Social Development in Childhood and Adolescence
Trong khi sự gắn bó với cha mẹ hoặc người chăm sóc là tối cần với trẻ sơ sinh, thì các mối quan hệ với bạn cùng tuổi cũng ngày càng quan trọng trong thời thơ ấu và tuổi vị thành niên. Ở tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu phát triển về giới tính, những ham muốn tình dục và tham gia vào các mối quan hệ đồng trang lứa.
Vị thế của thanh thiếu niên khác nhau giữa các nền văn hóa và thời đại. Nếu bạn được sinh ra năm 1980 hoặc đầu những năm 1900, hoặc ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay, có lẽ bạn sẽ ngừng học từ tuổi thiếu niên do phải làm việc cả ngày hoặc chăm sóc con cái. Ngày nay tại các xã hội phương tây, sức khỏe và dinh dưỡng cải thiện đã trẻ hóa độ tuổi dậy thì trung bình, tình hình kinh tế khuyến khích những người trẻ tiếp tục học hành lên cao và trì hoãn kết hôn, gia đình và sự nghiệp. Kết quả là thanh thiếu niên có một gia đoạn dài trưởng thành về thể chất nhưng lại không có tư cách người trưởng thành.
Tuổi vị thành niên thường được mô tả như là một khoảng thời gian “bão tố và căng thẳng”. Hầu hết thanh thiếu niên cho biết thỉnh thoảng có những khoảng thời kỳ chán nản và xung đột với cha mẹ ở giai đoạn đầu độ tuổi vị thành niên, dù những xung đột giảm dần đến cuối độ tuổi này. Theo quy luật, những trẻ vị thành niên nhận được sự hỗ trợ, cảm thông và thấu hiểu sẽ ít có xung đột với cha mẹ hơn. Tất nhiên, chúng ta cần đặt ra câu hỏi căn nguyên gây ra là gì. Các cha mẹ cảm thông có làm cho con cái ít xung đột hơn, hay là các thanh thiếu niên điềm tĩnh, cư xử tốt khiến cha mẹ chúng trở nên tốt hơn?
Tuổi vị thành niên cũng là giai đoạn chấp nhận những hành vi rủi ro, không chỉ ở loài người mà cả các giống loài khác. Thanh thiếu niên chắc chắn nhận thức được sự nguy hiểm. Nếu được yêu cầu tư vấn các vấn đề như là lái xe khi say rượu, tình dục không an toàn hoặc v.v. thì thanh thiếu niên mô tả các nguy hiểm này y hệt như người lớn. Vậy tại sao chúng lại không cư xử như những người lớn? Chà, hầu hết chúng dành ít thời gian để cân nhắc các quyết định của mình. Chúng có những quyết định bốc đồng, mạo hiểm nếu như quyết định quá nhanh và đặc biệt dưới áp lực của bạn bè.
Một giả thuyết giải thích cho hành vi bốc đồng ở tuổi thiếu niên đó là vỏ não trước trán, phần quan trọng trong việc ức chế các hành vi không phù hợp, lại chưa phát triển đầy đủ cho đến cuối độ tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi 20. Tuy nhiên, điều này có thể cũng không hoàn toàn chính xác. Hãy xem các mục dưới đây và xếp hạng thật nhanh từng mục dựa trên thang đo từ 1 (rất tệ) đến 7 (rất tốt):
Đi xe đạp xuống cầu thang
Ăn sa lát
Bơi với cá sấu
Ngắm sao giữa trời đêm
Uống thuốc không biết rõ ở một bữa tiệc
Những người ở độ tuổi 10 đến 30 phản ứng lại các mục này. Nếu như việc thận trọng ra các quyết định phụ thuộc vào sự trưởng thành của não bộ, chúng ta sẽ nghĩ rằng những người tham gia ở độ tuổi nhỏ nhất xếp hạng cho các mục rủi ro cao nhất, và dần dần giảm đi cho độ tuổi tiếp theo. Thực tế như hình 5.18 cho thấy, việc chấp nhận các hoạt động rủi ro tăng lên ở tuổi khoảng 20 tuổi trước khi giảm xuống. Trong nhiều trường hợp, những người độ tuổi 20 chấp nhận rủi ro nhiều hơn là trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Nguyên nhân có thể không phải do thiếu ức chế, mà là sự phấn khích thôi thúc.
Phát triển bản dạng – Identity Development
Theo Erikson, độ tuổi thanh thiếu niên là thời kỳ “đi tìm chính mình”, xác định “Tôi là ai?” hoặc “Tôi sẽ trở thành ai?”. Là thời điểm mà hầu hết mọi người lần đầu tiên xây dựng một ‘’câu chuyện cuộc đời’’ về cách mà họ trở thành như hiện tại. Mối quan tâm của thanh thiếu niên với các quyết định về tương lai và tìm kiếm sự hiểu biết về bản thân mình được gọi là khủng hoảng bản dạng. Thuật ngữ khủng hoảng ngụ ý nhiều hỗn loạn cảm xúc hơn là bình thường. Phát triển bản dạng có 2 yếu tố chính: liệu một người có đang tích cực tìm hiểu vấn đề hay không và liệu một người đã đưa ra được quyết định nào. Chúng ta có thể lập biểu đồ các khả năng như sau:
Đã hoặc đang khám phá vấn đề | Chưa khám phá vấn đề | |
Sẵn sàng ra quyết định | Identity achievement Đạt được bản dạng | Identity Forclosure Thu nạp bản dạng |
Chưa sẵn sàng ra quyết định | Identity moratorlum Trì hoãn bản dạng | Identity diffusion Phân tán bản dạng |
Những người khi lập quyết định không đưa ra bất kỳ suy nghĩ nghiêm túc nào và không có ý thức rõ ràng về bản dạng được gọi là Phân tán bản dạng – Identity diffusion. Họ không chủ động quan tâm đến bản dạng vào thời điểm này. Phân tán bản dạng phổ biến hơn ở những người có tự trọng thấp và có thái độ vô vọng, bi quan với cuộc đời. Nếu bạn nghĩ là bạn có ít cơ hội đạt được điều gì đó, thì bạn không có lý do để quyết định bất kỳ mục tiêu hay tham vọng nào.
Người trì hoãn bản dạng – Identity moratorlum cân nhắc các vấn đề nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định. Họ thử nhiều khả năng và tưởng tượng mình ở các vai trò khác nhau nhưng trì hoãn lựa chọn.
Thu nạp bản dạng – Identity Forclosure là đưa ra các quyết định nhanh chóng mà không cần suy nghĩ nhiều. Ví dụ một chàng trai trẻ bảo rằng anh dự kiến nối nghiệp kinh doanh của gia đình với bố anh ta, hoặc một cô gái trẻ có thể nói rằng cô dự kiến kết hôn và nuôi dưỡng con cái. Các quyết định kiểu này phổ biến ở Bắc Mỹ và Châu Âu, và ngày naychúng cũng phổ biến trong nhiều xã hội. Một số người sống ở các xã hội này ít có lý do để cân nhắc các khả năng thay thế.
Cuối cùng, đạt được bản dạng – Identity achievement là kết quả của việc khám phá các bản dạng khác nhau và đưa ra các quyết định của riêng mình. Đạt được bản dạng không xảy ra đồng thời. Ví dụ bạn có thể quyết định nghề nghiệp của mình nhưng không phải về hôn nhân. Bạn có thể quyết định một nghề nghiệp và sau đó xem xét các quyết định sau.
The “Personal Fable” of Teenagers – Truyện ngụ ngôn cá nhân của thanh thiếu niên
Trả lời các mục sau xem đúng hay sai:
- Những người khác không nhận ra khát vọng sống của họ nhưng tôi sẽ nhận ra hoài bão của riêng mình.
- Tôi hiểu tình yêu và tình dục theo cách mà cha mẹ tôi chưa từng biết.
- Bi kịch có thể ập đến với bất kỳ ai nhưng có lẽ không phải tôi.
- Hầu hết mọi người để ý vẻ ngoài và cách tôi ăn mặc.
Theo David Elkind (1984), thanh thiếu niên có xu hướng nuôi dưỡng các niềm tin tương tự. Liên kết lại, ông gọi chúng là “truyện ngụ ngôn cá nhân”, với niềm tin rằng “Tôi đặc biệt – điều gì đúng với mọi người thì không đúng với tôi.” Theo đó, câu truyện ngụ ngôn này ủng hộ một cái nhìn lạc quan về cuộc sống nhưng trở nên nguy hiểm nếu nó khiến mọi người chấp nhận những rủi ro ngớ ngẩn. Tuy nhiên thái độ này không chỉ có ở thanh thiếu niên. Hầu hết những người ở độ tuổi giữa tuổi trưởng thành cho rằng mình có thể thành công trong công việc và ít có khả năng mắc các bệnh hiểm nghèo hơn mức bình thường. Họ cũng đánh giá quá cao cơ hội trúng xổ số, đặc biệt là nếu họ được chọn vé số của riêng mình. Nghĩa là, ít người phát triển hoàn toàn truyền thuyết cá nhân.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.