Sự tinh thông – Expertise

Thực hành, luyện tập, mài dũa nhưng cũng cần có tài năng

   Hiệu suất của chuyên gia là ấn tượng. Một số người hoàn thành các câu đố ô chữ khó nhất một cách nhanh chóng. Một số bác sĩ nhìn vào phim X-quang và nhận thấy ngay một có một dấu chấm biểu hiện của bệnh nghiêm trọng. Người khác có thể nhìn thấy một con chim trong tích tắc và xác định loài, giới tính và tuổi của nó. Các chuyên gia được sinh ra với khả năng như vậy, hay được rèn dũa hay mỗi thứ một chút?

   Trong các lĩnh vực đa dạng như cờ vua, thể thao và đàn violin, sự tinh thông đòi hỏi khoảng 10 năm luyện tập cường độ cao (ericsson & charness, 1994; ericsson, Krampe, & tesch-römer, 1993). Những người chơi vĩ cầm hàng đầu luyện tập ba đến bốn giờ mỗi ngày bắt đầu từ thời thơ ấu. Một vận động viên đẳng cấp thế giới dành hàng giờ đồng hồ để hoàn thiện các kỹ năng. Trong khi hầu hết những người chơi trung bình thích luyện tập những kỹ năng mà họ giỏi nhất, thì những người chơi giỏi nhất lại dành phần lớn thời gian luyện tập những gì họ yếu nhất. Họ cũng có xu hướng xen kẽ giữa thực hành kỹ năng này và kỹ năng khác (Holan, Williams, mcrobert, & Ford, 2014). Như đã thảo luận trong chương 7 (Trí nhớ), việc làm đa dạng phương pháp học của bạn trong một buổi học sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn.

   Tác giả người Hungari Laszlo Polgar đã chứng minh rằng hầu như bất kỳ ai cũng có thể đạt được sự tinh thông với đủ nỗ lực. Ông đã thực hiện những nỗ lực to lớn để nuôi dưỡng kỹ năng chơi cờ vua của ba cô con gái của mình. Cả ba người đều trở nên nổi bật, và một người, Judit, trở thành người phụ nữ đầu tiên và người trẻ nhất từng đạt đến vị trí đại kiến tướng (grand master).

   Dựa trên những kết quả này, người ta thường nói rằng sự tinh thông phụ thuộc vào 10.000 giờ luyện tập. Theo nghiên cứu sau này, quy tắc đó chỉ là một lượng được ước tính, bởi vì nó bỏ qua những khác biệt của các cá nhân (Macnamara, Hambrick, & Oswald, 2014). Hai người cùng thực hành một kỹ năng chẳng hạn như piano hoặc cờ vua trong cùng một số giờ thì không phải lúc nào cũng sẽ đạt được trình độ như nhau vào cuối giai đoạn. Trung bình, những người chơi cờ vua đạt đến cấp độ Master sau 11.000 giờ luyện tập, nhưng một số đạt đến cấp độ đó chỉ sau hơn 3.000 giờ, trong khi những người khác tích lũy hơn 25.000 giờ mà nhưng không thể đạt đến cấp độ này (Gobet & Campitelli, 2007). Nói chung, những người học nhanh hơn ở trường cũng phát triển sự tinh thông nhanh hơn (Campitelli & Gobet, 2011; Meinz & Hambrick, 2010). Ngoài ra, một vài nghìn giờ bắt đầu từ thời thơ ấu sẽ mang lại tác động lớn hơn so với số giờ tương tự ở tuổi trưởng thành (gobet & campitelli, 2007).

   Một yếu tố khác nữa đó là những người làm thành thạo một việc gì đó có nhiều khả năng phát triển mối quan tâm hơn những người khác và do đó dành đủ lượng thời gian cần thiết để cải thiện kỹ năng của họ. Hãy xem xét về lĩnh vực âm nhạc: nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các nhạc sĩ giỏi sẽ phân biệt cao độ, giai điệu và nhịp điệu tốt hơn (nghĩa là phát hiện sự khác biệt giữa các đối tượng). Có vẻ không có gì sai khi cho rằng việc luyện tập của họ đã cải thiện khả năng nhận biết âm thanh của họ. Tuy nhiên, có một cách giải thích khác nữa là những người ban đầu có thính giác tốt hơn có nhiều khả năng phát triển niềm yêu thích với âm nhạc hơn so với những người khác. Miriam Mosing và cộng sự đã so sánh hàng nghìn cặp sinh đôi trưởng thành. Họ phát hiện ra rằng ngay cả đối với những cặp song sinh, một người đã luyện tập chơi nhạc cụ rất chăm chỉ,  còn người kia hầu như không tập luyện, thì cả hai cặp song sinh đều giỏi như nhau trong việc phân biệt cao độ, giai điệu và nhịp điệu (Mosing, Madison, Pederson, Kuja-halkola, & Ullén, 2014). Vậy nên mặc dù không thể phủ nhận việc luyện tập giúp cải thiện kỹ năng chơi nhạc cụ của một người nào đó, tuy nhiên việc luyện tập lại không ảnh hưởng đáng kể đến thính giác. Lý do mà hầu hết các nhạc sĩ hàng đầu có khả năng nghe rất tốt đó là: những người nghe tốt có nhiều khả năng trở thành nhạc sĩ hơn những người trung bình khác.

   Để luyện tập một cách có hiệu quả, mọi người cần nhận được phản hồi dựa trên việc thực hành của họ (Kahneman & Klein, 2009). Các vận động viên ngay lập tức xem xét liệu thành tích của họ tốt hơn hay kém hơn so với lần thử trước đó, và họ so sánh với đồng nghiệp của họ như thế nào. Các lập trình viên máy tính nhận được những phản hồi tích cực: nếu họ lập trình một thứ nào đó một cách chính xác, nó sẽ hoạt động. Nếu họ mắc lỗi, máy tính sẽ bị treo hoặc thực hiện sai chức năng. Các nhà dự báo thời tiết cũng nhận được sự phản hồi chính xác và nhanh chóng. Những người nhận được phản hồi có chất lượng sẽ có cơ hội cải thiện khi luyện tập.

   Ngược lại, các nhà trị liệu tâm lý nhận được phản hồi kém mạnh mẽ. Với chứng trầm cảm và nhiều tình trạng khác, một số bệnh nhân sẽ cải thiện theo thời gian ngay cả khi không điều trị, trong khi những người khác sẽ vẫn gặp rắc rối trong thời gian dài dù có điều trị. Do đó, các nhà trị liệu chỉ nhận được phản hồi chậm và không đáng tin cậy về hiệu quả của các kỹ thuật mà họ thực hiện. Trung bình, các nhà trị liệu tâm lý biểu hiện rất ít sự cải thiện hoặc thậm chí không cải thiện trong nhiều năm kinh nghiệm (Tracey, Wampold, Lichtenberg, & Goodyear, 2014).

   Còn các chính trị gia thì sao? Họ có cải thiện nhờ luyện tập không? Họ nhất định đã cải thiện khả năng giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, đây chính một nhiệm vụ mà họ nhận được phản hồi chất lượng. Tuy nhiên, kinh nghiệm tại trụ sở không cải thiện đáng kể khả năng đưa ra quyết định đúng đắn về chính sách công của họ. (nếu đúng như vậy, thì chúng ta nên mong đợi các nhà hiến pháp giàu kinh nghiệm đồng ý với nhau trên các quan điểm.) Vấn đề ở đây đó là việc thiếu tính phản hồi: Khi chính phủ ban hành một chính sách, chúng ta hiếm khi biết được mọi thứ có thể tốt hơn hay tồi tệ nào nếu sử dụng chính sách này so với các chính sách khác.

Judit Polgar khẳng định niềm tin của cha cô rằng: những nỗ lực kéo dài có thể khiến cô trở thành một đại cao thủ cờ vua.

 

Nhận dạng mẫu thành thạo – Expert Pattern Recognition

Chính xác thì các chuyên gia làm gì để khiến họ khác biệt với những người khác? Về cơ bản, họ có thể nhìn vào một hình mẫu và nhận ra các đặc điểm quan trọng của nó một cách nhanh chóng.

Trong một thí nghiệm điển hình (De groot, 1966), các chuyên gia và người mới chơi cờ vua đã xem xét nhanh chóng các quân cờ trên bàn cờ, như trong Hình 8.18, và cố gắng nhớ lại các thế cờ. Khi các quân cờ được sắp xếp như chúng đang tham gia vào một trấn đấu thông thường, những người chơi chuyên nghiệp nhớ được 91% vị trí chính xác, trong khi những người mới tập chỉ nhớ được 41%. Tuy nhiên, khi các quân cờ được sắp xếp ngẫu nhiên, khả năng các chuyên gia và người mới chơi nhớ lại các vị trí là như nhau. Có nghĩa là, các chuyên gia nhìn chung không có trí nhớ siêu việt trong mọi bối cảnh, nhưng họ đã học cách nhận diện các hình thái phổ biến trên bàn cờ. (nhớ lại từ chương 7 khái niệm về Chunking, quy trình ghi nhớ nhóm một chùm đối tượng thành một đơn vị.)

   Một ví dụ khác đến từ môn bóng rổ. Hãy tưởng tượng bạn xem một video clip về một người nào đó thực hiện một quả ném phạt, nhưng clip đó bị bấm dừng lại trước khi trái bóng đến lưới. Bạn sẽ phải coi trái bóng trong clip gần đến mức nào thì mới có thể đoán được liệu quả bóng có đi qua vòng hay không? Hầu hết mọi người đều không chắc chắn cho đến khi quả bóng chạm đến đúng rổ. Người chơi bóng rổ chuyên nghiệp thường biết câu trả lời trước khi bóng rời khỏi tay người ném (Aglioti, Cesari, Romani, & Urgesi, 2008; ▼ Hình 8.19). Trong các lĩnh vực từ nhận dạng các loài chim, đọc tia X cho đến việc làm trọng tài các môn thể dục dụng cụ, các chuyên gia nhận diện các hình thái quan trọng gần như là ngay lập tức (Murphy & medin, 1985; Ste-marie, 1999; tanaka, curran, & Sheinberg, 2005).

▲ Hình 8.18 Người chơi cờ vua nhanh chóng xác định và ghi nhớ các quân cờ được sắp xếp giống như trong một trận đấu thông thường (a). Tuy nhiên, họ không giỏi hơn mức trung bình trong việc ghi nhớ một hình thái ngẫu nhiên (b).

▲ Hình 8.19 Người chơi bóng rổ chuyên nghiệp sẽ xác định được liệu bóng có vào rổ hay không trước khi bóng rời khỏi tay người ném. Những người bình thường như chúng ta sẽ cần thời gian hơn. 

 

Chuyển giao gần và chuyển giao xa – Near Transfer and Far Transfer

   Nếu bạn phát triển sự tinh thông trong một lĩnh vực, bạn sẽ thành thạo các lĩnh vực khác không? Giả định này là một điều đã cũ kĩ. Từ lâu, giáo dục đại học ở Anh và Hoa Kỳ tập trung vào nghiên cứu tiếng Latinh và Hy Lạp, dựa trên giả định rằng học chúng sẽ bổ sung những phương thức rèn luyện  giúp ích cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngày nay, chương trình dự bị y khoa yêu cầu học môn giải tích. Bạn có thường cho rằng các bác sĩ y khoa sử dụng phép tính giải tích không? cũng giống như tần suất họ sử dụng thiên văn học. Mục đích của việc học giải tích là để tăng cường khả năng tổng thể về trí tuệ, chỉ bằng cách tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ khó. Thực sự việc cơ chế này có hiệu quả hay không thì ta vẫn chưa thể chứng minh được. Nhiều người khuyên người già nên giải ô chữ và giải Sudoku để rèn luyện trí não. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm lại phát hiện ra rằng khi người lớn tuổi giải ô chữ, họ giải ô chữ tốt hơn, nhưng họ không thể nhớ tốt hơn nơi họ để chìa khóa (Salthouse, 2006).

   Các nhà tâm lý học cố gắng phân biệt giữa chuyển giao gần và chuyển giao xa (Barnett & Ceci, 2002). Chuyển giao gần – near transferviệc thu được lợi ích từ một kỹ năng mới dựa trên việc luyện tập một kỹ năng tương tự. Đây là một hiện tượng diễn ra mạnh mẽ và dễ giải thích. Chuyển giao xa – far transfer là việc thu được lợi ích từ việc thực hiện một kỹ năng nào đó ít tương tự hơn. Đây là một điều không hề đơn giản. Giả sử bạn học cách giải một bài tập như sau trong một khóa học vật lý: một đoàn tàu đi 25 mét / giây (m/s) thì vận tốc của nó tăng thêm 2 m/s mỗi giây. Nó sẽ đi nhanh bao nhiêu giây kể từ bây giờ? Để giải, bạn nhân 2 m/s với 10 giây (kết quả tăng thêm 20 m/s) và cộng nó với 25 m/s ban đầu, để có câu trả lời là 45 m/s. Bây giờ nếu bạn phải giải những bài tập mới về những chiếc xe tăng vận tốc một lượng nhất định nào đó trong một giây, bạn sẽ thực hiện được một cách dễ dàng. (Đó là chuyển giao gần). Nhưng sau đó bạn phải giải nhiệm vụ này: Tom nhận được khoản trợ cấp $ 2 mỗi tháng bắt đầu vào sinh nhật thứ sáu của anh ấy. Trợ cấp tăng thêm $ 0.20 mỗi tháng. Anh ấy sẽ nhận được bao nhiêu vào sinh nhật thứ 9 của mình? Đây là một ví dụ về chuyển nhượng xa và hầu hết mọi người đều cảm thấy khó giải quyết nhiệm vụ này (Bassok & Holyoak, 1989). Tất nhiên, bạn nhận ra điểm tương đồng với bài toán xe lửa bên trên: Bạn nhân 0.20 đô la / tháng với 12 tháng (tổng tiền tăng thêm là 2,40 đô la) và cộng nó với 2 đô la ban đầu, tổng cộng là 4,40 đô la.

   Chuyển giao xa có diễn ra, nhưng nó đòi hỏi thực hành kỹ năng đầu tiên trong một phạm vi rộng, và thậm chí chuyển giao xa diễn ra sau đó chỉ là một tác động nhỏ hoặc hiệu ứng không tương thích (Hertzog, 2009). Các trò chơi điện tử đòi hỏi sự tập trung, trí nhớ và việc lập kế hoạch giúp cải thiện sự tiến bộ trong bối cảnh học tập đối với trẻ em có thành tích kém (Goldin và cộng sự, 2014). Luyện tập trí nhớ hoạt động giúp tăng cường hiệu suất khi thực hiện nhiệm vụ sử dụng loại trí nhớ hoạt động khác (chuyển giao gần) nhưng không mang lại lợi ích nhất quán cho các nhiệm vụ nhận thức không liên quan (Harrison et al., 2013; heinzel et al., 2014; Jaeggi, Buschkuehl, Shah, & Jonides, 2014). Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng việc học hai ngôn ngữ mang lại lợi ích chuyển giao xa: trung bình, trẻ em lớn lên nói hai ngôn ngữ trở lên thể hiện thành tích vượt trội trong các bài kiểm tra về kiểm soát chú ý, trước hết là do chúng có kinh nghiệm chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

(Bialystok, Craik, Green, & Oollan, 2009). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chưa được công bố đã không tìm thấy lợi ích này (De Bruin, Treccani, & della Salla, 2015). Như ta thường thấy, các nghiên cứu cho thấy tác dụng đáng kể được công bố, và các nghiên cứu không tìm thấy tác dụng bị bỏ qua. Mặc dù nói hai thứ tiếng có thể mang lại lợi ích, nhưng những lợi ích đó đã bị phóng đại quá mức. Về tổng thể, kết luận vẫn thiên về việc chuyển giao xa là một hiệu ứng yếu.

Leave a Reply