Quan điểm phát triển nhận thức của Jean Piaget

Jean Piaget’s View of Cognitive Development

Jean Piaget – Học thuyết nhân cách tư duy

(Photo: Spiderum)

Những trẻ lớn sẽ dễ dàng kiểm tra hơn, và một phát hiện dễ thấy là trẻ suy nghĩ khác với người lớn. Lý thuyết gia ảnh hưởng lớn nhất trong quan điểm này là Jean Piaget (pee-ah-ZHAY ;1896–1980). Khởi nguồn từ nghề nghiệp là một nhân viên đo lường chỉ số thông minh của những đứa trẻ nói tiếng Pháp sống ở Thụy Sĩ, Piaget bị cuốn hút bởi những đứa trẻ ở cùng độ tuổi trả lời sai cho những câu hỏi nhất định. Ông kết luận rằng trẻ em có quá trình tư duy khác so với người lớn. Theo Piaget, trong quá trình phát triển trí tuệ, trẻ em làm được nhiều hơn là chỉ tích lũy các dữ liệu. Đó là xây dựng các quá trình tinh thần mới. 

Trong thuật ngữ của Piaget, hành vi dựa trên các lược đồ/schemata (số nhiều của schema). Một lược đồ là cách sắp xếp phản ứng với đồ vật. Ví dụ trẻ sơ sinh có lược đồ cầm nắm và lược đồ bú. Trẻ lớn hơn thường tích lũy thêm những lược đồ mới mô phỏng theo lược đồ cũ đối với các đồ vật hoặc vấn đề mới xuất hiện. Ví dụ khi một đứa trẻ xem một số con vật di chuyển và thấy mặt trời và mặt trăng cũng chuyển động thì nó có thể kết luận rằng mặt trời và mặt trăng cũng là động vật. Sự thích ứng nghĩa là điều chỉnh một lược đồ cũ cho phù hợp với một đồ vật hoặc vấn đề mới. Một đứa trẻ có thể học được rằng “chỉ có những sinh vật sống mới di chuyển” là một quy tắc dù có ngoại lệ đó là mặt trăng và mặt trời thì không phải sinh vật sống. 

Trẻ sơ sinh luân phiên qua lại giữa sự đồng hóasự thích ứng. Để thiết lập hài hòa cả hai yếu tố này thì cần sự cân bằng. Sự không nhất quán xảy ra giữa nhận thức hiện tại của trẻ với các bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Đứa trẻ điều chỉnh sự bất đồng này và đạt được một sự cân bằng ở một mức độ cao hơn. Quá trình này diễn ra tương tự ở người lớn. Khi bạn gặp một bài toán khó, bạn thử vài cách giải quen thuộc cho đến khi một cách giải hiệu quả. Nghĩa là, bạn đồng hóa vấn đề mới với một lược đồ cũ. Tuy nhiên, nếu vấn đề mới đủ khác biệt, bạn điều chỉnh lược đồ của mình để tìm ra giải pháp. Piaget cho rằng, sự tăng tưởng trí tuệ nhờ đó diễn ra. 

Piaget lập luận quá trình của trẻ phát triển trí tuệ của trẻ thông qua bốn giai đoạn chính:

  1. Giai đoạn trí thông minh cảm giác (từ sơ sinh đến gần 2 tuổi)
  2. Giai đoạn tiền thao tác (từ trước 2 đến 7 tuổi)
  3. Giai đoạn thao tác cụ thể (từ 7 đến 11 tuổi)
  4. Giai đoạn thao tác hình thức (từ 11 tuổi trở lên)

Mỗi độ tuổi thì khác nhau và không phải ai trải qua giai đoạn thao tác hình thức. Tuy nhiên, tất cả mọi người trải qua các giai đoạn theo trình tự giống nhau. Hãy xem xét từng giai đoạn trong lý thuyết của Piaget. 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply