Suy giảm trí nhớ ở bệnh Alzheimer

Một chứng rối loạn phổ biến hơn là Alzheimer (AHLTZ hime-ers), một tình trạng chủ yếu xảy ra ở tuổi già, đặc trưng là việc mất trí nhớ ngày càng nghiêm trọng, lú lẫn, trầm cảm, rối loạn suy nghĩ và giảm khả năng chú ý. Mặc dù một số gen có liên quan đến việc mắc bệnh Alzheimer trước năm 60 tuổi, hầu hết các trường ca mắc bệnh muộn hơn (phổ biến hơn nhiều) không liên quan đến bất kỳ đột biến di truyền nào. Một lời giải thích khả dĩ hơn nằm ở biểu sinh học – nghĩa là, những thay đổi trong biểu hiện của các gen (De Jager và cộng sự, 2014; Lunnon và cộng sự, 2014). Các yếu tố môi trường đóng vài trò quan trọng, mặc dù việc này chưa được tìm hiểu rõ. Người Yoruba ở Nigeria hầu như không bao giờ mắc bệnh Alzheimer, ngay cả khi họ có các gen đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer đối với người Mỹ (Hendrie, 2001). Dù chưa biết khía cạnh nào trong văn hóa của họ bảo vệ họ trước căn bệnh Alzheimer, nhưng chế độ ăn uống cũng là một khả năng.
Bệnh Alzheimer được phát hiện bởi sự tích tụ của các protein có hại trong não và sự suy giảm của các tế bào não, làm suy giảm sự hưng phấn và sự chú ý. Các vấn đề về trí nhớ bao gồm cả chứng quên ngược chiều và chứng quên thuận chiều. Tình trạng thay đổi tùy theo thời điểm, tùy thuộc vào mức độ tỉnh táo (Palop, Chin, & Mucke, 2006). Đôi khi một tách cà phê hoặc đi bộ nhanh sẽ giúp tăng lưu lượng máu.
Bởi vì các khu vực bị tổn thương bao gồm hồi hải mã và vỏ não trước trán, vậy nên sự thiếu hụt trí nhớ của những người mắc bệnh Alzheimer sẽ có sự trùng lặp với những bệnh nhân H. M. và những bệnh nhân mắc hội chứng Korsakoff. Hỗn hợp các vấn đề về trí nhớ của họ do sự giảm hứng thú và sự chú ý nói chung. Sự kích thích yếu và suy giảm khả năng chú ý làm suy giảm hầu hết mọi khía cạnh của trí nhớ. Tuy nhiên, giống như H. M., theo quy luật, họ có thể học các kỹ năng mới, chẳng hạn như cách sử dụng điện thoại di động (Lekeu, Wojtasik, Van der Linden, & Salmon, 2002).
Kiểm tra nội dung đã học
- Những loại trí nhớ nào bị suy giảm ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer?
Câu trả lời
- Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer’s bị suy yếu ở hầu hết các loại trí nhớ, mặc dù họ có thể học các kỹ năng mới (trí nhớ phương thức).
Chứng hay quên ở thời thơ ấu
Chúng ta sẽ kết thúc chương này với một kiểu mất trí nhớ mà tất cả chúng ta đều trải qua. Bạn nhớ được bao nhiêu từ khi bạn 6 tuổi? 4 tuổi? 2 Tuổi ? Hầu hết một vài ký ức vụn vặt về thời thơ ấu là do nghe người lớn kể lại (Bauer, Wenner, & Kroupina, 2002; Nelson & Fivush, 2004). Sự khan hiếm của các ký ức chi tiết những năm đầu đời được gọi là chứng hay quên ở trẻ sơ sinh.
Sigmund Freud kêu gọi sự chú ý đến hiện tượng này bằng một gợi ý kích động rằng chúng ta đè nén (nghĩa là cấm ý thức) tất cả những ký ức từ thời thơ ấu bởi vì rất nhiều trong số chúng có bản chất của sự quấy rối tình dục. Không có nhiều nhà tâm lý học ngày nay coi trọng lý thuyết đó. Những người quan sát trẻ nhỏ thỉnh thoảng ghi nhận những dấu hiệu liên quan đến tình dục, nhưng hầu như không đủ để lại sang chấn cho giai đoạn đó.
Sau đó, các nhà tâm lý học đã đề xuất một số giả thuyết về lý do tại sao trẻ nhỏ không hình thành được ký ức dài hạn. Đề xuất này là những ký ức chi tiết dài hạn cần “cảm giác về cái tôi” được phát triển ở độ tuổi từ 3 đến 4 (Howe & Courage, 1993). Một ý kiến khác cho rằng đồi hải mã, được biết đến là quan trọng đối với trí nhớ chi tiết, phát triển chậm, vì vậy những ký ức trong những năm tháng đầu đời không được lưu trữ tốt (Moscovitch, 1985). Tuy nhiên, những đề xuất này đang trả lời sai câu hỏi, cố gắng giải thích tại sao trẻ nhỏ không hình thành ký ức lâu dài. Nhưng rõ ràng trẻ nhỏ có hình thành ký ức dài hạn. Lời giải thích của Freud nghe có vẻ phi lý, nhưng ông đã đặt ra câu hỏi đúng: Tại sao chúng ta lại quên đi những ký ức đã hình thành trong thời thơ ấu?
Trẻ ba và bốn tuổi nhớ rõ bữa tiệc sinh nhật cuối cùng của chúng, lễ Giáng sinh hoặc các lễ kỷ niệm khác, và các sự kiện khác từ nhiều tháng trước. Một đứa trẻ 2 tuổi kể lại chi tiết về việc nằm viện 3 ngày khi nó được 5 tháng tuổi, mặc dù cha mẹ và ông bà của nó đã không nhắc lại về sự kiện đó (Solter, 2008). Tuy nhiên, một năm sau bé đã quên đi sự kiện đó. Các nhà nghiên cứu yêu cầu trẻ em từ 4 đến 13 tuổi kể lại những ký ức sớm nhất của chúng. Một số trẻ nhỏ nhất nhớ lại các sự kiện từ độ tuổi 2 và 3. Tuy nhiên, khi lớn lên, chúng quên đi những ký ức sớm nhất của mình. ▼ Hình 7.20 cho thấy khi trẻ lớn hơn, chúng ít có khả năng nhớ lại các sự kiện từ những năm tháng đầu đời của chúng như thế nào (Peterson, Warren, & Short, 2011). Trong một nghiên cứu khác, trẻ em 4 và 6 tuổi đã mô tả các sự kiện từ nhiều tháng trước. Một năm sau, chúng đã quên hầu hết những sự kiện đó (Morris, Baker-Ward, & Bauer, 2010).
▲ Hình 7.20 Trẻ em từ 4 đến 14 tuổi kể lại về ký ức chi tiết sớm nhất của chúng. Nói chung, những đứa trẻ lớn tuổi hơn khó nhớ lại những ký ức từ những năm tháng đầu đời hơn. Từ Peterson, Warren, & Short, 2011. Được phép sử dụng.
Các quá trình phản ứng hóa học làm giảm sự hình thành các tế bào thần kinh mới và khả năng học tập ở những con thú còn non, nhưng nó cũng làm giảm khả năng quên của chúng. Lợn Guinea có thời gian trưởng thành nhanh hơn hầu hết các loài động vật khác, chúng có khả năng đi lại và ăn thức ăn rắn ngay vào ngày đầu tiên. Chúng có tỷ lệ hình thành tế bào thần kinh ở vùng hải mã tương đối thấp và chúng không có xu hướng quên những ký ức ban đầu của mình. Nhìn chung, có vẻ như chúng ta đã có lời giải thích cho chứng hay quên ở trẻ nhỏ / trẻ sơ sinh: Sự hình thành nhanh chóng các tế bào thần kinh vùng hải mã mới trong giai đoạn đầu đời không chỉ thúc đẩy nhanh việc học mà còn thúc đẩy nhanh việc quên đi (Akers và cộng sự, 2014).
Kiểm tra nội dung vừa đọc
- Bằng chứng nào chỉ ra rằng chứng hay quên ở trẻ sơ sinh không phải do không thiết lập được ký ức dài hạn?
- Chuột và các loài khác cũng có biểu hiện quên đi những ký ức sớm nhất của chúng. Quan sát đó hỗ trợ hoặc mâu thuẫn với một số lý thuyết có thể có về chứng hay quên ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Câu trả lời
- Trẻ nhỏ nhớ những sự kiện đã xảy ra cách đây vài tháng, thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, theo thời gian họ mất đi những ký ức đó.
- Có vẻ là đáng ngờ khi giả sử rằng những con chuột vài tháng tuổi có được “cảm giác về cái tôi” mà chúng thiếu trước đó. Cũng có vẻ là đáng ngờ khi giả sử rằng khi những con chuật có những tưởng tượng đau thương về tình dục khiến chúng nó phải đè nén những ký ức về những trải nghiệm đầu đời. Tuy nhiên, một lời giải thích về sự trưởng thành của hệ thần kinh có ý nghĩa.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.