THỜI KÌ ĐẦU CỦA TÂM LÝ HỌC

A group of prominent psychologists at Clark University, Massachusetts, in 1909. In the front row are (left to right) Sigmund Freud, G. Stanley Hall, and Carl Jung. (Copyright Bettmann/Corbis.)

Hãy tưởng tượng bạn là một học giả trẻ sống ở năm 1880. Vì say mê những phương thức khoa học mới mẻ trong tâm lý học, bạn quyết định trở thành một nhà tâm lý học. Giống như các nhà tâm lý học thời kì đầu khác, bạn có kiến thức nền tảng về sinh học hoặc triết học. Bạn quyết tâm áp dụng các phương pháp khoa học của sinh học vào các vấn đề của triết học.

Mọi việc đều tốt cả. Nhưng bạn sẽ trả lời những câu hỏi nào? Một câu hỏi nghiên cứu có chất lượng là những câu hỏi thú vị và có thể trả lời được chúng. (Nếu không thì ít nhất nó phải thú vị hoặc trả lời được!) Nếu ở năm 1880, bạn sẽ chọn đề tài nghiên cứu như thế nào? Bạn không thể lấy ý tưởng nghiên cứu từ một tạp chí tâm lý vì số đầu tiên sẽ được xuất bản vào năm sau đó (bằng tiếng Đức). Bạn không thể làm theo truyền thống của các nhà nghiên cứu trước vì không có bất kỳ nhà nghiên cứu nào trước đó. Mà bạn sẽ phải tự mình thực hiện.

Ở những phần tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá một số những biến chuyển trong những nội dung được các nhà tâm lý học coi là chủ đề nghiên cứu có chất lượng, bao gồm cả những dự án đã thống trị tâm lý học một thời gian và sau đó mờ nhạt dần. Chúng ta sẽ xem xét các diễn biến lịch sử khác trong các chương sau. Hình 1.4 mô tả một số sự kiện lịch sử chính trong và ngoài ngành tâm lý học.

 

TÂM LÝ HỌC THỜI KÌ ĐẦU. THE EARLY AREA

Các ngành khoa học thiên văn, vật lý, hóa học và sinh học phát triển dần dần qua nhiều thế kỷ. Lúc đầu, tất cả các nhà thực hành nghiên cứu đều là những người nghiệp dư. Họ làm việc trong lĩnh vực điện ảnh, luật hoặc các ngành nghề khác và nghiên cứu khi có thời gian rảnh. Rất lâu trước khi mọi người tự gọi mình là nhà khoa học, và rất lâu trước khi các trường đại học bắt đầu coi những lĩnh vực này là lĩnh vực đáng nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nghiệp dư đã tích lũy được rất nhiều kiến thức.

Ngược lại, tâm lý học khởi đầu với một nỗ lực có chủ ý để mở ra một ngành khoa học mới. Vào cuối những năm 1800, một số học giả đã ghi nhận những tiến bộ xảy ra trong sinh học, hóa học và các lĩnh vực khác, và đối chiếu với nhận thức của họ rằng sự hiểu biết của chúng ta về các quá trình tâm lý đã không tiến bộ nhiều kể từ thời Aristotle. Họ đề xuất tập trung vào những câu hỏi lâu đời của tâm trí bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học. Nhiều người nghi ngờ liệu một khoa học về tâm trí có khả thi hay không. Nhưng cách duy nhất để tìm ra đó là thử nghiệm.

Vilhem Wundt và phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên Wilhelm Wundt and the First Psychological Laboratory

Năm 1879, bác sĩ y khoa và nhà nghiên cứu về giác quan Wilhelm Wundt thành lập phòng thí nghiệm đầu tiên dành riêng cho nghiên cứu tâm lý ở Leipzig, Đức. Mối quan tâm của Wundt rất rộng (Zehr, 2000), nhưng một trong những mục tiêu của ông là tìm kiếm các thành tố của sự trải nghiệm, có thể so sánh với các nguyên tố trong hóa học. Ông giữ vững quan điểm rằng các thành tố của tâm lý học chính là cảm giác và cảm xúc. (Wundt, 1896/1902). Bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể trải nghiệm hương vị của một bữa ăn ngon, âm thanh du dương của âm nhạc với một mức độ thích thú nhất định. Những thành phần này sẽ hợp nhất thành một “hợp chất” và đó chính là trải nghiệm của bạn. Hơn nữa, Wundt khẳng định, trải nghiệm của bạn một phần nằm trong sự kiểm soát tự nguyện; bạn có thể chuyển sự chú ý của mình từ thành tố này sang thành tố khác và có được trải nghiệm khác. Để kiểm tra ý tưởng của mình về các nhân tố của trải nghiệm, Wundt đã chiếu các kiểu ánh sáng, các dạng sắp đặt và phát các âm thanh khác nhau, đồng thời yêu cầu các đối tượng báo cáo cường độ và mức độ cảm nhận của họ. Ông đã yêu cầu họ tự xem xét nội tâm – introspect – nhìn vào bên trong chính mình. Ông đã ghi lại những thay đổi trong báo cáo của mọi người khi ông thay đổi các kích thích.

Wundt đã chứng minh khả năng thực hiện các nghiên cứu tâm lý học có ý nghĩa. Ví dụ, trong một nghiên cứu đầu tiên của mình, ông đã lắp đặt một con lắc đập vào các quả cầu kim loại và tạo ra âm thanh tại hai điểm trên dây đu của nó. Mọi người sẽ quan sát con lắc và chỉ ra vị trí của nó khi họ nghe thấy âm thanh. Trung bình, mọi người báo cáo rằng con lắc xuất hiện trước hoặc sau quả cầu khoảng 1/8 giây khi họ nghe thấy tiếng đập (Wundt, 1862/1961). Rõ ràng, thời gian chúng ta nghĩ rằng chúng ta nhìn thấy hoặc nghe thấy điều gì đó không trùng với thời gian khi sự kiện xảy ra. Giải thích của Wundt là một người cần khoảng 1/8 giây để chuyển sự chú ý từ kích thích này sang kích thích khác.

Wundt và các học trò của ông là những nhà nghiên cứu năng động, và việc đề cập ngắn gọn ở đây sẽ không đủ để tôn vinh những gì ông làm. Ông đã viết hơn 50.000 trang về nghiên cứu của mình, nhưng ảnh hưởng chính của ông chính là việc thiết lập tiền lệ thu thập dữ liệu khoa học để trả lời các câu hỏi về tâm lý học.

Eward Titchener và thuyết cấu trúc Edward Titchener and Structuralism.

Ban đầu, hầu hết các nhà tâm lý học trên thế giới đều thu nhận kiến thức của họ từ chính Wundt. Một trong những sinh viên của ông, Edward Titchener, đến Hoa Kỳ vào năm 1892 với tư cách là giáo sư tâm lý học tại Đại học Cornell. Giống như Wundt, Titchener tin rằng câu hỏi chính của tâm lý học là bản chất của trải nghiệm tâm trí.

Edward Titchener yêu cầu các đối tượng mô tả cảm giác của họ. Ví dụ, họ có thể mô tả cảm giác về hình dạng, cảm giác về màu sắc và cảm giác về kết cấu khi nhìn vào quả chanh.

Titchener (1910) thường đưa ra một kích thích và yêu cầu đối tượng của mình phân tích nó thành các đặc điểm riêng biệt— ví dụ, nhìn vào một quả chanh và ghi lại màu vàng, độ sáng, hình dạng và các đặc điểm khác của nó. Ông gọi cách tiếp cận của mình là thuyết cấu trúc – structuralism, một nỗ lực nhằm mô tả các cấu trúc tạo nên tâm trí, đặc biệt là cảm giác, cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn là nhà tâm lý học: Tôi nhìn vào một quả chanh và cố gắng kể cho bạn nghe trải nghiệm của tôi về độ sáng của nó một cách khác biệt với trải nghiệm của tôi về độ vàng của nó.

Vấn đề là làm thế nào để bạn biết liệu lời báo cáo của tôi là chính xác hay không? Sau khi Titchener qua đời vào năm 1927, các nhà tâm lý học đã sớm từ bỏ cả câu hỏi và phương pháp của ông. Tại sao? Hãy nhớ rằng một câu hỏi khoa học chất lượng phải vừa thú vị và vừa có thể trả lời được. Cho dù các câu hỏi của Titchener về các yếu tố của tâm trí có thú vị thế nào đi chăng nữa, chúng dường như không thể trả lời được.

William Jame và thuyết chức năng William James and Functionalism

Cùng thời đại với Wundt và Titchener, William James của Đại học Harvard đã trình bày rõ một số vấn đề chính của tâm lý học và được công nhận là người sáng lập ra ngành tâm lý học Hoa Kỳ. Cuốn sách Các nguyên lý của tâm lý học (1890) của James đã xác định nhiều câu hỏi vẫn chiếm ưu thế trong tâm lý học ngày nay.

James không có nhiều kiên nhẫn trong việc tìm kiếm các thành phần của tâm trí. Ông tập trung vào những gì tâm trí hoạt động hơn là việc trả lời câu hỏi tâm trí là gì. Nghĩa là, thay vì tìm kiếm các yếu tố của nhận thức, ông thích tìm hiểu cách mọi người tạo ra các hành vi hữu ích. Vì lý do này, chúng ta gọi cách tiếp cận của ông là thuyết chức năng-functionalism. Ông đề xuất các ví dụ sau đây về những câu hỏi tâm lý học đang xem xét như dưới đây (James, 1890):

  • Làm thế nào để mọi người có thể củng cố những thói quen tốt? 
  • Một người có thể chú ý tới nhiều thứ cùng một lúc không?
  • Làm thế nào để mọi người nhận ra rằng họ đã nhìn thấy thứ gì đó trước đây?
  • Ý định dẫn đến hành động như thế nào?

James đề xuất các câu trả lời khả thi nhưng thực hiện rất ít nghiên cứu của riêng mình. Đóng góp chính của ông là truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu sau này giải quyết các câu hỏi mà ông đặt ra.

Nghiên cứu về cảm giác Studying Sensation

Vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, các nhà tâm lý học ít quan tâm đến những hành vi bất thường mà phó mặc chúng cho các bác sĩ tâm thần. Họ dành phần lớn nghiên cứu của mình để nghiên cứu thị giác và các loại cảm giác. Tại sao lại như vậy? Một là vì họ muốn hiểu được những trải nghiệm tâm trí, và trải nghiệm bao gồm các loại cảm giác. Một lý do khác là chúng ta đều thường bắt đầu với những câu hỏi đơn giản, có thể trả lời được. Cảm giác chắc chắn dễ nghiên cứu hơn là tính cách.

Các nhà tâm lý học sớm phát hiện ra sự khác biệt lớn giữa các kích thích vật lý và nhận thức tâm lý. Ví dụ, một ánh sáng có cường độ gấp đôi một ánh sáng khác thì không trông sáng gấp đôi. Hình 1.5 thể hiện mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và độ sáng cảm nhận được. Mô tả toán học về mối quan hệ giữa kích thích vật lý và các thuộc tính tri giác của nó được gọi là chức năng tâm vật lý – psychophysical function vì nó liên hệ tâm lý với vật lý. Những nghiên cứu như vậy đã chứng minh tính khả thi của nghiên cứu khoa học về các câu hỏi tâm lý học.

Hình 1.5 Biểu đồ này liên hệ cường độ tri giác được của ánh sáng với cường độ vật lý của nó. Khi một ánh sáng trở nên cường độ cao gấp đôi về mặt vật lý, nó dường như không trông sáng gấp đôi. (Trích Stevens, 1961)

Concept check

Chủ đề nào là trọng tâm nghiên cứu của các nhà tâm lý thời kỳ đầu và tại sao? 

Tại sao các nhà tâm lý học từ bỏ cách tiếp cận theo chủ nghĩa cấu trúc của Titchener? 

Thuyết tiến hóa Darwin và nghiên cứu về trí thông minh của động vật Darwin and the Study of Animal Intelligence

Thuyết tiến hóa do chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin (Darwin, 1859, 1871) có ảnh hưởng to lớn đến tâm lý cũng như sinh học. Darwin cho rằng con người và các loài khác có chung một tổ tiên từ xa xưa. Nếu đúng như vậy, thì các loài động vật khác sẽ có một số đặc điểm chung giống chung với con người, bao gồm cả sự thông minh ở một số mức độ. 

Dựa trên hàm ý này, các nhà tâm thần học so sánh- comparative psychologists thời kỳ đầu, những chuyên gia so sánh các loài động vật khác nhau, đã thực hiện một nghiên cứu có vẻ hợp lý vào thời điểm đó: Họ thiết lập thí nghiệm để đo lường trí thông minh của động vật. Họ có vẻ đã nghĩ rằng có thể sắp xếp thứ tự các loài động vật từ thông minh nhất đến kém thông minh nhất. Họ sử dụng nhiều loài khác nhau để làm các nhiệm vụ như vấn đề phản ứng trì hoãn-delayed-response problem và vấn đề đi đường vòng. Trong vấn đề phản ứng trì hoãn, một con vật nhìn thấy hoặc nghe thấy một tín hiệu chỉ ra nơi nó có thể tìm thấy thức ăn. Sau khi có tín hiệu, con vật được giữ lại trong một khoảng thời gian để xem con vật nhớ được tín hiệu trong bao lâu (xem Hình 1.6). Trong nghiên cứu đi đường vòng, một con vật được ngăn cách với thức ăn bằng một rào chắn để xem liệu nó có đi đường vòng để tiến tới chỗ có thức ăn hay không ( Hình 1.7).

Tuy nhiên, việc đo lường trí thông minh của động vật hóa ra khó hơn những gì bạn tưởng tượng. Một loài có thể trông ngốc nghếch trong một nhiệm vụ nhưng lại xuất sắc trong một nhiệm vụ khác. Ví dụ, ngựa vằn thường chậm khi học cách tiếp cận một số hình mẫu để có được thức ăn, nhưng với các hình mẫu là các đường sọc hẹp so với sọc rộng thì điều này lại hoàn toàn ngược lại – chúng sẽ thể hiện nổi trội hơn trong trường hợp này (Giebel, 1958) (xem Hình 1.8). Chuột không học cách tìm thức ăn được giấu dưới đồ vật có hình dáng khác nhau, nhưng chúng dễ dàng chọn ra vật thể có mùi khác biệt so với những vật thể khác (Langworthy & Jennings, 1972)

.

Cuối cùng, các nhà tâm lý học quyết định rằng việc đánh giá trí thông minh tương đối của động vật không có ý nghĩa. Mỗi loài khác nhau nổi trội theo những cách khác nhau và xếp hạng chúng là vô nghĩa.

Ngày nay, các nhà tâm lý học ngày nay tiếp tục nghiên cứu hành vi học tập ở động vật, nhưng trọng tâm đã thay đổi. Câu hỏi đặt ra hiện tại là “Chúng ta có thể học được gì từ những nghiên cứu động vật về cơ chế của hành vi thông minh?” và “Mỗi loài tiến hóa các xu hướng hành vi hiển thị của nó như thế nào?”

Đo lường trí thông minh con người Measuring Human Intelligence

Trong khi một số nhà tâm lý học nghiên cứu trí thông minh của động vật, những người khác kiểm tra trí thông minh của con người. Francis Galton, một người anh họ của Charles Darwin, là một trong những người đầu tiên cố gắng đo lường trí thông minh và hỏi liệu sự đa dạng trí tuệ có dựa trên di truyền hay không. Galton rất thích đo lường (Hergenhahn, 1992). Ví dụ, ông đã phát minh ra bản đồ thời tiết, đo mức độ buồn chán khi nghe giảng, đề xuất sử dụng dấu vân tay để nhận dạng cá nhân, và — nhân danh khoa học — cố gắng đo vẻ đẹp của phụ nữ ở các quốc gia khác nhau.

Trong nỗ lực xác định vai trò của di truyền đối với những thành tựu của loài người, Galton (1869/1978) đã xem xét liệu con trai của những người đàn ông nổi tiếng và có tài năng có xu hướng trở nên nổi tiếng hay không. (Phụ nữ ở Anh thế kỷ 19 có rất ít cơ hội để có được danh vọng) Galton nhận thấy rằng con trai của các thẩm phán, nhà văn, chính trị gia và những người đàn ông được chú ý khác có khả năng đạt được thành tích tương tự. Ông cho rằng điều này là do di truyền. (Bạn có nghĩ rằng ông có bằng chứng thích hợp cho kết luận của mình không? Nếu con trai của những người đàn ông nổi tiếng này tự dựa vào bản thân để trở nên có nổi tiếng, thì liệu di truyền có phải là lời giải thích duy nhất?)

Galton đã cố gắng đo lường trí thông minh bằng các hoạt động vận động và giác quan đơn giản, nhưng các phép đo lường của ông không đạt yêu cầu. Vào năm 1905, một nhà nghiên cứu người Pháp tên là Alfred Binet đã phát minh ra bài kiểm tra trí thông minh đầu tiên mà chúng ta sẽ thảo luận thêm ở Chương 9. Tại thời điểm này, ta cần lưu ý rằng ý tưởng kiểm tra trí thông minh đã trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Các nhà tâm lý học, được truyền cảm hứng từ sự phổ biến của các bài kiểm tra trí thông minh, đã phát triển các bài kiểm tra về tính cách, sở thích và các đặc điểm tâm lý khác. Đo lường trí thông minh của con người phải đối mặt với một số vấn đề tương tự như trí thông minh của động vật: Con người có nhiều khả năng thông minh, và có thể thành thạo cái này hơn cái khác.Nhiều nghiên cứu đi sâu vào việc cố gắng làm cho các bài kiểm tra về trí thông minh trở nên công bằng và chính xác.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply