Sigmund Freud và tiếp cận Tâm động học

Sigmund Freud and the Psychodynamic Approach

(Photo:amazonaws)

Sigmund Freud (1856-1939), một bác sĩ tâm thần người Áo đã phát triển lý thuyết về Tâm động học đầu tiên. Lý thuyết tâm động học – Psychodynamic theory gắn liền nhân cách với sự tác động qua lại giữa các nguồn lực mang tính xung đột bao gồm vô thức bên trong mỗi cá nhân. Nghĩa là tồn tại các nguồn lực nội tại mà chúng ta không nhận thức được đang tranh đấu và thúc đẩy chúng ta. Ảnh hưởng của Freud mở rộng sang các ngành xã hội học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, và chính trị. Ngay cả những gì chúng ta đang khám phá ở đây với 3/4 chặng đường đã đi qua trong cuốn sách này và cho đến nay, hiếm khi đề cập đến Freud. Tại sao lại như vậy? Lý do là hầu hết các nhà tâm lý học hoài nghi lớn về các lý thuyết của Freud. Theo Frederick “Các nghiên cứu độc lập đã bắt đầu tập trung hướng tới một nhận định từng được coi là dấu hiệu của chủ nghĩa cực đoan hoặc tậm chí cả chứng loạn thần : thực sự không có điều gì mang tính mặt khoa học hay trị liệu nêu rõ ưu thế của toàn bộ hệ thống Tâm động học hoặc bất kỳ hệ thống niềm tin cấu thành nên nó”. Các học giả khác cho rằng “Huyền thoại đang đánh mất dần vị trí của mình, bị chỉ trích từ mọi phía”. Tất nhiên không phải ai cũng đồng ý với điều này. Tuy nhiên, thật khó để những người ngoại ngành biết được rằng ảnh hưởng của Freud thực sự bị giới hạn trong tâm lý học ngày nay.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply