Anger and Related Emotions
(Photo: shutterstock.com)
Sự tức giận liên quan đến mong muốn gây ra đau đớn cho người khác hoặc đẩy người khác ra xa, thường là phản xạ do tin rằng ai đó làm đau bạn. Những người tham gia trong một nghiên cứu giữ một cuốn “nhật ký tức giận” trong một tuần (Averill, 1983). Có một mục tiêu biểu là, “Bạn cùng phòng của tôi chốt cửa để tôi ở ngoài khi tôi đi tắm.” Họ cũng mô tả cách họ phản ứng, như là, “Tôi đã nói chuyện với bạn về chuyện đó,” hoặc “Tôi chẳng làm gì.”
Các khảo sát khác nhau giữa các nền văn hóa cho thấy mọi người thường xuyên tức giận nhưng hiếm khi nghĩ tới việc sử dụng bạo lực (Ramirez, Santisteban, Fujihara, & Van Goozen, 2002). Chương 13 sẽ nói chi tiết hơn về hành vi hung hăng.
Sự tức giận, ghê tởm và sự khinh thường là các phản ứng đối với các kiểu xúc phạm khác nhau. Sự tức giận xảy ra khi ai đó xen vào quyền lợi hoặc mong đợi của bạn. Sự ghê tởm nghĩa đen là không thích + vị (disgust = dis (bad) + gust (taste). Trong tiếng anh, chúng ta thường sử dụng thuật ngữ này một cách lỏng lẻo nhưng theo nghĩa hẹp, ghê tởm đề cập đến một phản ứng đối với thứ gì đó khiến bạn cảm thấy bị nhiễm bẩn nếu bỏ vào miệng (Rozin, Lowery, et al., 1999). Hầu hết mọi người thấy ghê tởm với ý tưởng ăn phân hoặc côn trùng. Chúng ta cũng phản ứng ghê tởm đối với các xúc phạm đạo đức, như là việc một người lừa dối người khác (Chapman, Kim, Susskind, & Anderson, 2009; Danovitch & Bloom, 2009). Sau khi cảm thấy ghê tởm do một vị món ăn hoặc xúc phạm kinh khủng, mọi người có nhiều khả năng cảm thấy “cực kỳ ghê tởm” với xúc phạm đạo đức, do vậy rõ ràng là hai kiểu ghê tởm này thì liên quan chặt chẽ với nhau (Erskine, Kacinik, & Prinz, 2014; Herz, 2014). Sự khinh thường là một phản ứng với việc xâm phạm quy tắc xã hội, như là ai đó thiếu công bằng khi chia sẻ công việc hoặc đòi hỏi được ghi công vì điều người khác đã làm (Rozin, Lowery, et al., 1999).
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.