Thiết kế nghiên cứu quan sát
Hầu hết các nghiên cứu bắt đầu với mô tả: Điều gì sẽ xảy ra và xảy ra trong hoàn cảnh nào? Trước tiên chúng ta hãy xem xét một số loại nghiên cứu quan sát. Sau đó, chúng ta xem xét các thí nghiệm, được thiết kế để khám phá các mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.
Quan sát tự nhiên.
Quan sát tự nhiên (naturalistic observation) là một quá trình nghiên cứu thông qua quan sát tự nhiên có sự kiểm tra, rà soát cẩn thận những gì sẽ xảy ra dưới điều kiện tác động của tự nhiên, tác động ít hay nhiều hơn. Ví dụ: Nhà sinh vật học Jane Goodall (1971) đã dành nhiều năm quan sát tinh tinh trong môi trường hoang dã, ghi lại thói quen thức ăn, tương tác xã hội, cử chỉ và cách sống của chúng (xem Hình 2.6)
Tương tự, các nhà tâm lý học cũng cần quan sát hành vi của con người “như một người bên ngoài”. Một nhà tâm lý học có thể quan sát xem liệu những người lạ có mỉm cười với nhau khi họ đi qua đường hay không. Hành vi giữa các thị trấn nhỏ và các thành phố đông đúc có khác nhau không? Phụ nữ hay nam giới, ai cười nhiều hơn? Người trẻ hay người già?
▲ Hình 2.6 Trong một nghiên cứu tự nhiên, người quan sát ghi lại hành vi của loài vật trong môi trường tự nhiên. Tại đây, nhà sinh vật học Jane Goodall đã ghi lại những quan sát của bà về tinh tinh. Bằng cách kiên nhẫn ở bên những con tinh tinh, Goodall dần chiếm được lòng tin của chúng và học cách nhận biết từng con vật.
Nghiên cứu lịch sử trường hợp.
Trong thực tế, một số các triệu chứng hay hội chứng đặc biệt và không thường nhìn thấy. Chẳng hạn như là, một số người gần như hoàn toàn không nhạy cảm với cơn đau. Những người mắc hội chứng Capgras tin rằng một số kẻ mạo danh có ngoại hình, giọng nói y hệt đã thay thế người thân của mình. Những người mắc hội chứng Cotard’s khẳng định rằng họ đã chết hoặc không tồn tại. Một nhà tâm lý học khi gặp một người mắc một chứng bệnh hiếm gặp như thế này, họ có thể ghi nhận một báo cáo kiểu nghiên cứu trường hợp (case history), đây sẽ là mộ bản mô tả kỹ lưỡng về một người nào đó, bao gồm khả năng sở hữu và khuyết tật mắc phải, tình trạng y tế, tiểu sử cuộc sống, những trải nghiệm bất thường và bất kỳ điều gì khác có vẻ liên quan. Lịch sử trường hợp là một loại quan sát theo chủ nghĩa tự nhiên, nhưng chúng ta phân biệt nó so với các phương pháp quan sát khác, bởi vì phương pháp này chỉ tập trung vào một cá nhân duy nhất.
Nghiên cứu trường hợp có thể thú vị, nhưng nó cũng có những hạn chế lớn. Ví dụ, sau khi nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein qua đời, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra não bộ của ông và báo cáo về một số đặc điểm bất thường, chẳng hạn như tỷ lệ tế bào thần kinh đệm và tế bào thần kinh lớn hơn mức trung bình ở một phần bán cầu não trái của ông. Tuy nhiên, do các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hàng chục khía cạnh khác trong bộ não của của Einsten, và việc tìm thấy một vài đặc điểm bất thường, hầu như khó có thể gây ra ngạc nhiên và cũng có thể những đặc điểm này có thể không liên quan đến khả năng khoa học của Einstein (Hines, 2014). Trừ khi ai đó báo cáo các đặc điểm tương tự trong não của các nhà khoa học lỗi lạc khác cũng có những đặc điểm tương tự như vậy, nên trước khi có những nghiên cứu đó, chúng ta không nên đưa ra kết luận.
Khảo sát
Khảo sát là một cuộc nghiên cứu về mức độ phổ biến về một số niềm tin, thái độ hoặc hành vi nhất định dựa trên câu trả lời cảu mọi người đối với các câu hỏi. Bất kể nghề nghiệp của bạn là gì, một lúc nào đó bạn có thể sẽ cần thực hiện một cuộc khảo sát về nhân viên, khách hàng, hàng xóm hoặc các đồng nghiệp của một tổ chức. Bạn cũng sẽ thường xuyên đọc và nghe về các kết quả khảo sát. Do vậy, bạn nên biết các cách mà kết quả khảo sát được tiến hành, từ đó biết đươc kết quả của các khảo sát này là có ích hoặc là thông tin sai..
Lấy mẫu. Sampling
Lấy một mẫu ngẫu nhiên hoặc đại diện là quan trọng trong bất kỳ nghiên cứu nào, nhưng đặc biệt với các cuộc khảo sát. Năm 1936, tờ Literary Digest đã gửi 10 triệu tấm bưu thiếp, hỏi mọi người về sự bầu cử cho vị trí tổng thống Hoa Kỳ. Trong số 2 triệu phản hồi, 57% thích ứng cử viên Đảng Cộng hòa, Alfred Landon.
Cuối năm đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ, Franklin Roosevelt, đã đánh bại Landon với tỷ số cách biệt. Tại sao cuộc khảo sát lại sai như vậy? Vấn đề là ở chỗ, tờ báo Literary Digest đã chọn lấy những cái tên từ danh bạ điện thoại và danh sách đăng ký ô tô để gửi 10 triệu tấm bưu thiếp của mình, qua đó thu về kết quả có vẻ “khả quan” cho ứng cử viên Landon. Tuy nhiên, vào năm 1936, gần cuối cuộc Đại suy thoái, có rất ít người có điện thoại và ô tô, và chủ yếu họ là những người nghèo (và phần lớn có lẽ là theo Đảng Dân chủ), cho nên kết quả thu được từ những dự đoán ủng hộ, có thiên hướng chỉ về những người sở hữu ô tô và điện thoại mà loại đi một lượng lớn thành phần dân số không sở hữu chúng, dẫn ra một kết quả khảo sát thiếu chính xác.
Mức độ nghiêm túc của những người được phỏng vấn. The Seriousness of Those Being Interviewed
Khi tham gia một cuộc khảo sát, bạn cân nhắc kỹ câu trả lời của mình như thế nào? Trong một cuộc phỏng vấn, chỉ 45% số người được hỏi cho biết họ tin vào sự tồn tại của sự sống thông minh ở các hành tinh khác. Tuy nhiên, một vài câu hỏi sau đó trong cuộc khảo sát, 82 % nói rằng họ tin rằng chính phủ Hoa Kỳ đang “che giấu bằng chứng về sự sống thông minh trong không gian” (Emery, 1997). Như vậy, có phải 37% người dân thực sự nghĩ rằng chính phủ Hoa Kỳ đang che giấu bằng chứng về một điều gì đó mà thực sự không tồn tại? Hay họ trả lời bừa mà không suy nghĩ nhiều?
Đây là một ví dụ khác: Bạn muốn xem lại chương trình nào sau đây trên truyền hình? Xếp hạng các lựa chọn của bạn từ cao (1) đến thấp nhất (10).
___South Park ___Xena: Warrior Princess
___Lost ___The X-Files
___Cheers ___House
___Seinfeld ___Space Doctor
___I Love Lucy ___Homicide
Khi tôi thực hiện cuộc khảo sát này với các sinh viên của mình tại Đại học North Carolina, gần như tất cả đều làm đúng như những gì tôi yêu cầu — họ xếp các chương trình, bao gồm cả Space Doctor, một chương trình chưa từng tồn tại trên tivi. Ngạc nhiên thay, có hơn 10 % đánh giá nó trong năm lựa chọn ở hàng đầu và một số ít khác xếp chương trình này là lựa chọn hàng đầu của mình. (Cuộc khảo sát này được lấy cảm hứng từ một tập phim cũ của Candid Camera, trong đó những người phỏng vấn hỏi mọi người ý kiến của họ về một chương trình không hề tồn tại có tên Space Doctor và nhận được nhiều câu trả lời khá tự tin.)
Tất nhiên, những sinh viên xếp hạng Space Doctor không làm gì sai. Tôi yêu cầu họ xếp hạng các chương trình, và họ đã làm như vậy. Lỗi thuộc về bất kỳ ai giải thích kết quả khảo sát đó như thể kết quả đại diện cho các ý kiến có đầy đủ thông tin.
Cách sắp xếp từ ngữ của câu hỏi. The Wording of the Questions
Hãy bắt đầu với một mô tả ngắn. Vui lòng trả lời hai câu hỏi sau:
- Tôi phản đối tăng thuế.
1 2 3 4 5 6 7
Strongly agree Strongly disagree
- Tôi tập không bao giờ nói dối.
1 2 3 4 5 6 7
Strongly agree Strongly disagree
Bây giờ hãy che những câu trả lời đó và trả lời những câu hỏi tương tự sau:
- Tôi sẵn sàng trả thêm vài đô la tiền thuế để mang lại nền giáo dục chất lượng cao cho tất cả trẻ em.
1 2 3 4 5 6 7
Strongly agree Strongly disagree
- Giống như tất cả mọi người, tôi thỉnh thoảng nói một lời nói dối vô hại.
1 2 3 4 5 6 7
Strongly agree Strongly disagree
Hầu hết các sinh viên trong một nghiên cứu cho thấy, họ sự đồng ý với tất cả bốn mục khảo sát đưa ra (Madson, 2005). Nhưng rất lưu ý rằng, mục 1 trái ngược với 3, và mục 2 trái ngược với 4. Bạn không thể vừa phản đối việc tăng thuế và cùng lúc ủng hộ việc tăng thuế. Bạn không thể luôn luôn trung thực và thỉnh thoảng nói dối. Tuy nhiên, từ ngữ của một câu hỏi thay đổi nội hàm của nó. Câu hỏi 3 nói về việc tăng thuế “thêm một vài đô la” vì một lý do xứng đáng. Điều đó khác với việc tăng thuế với số tiền không xác định, không rõ lý do. Tương tự, tùy thuộc vào hàm ý của bạn khi nói “lời nói dối vô hại”, bạn có thể thỉnh thoảng nói dối vô hại với một người trong khi vẫn khăng khăng rằng bạn “luyện tập để không bao giờ nói dối”. Vấn đề là ai đó có thể làm thiên lệch câu trả lời của bạn theo cách này hay cách khác bằng cách sắp xếp lại từ ngữ của một câu hỏi.
Đây là một ví dụ khác. Hãy tưởng tượng bạn là thẩm phán trong một vụ ly hôn, bạn phải quyết định quyền nuôi con cho phụ huynh A hay phụ huynh B. Đừng bận tâm xem phụ huynh nào là cha và phụ huynh nào là mẹ. Phụ huynh A đạt yêu cầu về mọi mặt, nhưng không xuất sắc. Phụ huynh B có một số mặt rất tích cực và rất tiêu cực. B có nhà cửa tốt hơn, thu nhập cao hơn và mối quan hệ thân thiết hơn với đứa trẻ. Tuy nhiên, B cũng phải thực hiện nhiều công việc liên quan đến đi lại và gặp một số vấn đề nhỏ về sức khỏe. Bạn sẽ trao quyền giám hộ cho phụ huynh nào? Hầu hết mọi người đều trả lời B. Tuy nhiên, nếu được hỏi bạn sẽ từ chối quyền nuôi con với phụ huynh nào, một lần nữa, hầu hết mọi người trả lời B. Thuật ngữ trao thưởng khiến mọi người tập trung vào những mặt tích cực và từ chối khiến mọi người nhấn mạnh những tiêu cực, dẫn đến một kết quả khác nhau (Shafir, 1983).
Tóm lại, lần tới khi bạn nghe kết quả của một cuộc khảo sát nào đó, hãy hỏi cách diễn đạt sắp xếp từ ngữ câu hỏi và những lựa chọn được đưa ra. Ngay cả một cách diễn đạt sắp xếp từ ngữ hơi khác một chút cũng có thể mang lại một tỷ lệ phần trăm khác.
Thiên kiến của nhà khảo . Surveyor Biases
Đôi khi, một tổ chức sử dụng các câu hỏi của một cuộc khảo sát để khuyến khích những câu trả lời mà họ hy vọng sẽ nhận được. Theo một cuộc khảo sát năm 1993, 92% nam sinh trung học và 98% nữ sinh trung học cho biết họ là nạn nhân của quấy rối tình dục (Shogren, 1993). Sốc thật, đúng không? Tuy nhiên, có lẽ những người thiết kế cuộc khảo sát muốn chỉ ra rằng nạn quấy rối tình dục đang tràn lan mà thôi. Cuộc khảo sát đã định nghĩa quấy rối tình dục bởi một danh sách dài các hành vi, từ những hành vi phạm tội lớn (ví dụ: bị ai đó xé quần áo của bạn ở nơi công cộng) đến những hành vi khó chịu nhỏ hơn. Đối với bài kiểm tra, nếu bạn không thích một số hình vẽ bậy về tình dục trên tường nhà vệ sinh, thì bạn cũng có thể coi mình đang bị quấy rối tình dục. Hay nếu bạn cố gắng làm cho mình trông hấp dẫn về mặt tình dục (như hầu hết thanh thiếu niên đều làm, đúng không?) Và sau đó thu hút ánh nhìn khêu gợi từ một người mà bạn không muốn thu hút, thì cái nhìn chằm chằm đó cũng có thể bị coi là quấy rối tình dục chẳng hạn. (Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng về những người nói rằng họ không bị quấy rối tình dục. Chẳng lẽ tất cả những người không nhận là mình bị quấy rối tình dục, họ đều thích tất cả những hình vẽ bậy trên tường nhà vệ sinh? Chưa ai nhìn họ theo kiểu ham muốn tình dục? Điều đó thật buồn.) Quấy rối tình dục, tất nhiên, là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng một cuộc khảo sát kết hợp thành một danh sách trộn lẫn dài các hành vi nghiêm trọng và nhỏ về quấy rối tình dục, có thể gây hiểu lầm cho người tiếp nhận thông tin và đánh giá sai về thực trạng khảo sát.
▼ Hình 2.7 cho thấy kết quả của hai cuộc khảo sát được thực hiện trên một nhóm dân số giống nhau trong cùng một thời điểm. Vấn đề được khảo sat1t là liệu các tế bào gốc lấy từ bào thai bị phá bỏ có thể được sử dụng trong nghiên cứu y học hay không. Câu hỏi bên trái được viết bởi một tổ chức phản đối việc phá thai và nghiên cứu tế bào gốc. Câu hỏi bên phải được đưa ra bởi một tổ chức trung lập hoặc thuận lợi cho việc nghiên cứu tế bào gốc (Public Agenda, 2001). Như bạn có thể thấy, từ ngữ của câu hỏi ảnh hưởng đến câu trả lời.
Một số cuộc khảo sát kỳ quặc chỉ đơn thuần nhằm phản ánh thực tế là mọi người đã không xem xét các câu hỏi một cách nghiêm túc hoặc không hiểu các câu hỏi.
▲ Hình 2.7 Câu hỏi bên trái khiến hầu hết mọi người bày tỏ quan điểm đối lập.Trong khi đó, câu hỏi ở bên phải, được diễn đạt theo một cách khác, lại khiến hầu hết mọi người bày tỏ sự ủng hộ.
Tế bào gốc là những tế bào cơ bản mà từ đó có thể phát triển thành tất cả các mô và cơ quan của người. Do vậy, Quốc hội đang xem xét liệu có cung cấp kinh phí liên bang cho các thí nghiệm sử dụng tế bào gốc từ phôi người hay không. Các phôi sống sẽ bị phá hủy trong tuần phát triển đầu tiên của chúng để có được những tế bào này. Bạn ủng hộ hay phản đối việc sử dụng tiền thuế liên bang của mình cho những thí nghiệm như vậy?
Đôi khi các phòng khám vô sinh, họ tạo ra một dư lượng trứng đã thụ tinh, còn được gọi là các phôi, và các phôi này không được cấy vào tử cung của phụ nữ. Những phôi thừa này hoặc bị loại bỏ, hoặc các cặp vợ chồng có thể hiến tặng chúng để sử dụng trong nghiên cứu y học gọi là nghiên cứu tế bào gốc. Một số người ủng hộ nghiên cứu tế bào gốc, nói rằng đó là một cách quan trọng để tìm ra phương pháp điều trị cho nhiều loại bệnh. Những người khác phản đối nghiên cứu tế bào gốc, nói rằng sử dụng bất kỳ phôi người nào cho mục đích nghiên cứu là sai. Còn bạn thì sao – bạn ủng hộ hay phản đối nghiên cứu tế bào gốc?
Nghiên cứu tương quan
Loại nghiên cứu khác là nghiên cứu tương quan. Mối tương quan là một đại lượng đo lường mối quan hệ giữa hai biến số. (một biến số là bất cứ điều gì có thể đo lường khác biệt giữa các cá nhân, chẳng hạn như tuổi, số năm học, hoặc tốc độ đọc sách.) Trong một nghiên cứu tương quan, các nhà nghiên cứu đo lường mối quan hệ giữa hai biến số mà không kiểm soát bất kỳ biến số nào trong số đó. Ví dụ, người ta có thể đo lường mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng của mọi người, hoặc giữa điểm số trên bảng câu hỏi về tính cởi mở và số lượng bạn bè của một người.
Hệ số tương quan/ The Correlation Coefficient
Một số cặp biến trong nghiên cứu khoa học, có liên quan chặt chẽ hơn những cặp khác. Để đo lường độ mạnh tương quan, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan, là một ước tính toán học về mối quan hệ giữa hai biến. Hệ số tương quan bằng 0 cho thấy không có mối quan hệ nhất quán. Hệ số +1 hoặc -1 chỉ ra một mối quan hệ hoàn hảo — nghĩa là, nếu bạn biết giá trị của một biến, bạn có thể dự đoán biến kia với độ chính xác hoàn hảo. (Trong tâm lý học, bạn có thể sẽ không bao giờ nhìn thấy hệ số tương quan +1 hoặc -1. Hệ số tương quan hoàn hảo.) Hệ số tương quan posi, chẳng hạn như +1, có nghĩa là khi một biến tăng, biến kia cũng tăng. Hệ số âm, chẳng hạn như -1, có nghĩa là khi một biến tăng, biến kia giảm. Tương quan tiêu cực cũng hữu ích như tương quan tích cực. Ví dụ, càng tập golf càng thường xuyên mà điểm số chơi golf của họ càng thấp, thì việc luyện tập chơi gôn có mối tương quan nghịch với điểm số. Ở các quốc gia mà người dân ăn nhiều hải sản hơn, bệnh trầm cảm ít phổ biến hơn, do đó, việc tiêu thụ hải sản có mối tương quan nghịch với bệnh trầm cảm, như thể hiện trong ▲ Hình 2.8 (Gómez-Pinilla, 2008).
▲ Hình 2.8 Mỗi dấu chấm đại diện cho một quốc gia. Giá trị dọc theo trục x cho biết lượng hải sản mà một người bình thường ăn trong một năm. Giá trị dọc theo trục y cho biết xác suất xuất hiện trầm cảm nghiêm trọng.Có thể thấy, khi tiêu thụ hải sản tăng lên, khả năng bị trầm cảm giảm.
Tương quan 0 chỉ ra rằng khi một biến tăng lên, biến kia không đồng thời tăng hoặc giảm. Mối tương quan gần 0 có thể có nghĩa là hai biến thực sự không có liên quan hoặc một hoặc cả hai biến đó được đo lường kém. Ví dụ, nếu bạn hỏi sinh viên rằng, khi họ mong muốn nỗ lực thật nhiều để học tốt ở trường thì phải làm như thế nào, thì có lẽ câu trả lời của họ mà bạn nhận được, liên quan với thành tích trong học thuật là gần như bằng không (Dompnier, Darnon, & Butera, 2009). Chẳng lẽ, điều này minh chứng rằng, động lực không quan trọng đối với sự thành công của trường? Cũng thật khó nói, khi mà ngay cả các sinh viên có động lực học tập nói về động lực học của họ, lại thật sự không giống như là cách mà họ đã thật sự thực hiện. Nếu một phép đo kém — trong trường hợp này là câu trả lời cho một số câu hỏi nhất định — chúng ta khó có thể mong đợi phép đo tương quan với bất kỳ điều gì.
▲ Hình 2.9 Trong các biểu đồ phân tán này, mỗi dấu chấm biểu thị số đo của hai biến cho một người. (a) Điểm của bài kiểm tra đầu tiên và điểm của bài kiểm tra cuối cùng (tương quan 5 10,72). (b) Số lần vắng mặt và điểm của bài thi cuối kỳ (tương quan 5 20,44). (c) Ba chữ số cuối của số An sinh xã hội và điểm của bài thi cuối kỳ (tương quan 5 20,08).
▼ Hình 2.9 cho thấy các biểu đồ phân tán cho ba mối tương quan (dữ liệu thực). Trong biểu đồ phân tán, mỗi dấu chấm đại diện cho một cá thể nhất định, với một phép đo cho cá nhân đó trên trục x (ngang) và một phép đo khác trên trục y (dọc). Trong Hình 2.9, mỗi dấu chấm đại diện cho một sinh viên trong một lớp tâm lý học nhập môn. Giá trị của học sinh đó dọc theo trục y thể hiện tỷ lệ phần trăm làm đúng trong bài kiểm tra cuối kỳ. Trong biểu đồ đầu tiên, các giá trị dọc theo trục x đại diện cho điểm của bài kiểm tra đầu tiên trong khóa học. Ở đây mối tương quan là 0.72, cho thấy có một mối tương quan khá mạnh. Hầu hết những học sinh học tốt trong bài kiểm tra đầu tiên cũng đã làm tốt trong bài kiểm tra cuối cùng, và hầu hết những học sinh kém trong bài kiểm tra đầu tiên cũng làm kém trong bài kiểm tra cuối cùng. Trong biểu đồ thứ hai, trục x biểu thị số lần vắng mặt trong số 38 cuộc họp lớp. Ở đây bạn thấy một mối tương quan là -0.44. Mối tương quan nghịch này chỉ ra rằng nhìn chung, những người vắng mặt nhiều hơn có điểm thi thấp hơn. Biểu đồ thứ ba cho biết điểm thi cuối kỳ liên quan đến ba chữ số cuối cùng của số An sinh xã hội của mỗi học sinh như thế nào. Và thật không ngạc nhiên, mối tương quan gần bằng 0. Nếu chúng tôi kiểm tra dữ liệu cho một nhóm học sinh lớn hơn, chắc chắn mối tương quan sẽ ngày càng gần với 0.
Tương quan ảo / Illusory Correlations
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã tìm ra được một mối tương quan, dù cho là nó không thực sự tồn tại. Ví dụ, nhiều người tin rằng tiêu thụ đường khiến trẻ em trở nên hiếu động hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu rộng cho thấy, ít có sự ảnh hưởng của đường đối với mức độ hoạt động, và thậm chí, trong một số nghiên cứu cho thấy rằng đường làm dịu hành vi của trẻ em (Milich, Wolraich, & Lindgren, 1986; Wolraich et al, 1994). Vậy tại sao nhiều người tin rằng đường khiến trẻ em tăng động? Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hai các bà mẹ với con trai từ 5 đến 7 tuổi, và nói với một nhóm rằng họ đã cho các con trai uống đường và nhóm kia rằng họ đã cho các con trai uống giả dược, một loại thuốc không có tác dụng dược lý nào cả . Nhưng thật ra, trên thực tế, họ đã cho cả hai nhóm trẻ em này uống giả dược. Kết quả quan sát cho thấy, những bà mẹ nghĩ rằng con trai của họ đã được cho ăn đường đánh giá con trai của họ hiếu động trong thời gian quan sát, trong khi những bà mẹ thuộc nhóm còn lại thì không (Hoover & Milich, 1994). Vậy ta có thể nói, mọi người chỉ nhìn thấy những gì mà họ mong đợi thấy được.
Khi mọi người mong đợi thấy được mối tương quan giữa hai sự kiện (ví dụ: lượng đường và mức độ hoạt động), họ sẽ nhớ về các trường hợp hỗ trợ mối liên hệ giữa hai biến này và bỏ qua các trường hợp ngoại lệ, do đó, họ đã tạo ra một mối tương quan ảo, một mối tương quan rõ ràng dựa trên những quan sát bình thường về những người không liên quan hoặc các sự kiện tương quan yếu. Trên thực tế, nhiều định kiến về các nhóm người trên thế giới, thường là những tương quan ảo.
Một ví dụ khác, hãy xem xét niềm tin phổ biến rằng trăng tròn ảnh hưởng đến hành vi của con người. Trong hàng trăm năm, nhiều người đã tin rằng những hành vi tội phạm và các loại rối loạn tâm thần, diễn ra phổ biến hơn vào đêm trăng tròn hơn là vào những thời điểm khác. Thậm chí còn có thuật ngữ lunacy (từ tiếng Latinh luna, có nghĩa là “mặt trăng”) ban đầu có nghĩa là bệnh tâm thần do trăng tròn. Một số sĩ quan cảnh sát cho rằng họ nhận được nhiều cuộc gọi hơn vào những đêm có trăng tròn, và một số nhân viên bệnh viện nói rằng họ có nhiều ca cấp cứu hơn vào những đêm đó. Tuy nhiên, việc xem xét cẩn thận dữ liệu và nghiên cứu chuyên sâu đã không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa các giai đoạn của mặt trăng với các hành vi tội phạm hoặc bệnh tâm thần (Raison, Klein, & Steckler, 1999; Rotton & Kelly, 1985). Vậy tại sao niềm tin này vẫn tồn tại? Mọi người ghi nhớ những sự kiện phù hợp với niềm tin và bỏ qua những sự kiện không phù hợp với niềm tin của họ.
Tương quan so với Nhân quả / Correlation vs Causation
“Tương quan không có nghĩa là nhân quả.” Bạn sẽ nghe thấy điều này đó lặp đi lặp lại trong tâm lý học và nhiều các lĩnh vực khác. Mối tương quan cho biết mức độ liên quan của hai biến số với nhau. Nhưng nó không cho chúng ta biết lý do tại sao chúng có liên quan với nhau. Nếu hai biến — chúng ta hãy gọi chúng là A và B — có tương quan thuận, có thể là A gây ra B, B gây ra A hoặc một số biến thứ ba, C, gây ra cả hai.
Ví dụ: lượng kem chống nắng mà mọi người sử dụng có tương quan thuận với khả năng mắc bệnh ung thư da của. Nhưng điều này có đồng nghĩa rằng, kem chống nắng có thể gây ung thư? Trên thực tế, số người rơi vào diện nguy cơ mắc ung thư da cao, nguyên nhân là do họ phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn, từ đó, cũng đồng thời sử dụng lượng kem chống nắng nhiều hơn.
Một ví dụ khác, nhận thấy cũng có một mối tương quan thuận giữa tần suất cha mẹ đánh con và mức độ trẻ có hành vi sai trái. Mối tương quan này có chỉ ra rằng đánh trẻ dẫn đến hành vi sai trái không? Hay hành vi sai trái dẫn đến đánh đòn? Tuy nhiên, còn một khả năng khác nữa, đó là cha mẹ, bản thân họ có di truyền quy định sự gia tăng hơn của các hành vi hung hăng dẫn đến việc đánh đòn, và con cái thừa hưởng những gen đó, dẫn đến hành vi sai trái. Bởi vì tất cả những lời giải thích này đều có thể xảy ra, chúng ta không thể đưa ra kết luận về quan hệ nhân quả ở đây được.
Bạn có thể thắc mắc “Vậy thì mối tương quan tốt là gì?”. Đầu tiên, các mối tương quan giúp chúng ta đưa ra các dự đoán. Thứ hai, các nghiên cứu tương quan mở đường cho việc đề cập thử nghiệm sau này có thể dẫn đến kết luận. Ví dụ: nếu chúng ta có thể thuyết phục một nửa số cha mẹ ngừng đánh đòn, chúng ta có thể xem liệu hành vi của con họ có cải thiện hay không.
▲ Hình 2.10 Mối tương quan chặt chẽ giữa trầm cảm và suy giảm giấc ngủ, khônghề cho chúng ta biết rằng có chăng trầm cảm có cản trở giấc ngủ, ngủ không ngon có dẫn đến trầm cảm hay không hay liệu có hay không một vấn đề khác dẫn đến cả trầm cảm và khó ngủ
Dưới đây là các ví dụ khác về lý do tại sao chúng ta không thể đưa ra kết luận về nguyên nhân và kết quả từ dữ liệu tương quan (xem thêm ▲ Hình 2.10):
- Bảo thủ chính trị tương quan với hạnh phúc. Những người bảo thủ chính trị tự đánh giá mình hạnh phúc hơn những người theo chủ nghĩa tự do (Napier & Jost, 2008), mặc dù những bản tự báo cáo có thể không hoàn toàn chính xác (Wojcik, Hovasapian, Graham, Motyl, & Ditto, 2015). Liệu có một mối tương quan tích cực giữa việc thận trọng và nó sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn không? Hay rằng hạnh phúc khiến bạn trở nên bảo thủ hơn? Suy cho cùng có lẽ cả hai đều không hẳn là đúng. Có thể những người có nền tảng ổn định về tài chính có nhiều khả năng trở thành người bảo thủ chính trị hơn và sống hạnh phúc hơn là những người nghèo.
- Theo một nghiên cứu, những người ngủ khoảng bảy giờ mỗi đêm ít có nguy cơ tử vong trong vòng vài năm sau đó hơn những người ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn (Kripke, Garfinkel, Wingard, Klauber, & Marler, 2002). Chúng ta có nên kết luận (như một số người đã làm) rằng ngủ quá nhiều làm suy yếu sức khỏe của bạn không? Đây là một giải pháp thay thế: Những người đang mắc các bệnh nan y, có xu hướng ngủ nhiều hơn những người khỏe mạnh. Vậy thì bệnh tật gây ra ngủ nhiều hơn là ngủ thêm gây ra bệnh. Hoặc có lẽ tuổi cao làm tăng khả năng mắc bệnh và khiến họ ngủ nhiều hơn. (Nghiên cứu bao gồm những khách thể độ tuổi từ thanh niên đến tuổi 101.)
Bây giờ, hãy để tôi nói với bạn một bí mật nhỏ bị che giấu: Trong một số trường hợp hiếm hoi, các mối tương quan có bao hàm nguyên nhân và kết quả. Đó là một “bí mật nhỏ bẩn thỉu” bởi vì các giáo sư muốn sinh viên tránh các kết luận nguyên nhân và kết quả từ các mối tương quan, và đề cập đến các trường hợp ngoại lệ có thể mang tới những rủi ro. Tuy nhiên, hãy xem xét thực tế rằng mọi người nói chung có tâm trạng tốt hơn khi thời tiết đẹp (Keller et al, 2005). Một giải thích có thể xảy ra là thời tiết thay đổi tâm trạng của bạn. Có khả năng nào khác không? Tâm trạng của bạn thay đổi thời tiết? Chắc chắn là không. Có thể điều gì đó khác kiểm soát cả thời tiết và tâm trạng của bạn? Nếu vậy thì sao? Trong trường hợp không có giả thuyết nào khác, chúng tôi kết luận rằng thời tiết làm thay đổi tâm trạng của bạn. Ngoài ra, hãy xem xét tần suất một đại diện quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu cho một vị trí ủng hộ nữ quyền (theo định nghĩa của Tổ chức Phụ nữ Quốc gia) tương quan với số lượng phụ nữ mà đại diện đó có (Washington, 2006). Không thể ngờ rằng, hồ sơ bỏ phiếu của một người sẽ ảnh hưởng đến giới tính của con cái họ. Rất có thể việc nuôi con gái có thể ảnh hưởng đến quan điểm chính trị. Một lần nữa, kết quả gợi ý nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên, điểm mấu chốt vẫn là: Chúng ta hầu như luôn luôn phải giữ thái độ nghi hoặc về những kết luận nhân quả mà bất cứ ai rút ra từ một nghiên cứu tương quan.
Kiểm tra kiến thức:
|
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.