Rối loạn lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Anxiety Disorders and Obsessive-Compulsive Disorder

Bạn ra biển chơi, mong đợi một buổi chiều để tắm biển và lướt ván. Bạn có tránh khỏi mặt biển nếu ai đó bảo bạn rằng có một con cá mập đã tấn công một người đang bơi hôm qua không? Điều gì xảy ra nếu vụ tấn công của con cá mập là từ tháng trước? Điều gì xảy ra nếu ai đó thấy một con cá mập nhỏ mà không tấn công bất kỳ ai?

Tránh xa mặt nước bởi vì bạn thấy một con cá mập thì cũng có lý. Tránh xa bởi vì một con cá mập nhỏ xuất hiện vài ngày trước thì hơi vô lý. Nếu bạn tránh cả việc xem những bức ảnh về đại dương chỉ bởi vì chúng nhắc nhớ bạn liên tưởng đến những con cá mập thì bạn có vẻ như đang có vấn đề nghiêm trọng. Lo âu quá mức có thể cản trở cuộc sống theo nhiều cách khác nhau.

Rối loạn lo âu quá mức – Disorders with Excessive Anxiety

Nhiều rối loạn tâm lý được ghi nhận bởi lo âu và nỗ lực tránh khỏi lo âu. Lo âu tương tự như là sợ hãi, ngoại trừ việc nỗi sợ đó gắn liền với một tình huống cụ thể. Bạn có thể sợ một con chó đang gầm gừ, nhưng nỗi sợ của bạn giảm đi nếu bạn đứng xa nó. Lo âu là một cảm giác sợ hãi mà bạn không dễ dàng thoát khỏi. Hình 15.3 cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu ở sáu quốc gia (Bijl et al., 2003; murali, 2001).  Chương 12 đã thảo luận về rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Ở đây chúng ta xem xét các rối loạn lo âu khác.

Rối loạn lo âu tổng quát/ Generalized Anxiety Disorder (GAD)

Những người mắc rối loạn lo âu tổng quát – generalized anxiety disorder (GAD) có triệu chứng thường xuyên lo âu và phóng đại. Họ lo lắng rằng “Tôi có thể bị bệnh,” “Con gái tôi có thể bị ốm,” “Tôi có thể mất việc,” hoặc “Tôi không thể thanh toán các hóa đơn.” Mặc dù họ không có lý do để lo lắng hơn bất kỳ ai nhưng họ trở nên căng thẳng, cáu kỉnh và mệt mỏi đến mức gặp khó khăn trong công việc, trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội hoặc tận hưởng cuộc sống (Henning, turk, mennin, fresco, & heimberg, 2007). Bởi vì lo âu thường phổ biến trong nhiều chứng rối loạn, bao gồm cả trầm cảm, chúng ta có thể xem rối loạn lo âu tổng quát như một triệu chứng nhiều hơn là một sự rối loạn.

Rối loạn hoảng sợ – Panic Disorder (PD)

Đột nhiên, bạn cảm thấy toàn thân nóng lên. Càng lúc bạn càng thở gấp, và nhịp tim bạn đập mạnh mà không rõ lý do. Bạn cảm thấy chóng mặt và buồn nôn, đổ mồ hôi và tay run lên. Nhưng sau vài phút, mọi thứ qua đi và bạn lại cảm thấy bình thường trở lại. Không có cơn đau tim nào kết thúc nhanh đến thế. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Mô tả này phù hợp với một cuộc tấn công hoảng sợ. Những người mắc chứng Rối loạn hoảng sợ – Panic disorder (PD) thường xuyên lo lắng và thỉnh thoảng bị các cơn hoảng sợ tấn công – thở nhanh, nhịp tim tăng vọt, đau ngực, đổ mồ hôi, ngất xỉu và run rẩy. Rối loạn hoảng sợ xảy ra từ 1 đến 3% người trưởng thành vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Rối loạn này phổ biến hơn ở nữ so với nam (Weissman, warner, wickramaratne, moreau, & olfson, 1997), và – giống như các rối loạn lo âu – nó phổ biến ở người da trắng hơn người da đen (Gibbs et al., 2013; ▼●Hình 15.4). Bệnh này khá phổ biến ở thanh thiếu niên và ở người đầu trưởng thành, và mức phổ biến của nó giảm dần khi mọi người nhiều tuổi hơn (Swoboda, amering, windhaber, & Katschnig, 2003).

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng gene di truyền có đóng góp vào chứng rối loạn hoảng sợ, mặc dù không có gene nào thực sự có ảnh hưởng lớn (Hettema, neale, & Kendler, 2001; Kim, lee, yang, hwang, & yoon, 2009). Những người có khớp mềm dẻo khác thường (khả năng uốn các ngón tay dẻo hơn bình thường, thường được gọi là “tật khớp đôi – double-jointedness”) có xu hướng trải qua nhiều nỗi sợ hơn người bình thường, và có nhiều khả năng phát triển các rối loạn lo âu, đặc biệt là rối loạn hoảng sợ hơn người khác (Smith et al., 2014).

Rối loạn hoảng sợ liên quan đến các phản ứng tự chủ mạnh mẽ, như là nhịp tim nhanh và tăng thông khí / hyper- ventilation, thở sâu nhanh. Hầu hết những thứ gây ra tăng thông khí khiến cơ thể phản ứng như thể bị ngạt thở, do đó, kích thích các phản ứng khác của hệ thần kinh giao cảm như đổ mồ hôi và tăng nhịp tim (Coplan et al., 1998; Klein, 1993). Sự thay đổi nhịp tim và nhịp thở bất thường thường bắt đầu trước khi xảy ra các cơn hoảng sợ – đôi khi là nửa giờ hoặc nhiều hơn – mặc dù cơn hoảng sợ dường như xảy ra đột ngột và tự phát (Meuret et al., 2011).

Nhiều người mắc rối loạn hoảng sợ cũng phát triển chứng rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống – agoraphobia (nguồn gốc từ agora, một từ Hy Lạp nghĩa là “khu vực buôn bán”), sợ hãi quá mức các địa điểm công cộng, hoặc ám ảnh xã hội – social phobia, tránh xa mọi người và sợ làm bất kỳ điều gì ở nơi công cộng. Họ phát triển các chứng ám ảnh sợ này bởi vì họ sợ mất khả năng kiểm soát hoặc xấu hổ trước sự tấn công của cơn hoảng sợ ở nơi công cộng. Theo một nghĩa nào đó, họ sợ cả chính nỗi sợ của mình (Mcnally, 1990).

Phương pháp trị liệu thông thường tập trung vào hướng dẫn các bệnh nhân kiểm soát hơi thở và học cách thư giãn (Marchand et al., 2008). Kiểm soát căng thẳng cũng hữu ích. Một trải nghiệm căng thẳng không lập tức gây ra một cơn hoảng sợ, nhưng nó làm tăng tần suất các cuộc tấn công trong ba tháng tiếp theo (Moitra et al., 2011). Ngoài ra, các nhà trị liệu giúp người bệnh đổ mồ hôi và tăng nhịp tim trong một môi trường có kiểm soát, cho họ thấy rằng những triệu chứng này không nhất thiết dẫn đến một cơn hoảng sợ toàn diện. Qua vài tháng, hầu hết bệnh nhân giảm hoặc chấm dứt các cơn hoảng sợ (Butler, Chapman, Forman, & Beck, 2006). Tuy nhiên, rối loạn hoảng sợ đôi khi theo kiểu thuyên giảm rồi tái phát – nghĩa là, biến mất một thời gian và trở lại sau đó (Nay, Brown, & Roberson-Nay, 2013).

Ám ảnh sợ – Phobia 

Đôi khi những nỗ lực cực đoan để tránh tổn hại gây trở ngại cuộc sống đời thường. Hãy thử nghĩ về việc học tránh né, hành động liên quan đến chứng ám ảnh sợ và cưỡng chế. Giả sử bạn học cách nhấn cần gạt ít nhất 10 giây 1 lần để tránh bị điện giật. Sau khi bạn nhấn liên tục, thí nghiệm viên ngắt kết nối máy giật điện mà không nói cho bạn biết. Bạn sẽ làm gì? Tất nhiên là bạn sẽ vẫn tiếp tục nhấn cần gạt. Kể cả khi bạn có thể bảo rằng, chẳng có gì thay đổi, và phản ứng vẫn tiếp tục diễn ra! Các hành vi né tránh có khả năng chống lại sự dập tắt cao / Avoidance behaviors are highly resistant to extinction. 

Bạn có thể thấy xu hướng này sẽ hỗ trợ cho sự mê tín. Nếu bạn tin rằng thứ sáu ngày 13 là ngày đen tối, bạn sẽ thận trọng vào hôm đó. Nếu chẳng có gì xảy ra, bạn tin rằng sự thận trọng của mình đã thành công. Nếu một điều không may xảy ra, điều đó khẳng định niềm tin của bạn rằng thứ sáu ngày 13 là ngày đen tối nguy hiểm. Bạn không bao giờ biết được liệu hành vi đó có ích hay không miễn là bạn vẫn tiếp tục học cách tránh né.

Một chứng ám ảnh sợ – phobia là một nỗi sợ gây rối loạn cuộc sống đời thường. Nó không hẳn là phi lý. Nhiều người có những nỗi sợ như sợ rắn, nhện, tia chớp, độ cao và những thứ khác thực sự nguy hiểm. Điều phi lý là ở chỗ mức độ sợ hãi, dẫn đến sự đau khổ tột độ khi đối tượng gây sợ hãi xuất hiện. Hầu hết những người mắc chứng ám ảnh sợ không quá sợ hãi về chính đối tượng nhưng mà là phản ứng của chính bản thân họ (Beck & emery, 1985). Họ sợ rằng họ sẽ bị lên cơn đau tim hoặc là họ sẽ xấu hổ vì run rẩy hoặc ngất xỉu. Do đó, họ mạnh mẽ tránh né những đối tượng hoặc bất kỳ lời nhắc nhở nào về chứng ám ảnh sợ của họ.

Mức độ phổ biến – Prevalence

Theo một nghiên cứu về người trưởng thành ở Hoa Kỳ, khoảng 11% dân số mắc một chứng ám ảnh sợ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, và khoảng 5 đến 6% mắc chứng ám ảnh sợ tại bất kỳ thời điểm nào (Magee, eaton, wittchen, mcgonagle, & Kessler, 1996). Tuy nhiên, những nỗi sợ thay đổi từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, nên tỉ lệ phổ biến hiện tại phụ thuộc vào việc có bao nhiêu trường hợp ngoài lề mà chúng ta gộp cùng vào. Các đối tượng phổ biến gây ra các chứng ám ảnh sợ bao gồm các địa điểm công cộng, nói trước đám đông, đi máy bay, du lịch dưới nước, bị người lạ theo dõi, rắn và các loài động vật nguy hiểm khác, máu và sấm sét (Cox, mcwilliams, clara, & stein, 2003). Ám ảnh sợ xã hội – né tránh tiếp xúc với những người lạ cũng là một dạng ám ảnh sợ phổ biến.

Hình thành chứng ám ảnh sợ – Acquiring Phobias

John B. Watson, một trong những nhà sáng lập thuyết hành vi, người đầu tiên lập luận rằng chứng ám ảnh sợ và những nỗi sợ tột độ là do được học (Watson & rayner, 1920). Để chứng minh luận điểm này, Watson sắp đặt dạy một em bé một nỗi sợ dữ dội. Ngày nay chúng ta coi dự án đó là đáng ngờ về mặt đạo đức, nhưng Watson đã thực hiện trước ngày hội đồng xét duyệt hiến pháp giám sát đạo đức nghiên cứu. Watson và Rosalie Rayner đã nghiên cứu một em bé 11 tháng tuổi, đặt tên là “Albert B”, trước đó không hề sợ động vật (xem hình 15.5). Họ đã đặt một con chuột trắng trước mặt cậu bé và sau đó dùng búa đập một tiếng động lớn lên thanh thép phía sau cậu bé. Âm thanh làm Albert khóc thút thít và che mặt lại, sau khi lặp lại vài lần, sự xuất hiện của con chuột làm cậu khóc và bò chạy trốn. Watson và Rayner tuyên bố rằng họ đã tạo ra một nỗi sợ khủng khiếp. Thật không may, họ lại không cố gắng dập tắt nỗi sợ ấy.

Gần một thế kỉ sau đó, các học giả cố gắng tìm kiếm danh tính thực sự của bé Albert. Một báo cáo ban đầu chỉ ra Douglas Merritte, con trai nhỏ của một người phụ nữ trẻ độc thân làm việc trong trường đại học Johns Hopkins của Watson. Merritte gần như chính xác bằng tuổi với đứa trẻ mà Watson và Rayner đã mô tả, do vậy anh có vẻ chính là cậu bé đó (Beck, levinson, & irons, 2009). Tuy nhiên, một nghiên cứu về sau đã xác nhận một đứa trẻ khác, cũng là con trai của một người phụ nữ độc thân làm việc ở Johns Hopkins. Đứa trẻ này, tên là Albert Barger, cũng chính xác bằng tuổi với Douglas Meritte, phù hợp với cân nặng mà Watson đã ghi lại của “Albert B.,” Và lúc này thì gần như đây chắc chắn là đứa trẻ mà Watson đã thực hiện nghiên cứu  (Powell, Digdon, Harris, & Smithson, 2014).

Bất chấp việc xác định danh tính đứa trẻ, và những câu hỏi về đạo đức đồng thời sự yếu kém về mặt khoa học trong nghiên cứu, việc Watson và Rayner đưa ra giả thuyết về chứng ám ảnh sợ đã bỏ qua những câu hỏi quan trọng: Đầu tiên, tại sao mọi người phát triển các chứng ám ảnh sợ đối với các đối tượng mà chưa từng làm họ bị thương? Một số người mắc chứng ám ảnh sợ có thực sự theo đuổi chúng dẫn đến một sự kiện đáng sợ cụ thể (Kendler et al., 1995) nhưng nhiều người khác không thể không, và nhiều người trải qua các trải nghiệm chấn thương nhưng không phát triển các chứng ám ảnh sợ (Field, 2006).  Khuynh hướng cho rằng nỗi sợ là di truyền cũng là một phần của lời giải đáp, mặc dù không phải là toàn bộ câu chuyện (Van houtem et al., 2013). Hơn nữa, tại sao một số chứng ám ảnh sợ lại phổ biển hơn một số khác? Và tại sao một số chứng ám ảnh sợ lại dai dẳng như vậy?

Bằng chứng là gì? what’s the evidence?

Biết sợ là do quan sát – Learning Fear by Observation

Giả sử nhiều người phát triển chứng ám ảnh sợ mà không phải từ bất kỳ trải nghiệm chấn thương nào, có lẽ họ biết đến các nỗi sợ từ việc quan sát từ người khác. Susan Mineka và cộng sự đã chứng minh rằng những con khỉ biết đến nỗi sợ do quan sát từ những con khỉ khác (Mineka, 1987; Mineka, Davidson, Cook, & Keir, 1984). Nghiên cứu ở động vật này đã làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng của loài người.

Nghiên cứu đầu tiên – First Study

Giả thuyết Những con khỉ nhìn thấy những con khỉ khác chạy trốn một con rắn sẽ tự phát triển một nỗi sợ tương tự.

Phương pháp Gần như những con khỉ sinh ra trong tự nhiên đều sợ rắn, nhưng những con khỉ trong phòng thí nghiệm thì không. Mineka đã đặt một con khỉ được nuôi trong phòng thí nghiệm cùng với một con khỉ hoang dã và để cả hai con đều trông thấy một con rắn (xem hình 15.6). Con khỉ nuôi trong phòng thí nghiệm quan sát con khỉ hoang dã gào thét và bỏ chạy. Lát sau, Mineka kiểm tra phản ứng của con khỉ trong phòng thí nghiệm đối với con rắn.

Kết quả: Khi con khỉ ở phòng thí nghiệm trông thấy đồng bọn kêu thét và bỏ chạy khỏi con rắn, nó cũng rít lên và bỏ chạy, và quay lại nhìn xem cái gì gây ra nỗi sợ (xem hình 15.6b). (“Aha! Vậy là nó đã biết thêm một điều mới hôm nay. Những con rắn là nỗi đe dọa của những con khỉ.”) Nó tiếp tục tự sợ rắn khi được kiểm tra ngay cả vài tháng sau đó.

Lời giải thích Con khỉ trong phòng thí nghiệm có thể đã biết sợ rắn bởi vì nó trông thấy đồng bọn sợ rắn. Nhưng Mineka đặt ra một câu hỏi rộng hơn: Trải nghiệm quan trọng ở đây là gì – trông thấy con khỉ kia biểu hiện nỗi sợ rắn hay là thấy con khỉ kia biểu hiện nỗi sợ bất cứ cái gì? Để tìm hiểu điều này, Mineka tiếp tục thực hiện một nghiên cứu thứ hai.

Nghiên cứu thứ hai – Second Study

Giả thuyết Một con khỉ biết đến nỗi sợ nếu nó nhìn thấy những gì con khỉ kia thể hiện nỗi sợ.

Phương pháp Cho một con khỉ trong phòng thí nghiệm nhìn thấy một con khỉ hoang dã qua một cửa sổ. Con khỉ hoang dã thấy một con rắn, và phản ứng sợ hãi. Con khỉ trong phòng thí nghiệm thấy con khỉ hoang dã sợ hãi mà không nhìn thấy con rắn. Sau đó, đặt con khỉ trong phòng thí nghiệm ở cạnh con rắn.

Kết quả Con khỉ trong phòng thí nghiệm không thể hiện sợ rắn.

Lời giải thích Để phát triển nỗi sợ rắn, con khỉ quan sát cần phải nhìn thấy con khỉ kia sợ hãi con rắn, chứ không phải chỉ là nỗi sợ (xem hình 15.5c) Tương tự, trẻ em biết sợ do quan sát nỗi sợ của người lớn (Dunne & Ashew, 2013).

Một số chứng ám ảnh sợ phổ biến hơn các loại khác/ Some Phobias Are More Common than Others

Hãy tưởng tượng rằng bạn hỏi những người bạn. Bạn có thể thực sự khảo sát họ nếu bạn muốn, nhưng không dễ để nghĩ ra kết quả. Bạn có thể hỏi họ:

  • Bạn có sợ rắn không?
  • Bạn có sợ xe ô tô không?
  • Bạn có từng bị rắn cắn hay thấy ai đó bị cắn chưa?
  • Bạn đã từng bị tai nạn ô tô hay thấy ai đó bị tai nạn chưa?

Bạn biết mình mong đợi điều gì. Nhiều người đã bị thương hoặc thấy người khác bị thương do tai nạn ô tô hoặc rắn cắn, nhưng việc sợ rắn hơn xuất hiện nhiều lần so với sợ xe ô tô. Ít người mắc các chứng ám ảnh sợ xe ô tô, súng, các dụng cụ hoặc điện, mặc dù chúng cũng gây ra nhiều thương tích. Khi con trai của tôi Sam chập chững biết đi, chúng tôi biết cậu đã chọc tay vào ổ điện ba lần. Cậu còn đặt tên cho nó: “Khói lại ăn con” nhưng cậu không bao giờ sợ điện hoặc các thiết bị điện.

Tại sao mọi người sợ một số đối tượng hơn các đối tượng khác? Một lời giải thích là chúng ta tiến hóa để học biết sợ một cách dễ dàng hơn (Öhman & mineka, 2003; seligman, 1971). Gần như mọi đứa trẻ sơ sinh đều sợ độ cao hoặc sợ người lạ, đặc biệt là những người đàn ông không quen. Độ cao và những người lớn không quen biết là mối đe dọa đối với động vật có vú trong suốt quá trình tiến hóa. Chứng sợ rắn ít phổ biến hơn nhưng vẫn còn lan rộng, cũng như chứng sợ bóng tối, và sợ không gian hẹp, vốn là mối đe dọa trong suốt quá trình tiến hóa của các loài linh trưởng (khỉ và vượn). Ô tô, súng, và điện trở nên nguy hiểm ở vài thế hệ gần đây. Khuynh hướng phát triển nỗi sợ và các chứng ám ảnh sợ tương quan với khoảng thời gian các mối đe dọa từ các đối tượng khác nhau trong lịch sử tiến hóa của loài người chúng ta (Bracha, 2006). Để ủng hộ ý tưởng này, những người bị sốc điện kèm theo hình ảnh con rắn nhanh chóng phát triển một phản ứng có điều kiện mạnh mẽ. Những người nhận được cú sốc điện kèm theo hình ảnh ngôi nhà cho thấy phản ứng yếu hơn nhiều (Öhman, eriksson, & olofsson, 1975).

Tuy nhiên, sự tiến hóa không chỉ là lời giải thích duy nhất cho lý do tại sao bạn sợ rắn hoặc nhện hơn là sợ những ngôi nhà. Xét cho cùng, là vì bạn thường nghe đến những mối đe dọa từ việc bị rắn hoặc nhện cắn (tierney & connolly, 2013). Cũng có thể dễ dàng giải thích tại sao các chứng sợ rắn lại phổ biến hơn sợ xe ô tô hoặc các dụng cụ khác (Mineka & Zinbarg, 2006). OK, bạn bị thương vì các dụng cụ và bạn bị tai nạn xe ô tô hoặc thấy ai đó bị thương trong một tai nạn xe ô tô. Nhưng bạn đã biết bao lần dùng đồ và đi xe an toàn rồi? Ngược lại, bạn có thường xuyên trải nghiệm an toàn với rắn hay nhện không? Điều quan trọng không phải chỉ là số lần trải nghiệm bị thương nhưng là số lần trải nghiệm an toàn.

Ngoài ra những người thường phát triển chứng ám ảnh sợ những đối tượng mà họ không thể dự đoán hoặc kiểm soát. Nếu bạn sợ nhện, bạn phải liên tục cảnh giác, bởi vì chúng có thể ở khắp nơi. Sấm chớp cũng không thể dự đoán hoặc kiểm soát. Ngược lại, bạn không cần phải lo rằng búa, cưa hoặc ổ cắm điện sẽ làm bạn giật mình.

Trị liệu các chứng ám ảnh sợ – Treatment for Phobias

Các chứng ám ảnh sợ kéo dài nhiều năm. Hãy nhớ lại cuộc thảo luận về việc học cách tránh né, bạn sẽ thấy tại sao các chứng ám ảnh sợ lại khó tiêu diệt: Nếu bạn học cách nhấn cần gạt để tránh bị sốc điện, bạn có thể không dừng lại việc nhấn đủ lâu để biết là mình không cần làm vậy nữa. Tương tự như vậy, nếu bạn luôn tránh những con rắn, bạn không học được rằng việc tránh né của mình là không cần thiết hoặc quá mức cần thiết.

Liệu pháp chữa trị thành công nhất chứng ám ảnh sợ là liệu pháp tiếp xúc – exposure therapy, được gọi là giải mẫn cảm có hệ thống – systematic desensitization một phương pháp giúp mọi người tiếp xúc dần dần với đối tượng gây ra nỗi sợ hãi của họ (Wolpe, 1961). Chẳng hạn một người sợ rắn, sẽ tiếp xúc với hình ảnh của một con rắn trong môi trường được kiểm soát ở văn phòng của nhà trị liệu. Nhà trị liệu có thể bắt đầu bằng một bức vẽ rồi sau đó đến hình ảnh đen trắng và cuối cùng là một con rắn thật (xem hình 15.7). Hoặc nhà trị liệu có thể bắt đầu bằng chính con rắn (với sự đồng ý của thân chủ). Lúc đầu thân chủ rất sợ hãi, nhưng hệ thần kinh tự chủ không thể duy trì một cơn hoảng sợ quá lâu. Dần dần, họ sẽ trở nên bình tĩnh và học được rằng, “Rốt cuộc thì mọi chuyện không tồi tệ đến thế và mình cũng chẳng lên cơn đau tim” Chủ động tiếp cận đối với đối tượng gây hoảng sợ sẽ làm cho quy trình trở nên hiệu quả hơn (Jones, vilensky, vasey, & fazio, 2013).

Liệu pháp tiếp xúc tương tự như quá trình học tập của Skinner (chương 6). Người đó chủ động từng bước trước khi tiến đến bước tiếp theo. Nếu nỗi sợ hãi quá lớn, nhà trị liệu sẽ lùi lại vài bước. Tiếp xúc kết hợp với học tập xã hội: Người mắc chứng ám ảnh sợ quan sát bác sĩ trị liệu hoặc những người khác thể hiện phản ứng không sợ hãi đối với đối tượng gây nỗi sợ.

Hầu hết các nhà trị liệu không có sẵn rắn, nhện v.v. Thay vào đó, càng ngày họ càng sử dụng nhiều kỹ xảo (Coelho, waters, hine, & wallis, 2009): Thân chủ đội một chiếc mũ bảo hiểm hiển thị các cảnh thực tế ảo, như thể hiện ở hình 15.8 Ví dụ một thân chủ mắc chứng sợ độ cao có thể thấy cảnh đi thang máy bằng kính hoặc băng qua một cây cầu hẹp ở một vực sâu. Công nghệ này có khả năng kiểm soát tình huống, bao gồm việc thân chủ có thể tùy chọn tắt nhanh màn hình. Nghiên cứu về liệu pháp này còn hạn chế, nhưng cho đến nay đã cho thấy hiệu quả thành công (Mccann et al., 2014).

Mặc dù liệu pháp tiếp xúc hiệu quả cao, ít nhất là tạm thời, các chứng ám ảnh sợ đôi khi cũng tái phát. Nếu bạn nghĩ về các chứng ảm ảnh sợ như đã học, và nhớ lại những gì chương 6 nhắc đến về điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa tạo tác, bạn nên giải thích rõ ràng. Trị liệu tiếp xúc là làm dập tắt điều đã học ban đầu, nhưng sự dập tắt này chỉ đơn thuần là đè nén chứ không phải là xóa bỏ hoàn toàn. Sau quá trình dập tắt một thời gian, khả năng phục hồi tự phát – nghĩa là, trở lại phản ứng ban đầu đã học. Trong cơ chế học tập của động vật, một phương pháp tốt để giảm thiếu sự phục hồi tự phát là lặp lại quá trình dập tắt trong một số môi trường (laborda & miller, 2013). Tương tự như vậy, trị liệu tiếp xúc cũng hiệu quả hơn nếu được lặp lại theo nhiều cách, ở nhiều nơi và trong các khoảng thời gian có thể, ngay cả sau khi chứng ám ảnh sợ đã biến mất.

Although exposure therapy is highly effective, at least temporarily, phobias sometimes return. if you think about phobias as learned, and recall what chapter 6 said about classical and operant conditioning, an explanation should be clear. exposure therapy is extinction of the original learning, but extinction is merely a suppression of original learning, not an erasure of it. when time passes after an extinction procedure, spontaneous recovery is likely—that is, a return of the original learned response. in animal learning, a good way to minimize spontaneous recovery is to repeat the extinction procedure in several environments (laborda & miller, 2013). similarly, exposure therapy is likely to be more effective if it is repeated in as many ways, places, and times as possible, even after the phobia appears to be gone.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế/ Obsessive-Compulsive Disorder

Những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế – obsessive-compulsive disorder (OCD) gặp phải hai loại vấn đề. Sự ám ảnh/obsession một luồng suy nghĩ khó chịu lặp đi lặp lại¸ chẳng hạn như lo lắng về việc gây ra điều gì đó đáng xấu hổ. Sự cưỡng chế/compulsion lặp đi lặp lại một hành động không thể cưỡng lại được. Ám ảnh thường dẫn đến cưỡng chế, ví dụ như cảm giác ngứa sẽ dẫn đến hành động gãi. Ví dụ, một người lo lắng ám ảnh về việc làm gì đó đáng xấu hổ phát triển các thói quen cưỡng chế để duy trì sự tự chủ nghiêm ngặt của họ.

Khoảng 2 đến 3% dân số ở Hoa Kỳ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế tại một thời điểm nào đó trong đời, hầu hết ở mức độ nhẹ, mặc dù các trường hợp nghiêm trọng có thể bị tàn phế (Karno, golding, sorenson, & burnam, 1988). Độ tuổi khởi phát thường từ 10 đến 25 tuổi. Nghiên cứu cặp song sinh cho thấy mức độ ảnh hưởng vừa phải từ di truyền nhưng không có gene đơn lẻ nào được xác định là chịu trách nhiệm cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế. (Lopez-sola et al., 2014).

Các bản đánh giá DSM trước đây liệt kê rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD vào danh sách các chứng rối loạn lo âu, nhưng DSM-5 đã liệt kê nó riêng biệt. Mặc dù những người mắc OCD phản ứng mạnh mẽ với các mối đe dọa, họ thường cho biết rằng họ ghê tởm nhiều hơn là lo âu (Pauls, abramovitch, rauch, & geller, 2014). Họ cũng cảm thấy tội lỗi vì những thôi thúc dai dẳng – có lẽ là một sự thôi thúc tham gia vào một hành động tình dục mà họ cho là đáng xấu hổ, một sự thôi thúc làm tổn thương người khác, hoặc một thôi thúc tự tử. Ở nhiều trường hợp những người này tin rằng điều gì đó khiến nó có nhiều khả năng xảy ra hơn, hoặc nghĩ về việc làm điều gì đó đang làm đáng khinh giống như thiếu đạo đức (coughtrey, shafran, lee, & rachman, 2013). Họ quyết định rằng, “Tôi không muốn nhớ lại ý nghĩ khủng khiếp này nữa.”

Tuy nhiên, càng cố gắng tránh né một suy nghĩ thì càng làm nó dễ xâm nhập hơn. Khi còn nhỏ, Leo Tolstoy, tiểu thuyết gia người Nga từng tổ chức một câu lạc bộ với điều kiện tuyển thành viên khác thường: một thành viên sẽ được nhận nếu như đứng một mình một góc mà không được nghĩ về một con gấu trắng (simmons, 1949). Nếu bạn nghĩ điều này nghe dễ dàng, hãy thử xem. Thông thường, bạn nghĩ về gấu Bắc Cực suốt cả mấy tháng, nhưng khi bạn cố gắng không nghĩ về chúng, bạn lại nghĩ về nó một chút.

Có nhiều loại cưỡng chế xảy ra. Loại cưỡng chế phổ biến nhất là liên tục dọn dẹp và kiểm tra. Một loại phổ biến khác là đếm bước chân của ai đó, đếm đồ vật, hoặc cái gì cũng đếm. Một người đàn ông mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế không thể ngủ nếu anh ta chưa đếm hết các góc của mọi đồ vật trong phòng để đảm bảo rằng tổng số đó chia hết cho 16. Những người khác có những thói quen kỳ quặc như chạm vào bất kỳ thứ gì họ nhìn thấy, cố gắng sắp xếp mọi thứ theo cách đối xứng, hoặc đi đi lại lại qua một ô cửa chín lần trước khi ra khỏi tòa nhà. Tích trữ cũng là một loại cưỡng chế phổ biến khác.

Trí nhớ không đáng tin – Distrusting Memory 

Có nhiều người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế kiểm tra đi kiểm tra lại liệu cửa ra vào và cửa sổ đã đóng chưa và vòi nước đã khóa chưa. Nhưng sau đó họ vẫn lo lắng, “Mình đã thực sự kiểm tra hết tất cả chưa hay mình chỉ đang tưởng tượng về nó?” bởi vì họ không tin trí nhớ của chính mình nên họ cứ tiếp tục kiểm tra đi kiểm tra lại.

Tại sao những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế lại không tin vào trí nhớ của chính mình? Nhiều nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng việc lặp lại kiểm tra làm cho trí nhớ ít rõ ràng hơn! Giả sử bạn kiểm tra bếp để chắc chắn rằng nó đã tắt. Sau đó bạn kiểm tra lại và lại kiểm tra lại vài lần. Bạn càng kiểm tra nhiều lần, bạn càng không nhớ rõ lần gần nhất mà bạn đã kiểm tra như thế nào, và bạn có thể không tin vào trí nhớ của mình. Các kết quả ở những sinh viên đại học hoặc các bệnh nhân mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng cho thấy kết quả tương tự (radomsky, Dugas, alcolado, & lavoie, 2014; van den hout & Kindt, 2003). Một cái vòng kết quả luẩn quẩn: chính vì cứ lặp đi lặp lại kiểm tra, bạn nghi ngờ trí nhớ của mình, và bởi vì bạn nghi ngờ trí nhớ của mình, bạn lại muốn kiểm tra.

Các liệu pháp trị liệu – Therapies

Hầu hết những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng cải thiện ở một mức độ nào đó cho dù có hoặc không trị liệu (Skoog & skoog, 1999). Tuy nhiên, không ai muốn chờ đợi nhiều năm để hồi phục. Liệu pháp trị liệu tốt nhất là liệu pháp tiếp xúc với ngăn ngừa phản ứng/exposure therapy with response prevention: Đơn giản là ngăn cản người đó thực hiện những thói quen ám ảnh (Rosa-alcázar, sánchea-meca, gómez-conesa, & marín-martínez, 2008). Hoặc ngăn cản không cho họ lau nhà hoặc kiểm tra cửa nhiều hơn một lần trước khi đi ngủ. Vấn đề là để chứng minh cho họ thấy rằng không có gì thảm khốc xảy ra nếu một người để một ít đồ lung tung trong nhà hoặc có nguy cơ gì kinh khủng xảy ra nếu quên khóa cửa.

Tuy nhiên, mặc dù liệu pháp tiếp xúc là liệu pháp thành công nhất hiện nay, nó cũng không nói lên được nhiều. Những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD không thích việc bắt họ ngừng thói quen, và gần một nửa số họ từ bỏ việc trị liệu khi chưa đạt bất kỳ hiệu quả nào. Nhiều người phản ứng tốt với việc can thiệp nhận thức để giúp họ diễn giải lại suy nghĩ và hình ảnh của mình (Coughtrey et al., 2013). Trong một số trường hợp, thuốc chống trầm cảm cũng có thể có tác dụng.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

 

Leave a Reply