiện sức khỏe theo nhiều cách (Hölzel et al., 2011; Wachholtz & pargament, 2008; Yunesian, aslani, Vash, & Yazdi, 2008). Nó cũng đặc biệt hữu ích khi tăng khả năng kiểm soát sự chú ý và chống lại sự phân tán (Maclean et al., 2010; mrazek, Franklin, phillips, Baird, & schooler, 2013). 

DÉJÀ VU - Những Giấc Mơ Về Tương Lai - Talkie
(Photo: talkie.vn)

Trải nghiệm déjà vu, một cảm giác mà một sự kiện quen thuộc đến kỳ lạ, khá phổ biến ở những người trẻ tuổi và ít xảy ra hơn khi mọi người lớn lên (Brown, 2003). Bởi vì nó có nhiều kiểu, nên một lời giải thích duy nhất thì không đủ. Đôi khi, một người nào đó đến một nơi nào đó lần đầu tiên và cảm thấy nó quen thuộc cứ như anh ta hoặc cô ta đã từng đến đó từ trước. Có lẽ người đó thực sự thấy điều gì đó quen thuộc, có thể là trong một bộ phim hoặc một bức ảnh nào đó. 

Thông thường, mọi người báo cáo trải nghiệm déjà vu trong một khung cảnh quen thuộc. Bạn có thể đang ngồi ở trong phòng mình,  đang đi dạo ở con phố quen, hoặc đang có một cuộc trò chuyện hàng ngày, rồi đột nhiên bạn chợt cảm thấy “Điều này đã xảy ra trước đây!” Theo một nghĩa nào đó, tất nhiên nó đã từng xảy ra, nhưng cảm giác của bạn không phải là nó chỉ giống với trải nghiệm trong quá khứ. Thay vào đó, có vẻ như sự kiện cụ thể này đã từng xảy ra trước đây. Khi mọi người nói, bạn cảm thấy “Tôi biết họ sẽ nói điều đó!” Bạn có thể không thực sự đoán được từ gì, nhưng sau khi bạn nghe họ nói, bạn cảm thấy rằng bạn sắp dự báo được chúng. Rõ ràng là, một cái gì đó đang kích hoạt não bộ phát tín hiệu “quen thuộc”. 

Một người đàn ông bị chứng động kinh bắt nguồn từ vỏ não thái dương của anh ta có một cảm giác đặc biệt gọi là aura, trước mỗi lần lên cơn động kinh. Mỗi aura bao gồm một cảm giác mạnh như là déjà vu kéo dài đủ lâu để anh ta di chuyển vòng quanh và thay đổi chú ý từ vật này sang vật khác. Trong quá trình aura, bất cứ thứ gì anh ta thấy dường như đều có vẻ quen thuộc một cách kỳ lạ (O’connor & moulin, 2008). Trong trường hợp như vậy, chúng tôi có thể loại bỏ giả thuyết rằng những gì anh ta nhìn thấy thực sự quen thuộc. Một người đàn ông khác mắc chứng động kinh trải nghiệm déjà vu liên tục trong ngày anh ta tỉnh táo. Bất kỳ ai anh ta gặp, bất kỳ nơi nào anh ta đến, và bất kỳ thứ gì được đưa tin trên một chương trình thời sự đều có vẻ quen thuộc. Thậm chí ngay cả khi anh ta nhập viện, anh ta cũng khăng khăng là mình dã từng nhập viện trước đó. Thuốc chống động kinh đã ngăn chặn trải nghiệm déjà vu của anh ta. Kết quả quét não cho thấy các trải nghiệm déjà vu của anh ta tương quan đến các hoạt động bất thường ở các vùng thùy thái dương mà quan trọng đối với trí nhớ (Takeda, et al., 2011) 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply