Một quan điểm khác về tính cách đó là Tâm lý học Nhân Văn – Humanistic Psychology, tập trung vào vùng ý thức, giá trị và niềm tin trừu tượng, bao gồm các trải nghiệm tinh thần và những niềm tin mà con người chấp nhận sống và chết vì nó. Theo các nhà Tâm lý học Nhân Văn, tính cách phụ thuộc vào những niềm tin và nhận thức của mọi người về thế giới. Nếu bạn tin rằng có một trải nghiệm đặc biệt nào đó có ý nghĩa quan trọng, thì nó đã thực sự có ý nghĩa rất lớn.
Chỉ bằng cách hỏi bạn về cách diễn giải và đánh giá các sự kiện trong cuộc sống, một nhà tâm lý học có thể hiểu được bạn. (Trong thần học, một người theo chủ nghĩa Nhân Văn tôn vinh tiềm năng của con người, nhìn chung là phủ nhận hoặc không nhấn mạnh đến một Đấng tối cao. Thuật ngữ Nhà tâm lý học nhân văn không ngụ ý nói đến niềm tin tôn giáo của người đó).
Tâm lý học Nhân Văn xuất hiện vào những năm 1950 và 1960 như một làn sóng phản đối chống lại thuyết hành vi và thuyết phân tâm – các quan điểm tâm lý đang thống trị thời kỳ này. Các nhà hành vi học và phân tâm học thường ít nhấn mạnh các khía cạnh cao quý về suy nghĩ và hành động của con người, trong khi các nhà Tâm lý học Nhân Văn xem coi mọi người về cơ bản là tốt đẹp và nỗ lực để đạt được tiềm năng của họ. Ngoài ra, mặc dù có những khác biệt giữa thuyết hành vi và thuyết phân tâm, cả hai đều giả định thuyết tất định (niềm tin rằng mỗi hành vi đều có nguyên nhân) và thuyết giản lược (nỗ lực giải thích hành vi theo các yếu tố cấu thành của nó). Các nhà Tâm lý học Nhân Văn không cố giải thích hành vi theo các thành phần hoặc nguyên nhân tiềm ẩn của nó. Họ cho rằng con người tự do đưa ra những quyết định có cân nhắc và ý thức. Ví dụ, con người có thể cống hiến hết mình vì một mục đích cao cả, hi sinh hạnh phúc của bản thân hoặc liều mạng vì điều đó. Đối với một nhà Tâm lý học Nhân Văn, mô tả hành vi như vậy cho những tác nhân củng cố hoặc quá trình suy nghĩ vô thức là không chính xác.
Tâm lý học Nhân Văn có những điểm chung với Tâm lý học Tích Cực, đó là cả hai đều nhấn mạnh các yếu tố làm cho cuộc sống có ý nghĩa và ngập tràn niềm vui. Tuy nhiên, cả hai lĩnh vực theo đuổi các phương pháp khác nhau. Trong khi các nhà nghiên cứu trong Tâm lý học Tích Cực dựa vào các bảng khảo sát, thực nghiệm … để tìm ra những đặc điểm chung, các nhà Tâm lý học Nhân Văn ghi chép những lời tự sự của từng cá nhân, sử dụng các phương pháp giống như người viết tiểu sử hơn là một nhà khoa học.
Carl Rogers và quan điểm tích cực vô điều kiện
(Photo: Verywellmind)
Carl Rogers là một nhà Tâm lý học Nhân Văn có nhiều ảnh hưởng nhất. Ông đã nghiên cứu thần học trước khi chuyển sang tâm lý học, và ảnh hưởng của những nghiên cứu ban đầu rõ ràng trong quan điểm của ông về bản chất con người. Rogers (1980) coi bản chất của con người về cơ bản là tốt đẹp. Theo Rogers, việc con người đạt được sự ưu tú là điều tự nhiên như việc cây cối phát triển.
Con người đánh giá bản thân và hành động của họ ngay khi sinh ra. Họ phát triển một khái niệm về bản thân – self concept – hình ảnh về những gì thực sự diễn ra bên trong họ, và một cái tôi lý tưởng – ideal self – hình ảnh về những gì họ muốn trở thành. Rogers đo lường khái niệm bản thân và cái tôi lý tưởng bằng cách đưa cho ai đó một tập thẻ có chứa những câu như “Tôi trung thực” “Tôi nghi ngờ người khác.” Sau đó người này sẽ sắp xếp những câu này theo vào nhóm “nói đúng” hoặc “không đúng về tôi” hoặc sắp xếp thành một chuỗi theo mức độ từ “đúng về tôi nhất” cho đến “ít đúng về tôi nhất “(Phương pháp này được biết như là Q-sort). Sau đó Rogers cung cấp một tập thẻ giống hệt và yêu cầu người đó chia thành 2 tập: “Đúng với cái tôi lý tưởng” và” không đúng với bản thân lý tưởng”. Bằng cách này, ông có thể so sánh khái niệm về bản thân của một người so với cái tôi của anh ta. Những người thấy được sự mâu thuẫn giữa hai nhóm này nhìn chung thường cảm thấy đau khổ. Các nhà Tâm lý học Nhân Văn cố gắng giúp đỡ mọi người vượt qua vấn đề của mình bằng cách cải thiện khái niệm bản thân hoặc thay đổi cái tôi lý tưởng ở họ.
Để thúc đẩy phúc lợi của con người, Rogers khẳng định rằng con người nên liên hệ lẫn nhau bằng một sự tôn trọng tích cực vô điều kiện – unconditonal positive regard, một mối quan hệ và Thomas Harris (1967) mô tả là “Tôi OK – bạn OK”. Sự tôn trọng tích cực vô điều kiện là chấp nhận hoàn toàn không phán xét một người nào đó, giống như tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Nếu bạn có được sự tôn trọng tích cực vô điều kiện, dù bạn có thể không chấp nhận hành động hoặc ý định của ai đó, bạn sẽ vẫn chấp nhận và yêu thương người đó. (Quan điểm này giống với lời khuyên của Cơ đốc giáo đó là “Ghét tội lỗi nhưng yêu thương tội nhân”). Một cách thức khác đó là sự tôn trọng tích cực có điều kiện – đó là thái độ “Tôi sẽ chỉ thích bạn nếu…” Những người mà được đối xử bởi sự tôn trọng tích cực có điều kiện cảm thấy dè dặt về việc cởi mở bản thân với những ý tưởng hoặc hành động mới vì sợ mất đi sự ủng hộ từ người khác.
:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/abraham-harold-maslow--psychologist-517324528-59c14378845b340011247ba2.jpg)
Abraham Maslow & Tính cách tự hiện thực hóa bản thân
Abraham Maslow, một nhà Tâm lý học Nhân Văn khác, cho rằng hầu hết các nhà tâm lý học tập trung vào rối loạn tính cách, cho rằng tính cách đó bình thường hoặc tệ hơn mức bình thường. Maslow khẳng định, như Alfred Adler đã nói, tính cách cũng có thể trở nên tốt đẹp hơn mức bình thường. Ông nhấn mạnh sự hiện thực hóa bản thân – selfactualization, việc đạt được trọn vẹn tiềm năng của con người.
Khái niệm hiện thực hóa bản thân giống như khái niệm về phấn đấu để đạt được tính ưu thế của Adler. Thực tế, Adler có ảnh hưởng rõ ràng đến Rogers và Maslow. Thuật ngữ “quan tâm xã hội vô điều kiện” của Adler là tiền thân của sự tôn trọng tích cực vô điều kiện.
Bước đầu để mô tả tính cách hiện thực hóa bản thân, Maslow đã lập danh sách những người theo quan điểm của ông là đang phát huy được tiềm năng lớn của mình. Danh sách của ông bao gồm những người ông biết rõ về cá nhân cũng như một số người khác trong lịch sử. Ông tìm cách khám phá xem liệu họ có điểm chung gì hay không.
Theo Maslow (1962, 1971), những người đã hiện thực hóa bản thân (hoặc đang hiện thực hóa bản thân), tính cách của họ thể hiện những đặc điểm sau:
- Có nhận thức đúng đắn về thực tại: Họ nhận thức được thế giới như nó vốn có, không phải theo cách họ muốn. Họ chấp nhận sự không chắc chắn và mơ hồ.
- Có sự độc lập, sáng tạo và sự chủ động: Họ ra các quyết định riêng mình, thậm chí cả khi người khác có quan điểm trái chiều
- Chấp nhận bản thân và người khác: đối xử với mọi người với sự tôn trọng tích cực vô điều kiện.
- Quan điểm tập trung vào vấn đề hơn là tập trung vào bản thân: họ nghĩ về cách giải quyết vấn đề chứ không phải cách làm thế nào để bản thân trông có vẻ tốt đẹp hơn. Họ tập trung vào các vấn đề triết học hoặc chính trị quan trọng, không chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề thường ngày.
- Niềm vui của cuộc sống: Họ sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm tích cực, bao gồm “trải nghiệm đỉnh cao” khi họ cảm thấy thực sự mãn nguyện và hài lòng.
- Có khiếu hài hước.
Các nhà phê bình lưu ý rằng, bởi vì mô tả của Maslow dựa vào các mẫu lựa chọncủa chính ông, nó có thể đơn giản phản ánh các đặc điểm mà ông ưu tiên. Nghĩa là, lý luận của ông giống như một vòng tròn: Ông xác định rõ một số người nhất định là đã tự hiện thực hóa bản thân và sau đó hỏi xem họ có điểm chung nào để đưa ra định nghĩa về “tự hiện thực hóa”. Trong bất kỳ trường hợp nào, Maslow nhấn mạnh quan điểm rằng tính cách lành mạnh giống với một thứ gì đó hơn là việc không mắc rối loạn tâm lý nào.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.