Phân loại

Phân loại
Categorizing

Việc phân loại mọi thứ vào các danh mục giúp tư duy của chúng ta trở nên hiệu quả hơn. Những gì bạn tìm hiểu về động vật lưỡng cư cho bạn biết điều gì sẽ xảy ra ở tất cả các loài lưỡng cư, bao gồm cả những loài bạn gặp lần đầu tiên. Những gì bạn học về ô tô cho bạn biết những gì bạn mong đợi về ô tô nói chung. Tuy nhiên, việc phân loại đôi khi chỉ ra một nhược điểm (Peterson, Schroijen, Mölders, Zenker, & Van den Bergh, 2014). Nếu bạn phân loại một chính trị gia nào đó là “thành viên của đảng mà tôi phản đối”, thì bạn có khuynh hướng phản đối mọi ý tưởng mà chính trị gia đó ủng hộ. Nếu bạn coi ai đó là “người bị tâm thần phân liệt”, thì hầu như bất cứ điều gì người đó nói hoặc làm đều có thể giống như một triệu chứng của rối loạn. Tóm lại, các danh mục phân loại là cần thiết, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào chúng đôi khi gây hiểu lầm. Chúng ta hình thành các danh mục như thế nào?

Các để mô tả một danh mục

Ways to Describe a Category

Chúng ta có tra cứu các khái niệm của mình trong từ điển tâm trí để xác định ý nghĩa của chúng không? Một vài từ có định nghĩa đơn giản, rõ ràng. Ví dụ, một đoạn thẳng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm. Tuy nhiên, nhiều khái niệm khó định nghĩa. Bạn có thể nhận ra nhạc đồng quê, nhưng bạn có thể định nghĩa nó không? Ranh giới giữa hói và không hói là gì? Đàn ông rụng một sợi tóc có bị hói không? Dĩ nhiên là không. Sau đó, anh ta rụng thêm một sợi tóc, rồi đến sợi tóc khác, và sợi tóc khác. Cuối cùng, anh ta bị hói. Vào thời điểm nào thì việc mất thêm một sợi tóc nữa khiến anh ấy là người bị hói? Eleanor Rosch (1978; Rosch & Mervis, 1975) cho rằng nhiều danh mục phân loại được mô tả tốt nhất bằng những ví dụ quen thuộc hoặc điển hình gọi là nguyên mẫu (prototypes). Sau khi xác định được nguyên mẫu hay của nhạc đồng quê hoặc một người trọc đầu, chúng ta sẽ so sánh các đối tượng khác với chúng. Tùy thuộc vào mức độ trùng khớp của một thứ gì đó, chúng ra gọi nó là một “thành viên”, “không phải là một thành viên” hoặc một “trường hợp ranh giới” của một danh mục phân loại. Ví dụ: ô tô và xe tải là các thành viên của danh mục “phương tiện”. Hoa không phải là thành viên. Thang cuốn và ván trượt nước là những trường hợp ranh giới. Tuy nhiên, một số loại khó mô tả bằng nguyên mẫu (Fodor, 1998). Chúng ta có thể nghĩ về “quái vật mắt bọ từ ngoài không gian” mà không bao giờ gặp một nguyên mẫu của thể loại đó. Mạng lưới khái niệm và cơ chế mồi

Mạng lưới khái niệm và Cơ chế mồi

Conceptual Networks and Priming

Cố gắng nghĩ về một từ và không từ nào khác nữa. Bạn sẽ sớm phát hiện ra một điều khó khăn. Nếu bạn không liên hệ từ đó với điều gì khác, bạn chỉ đang lặp lại nó, chứ không phải đang nghĩ về nó. Ví dụ: khi bạn nghĩ về con chim, bạn liên kết nó với các ví dụ cụ thể hơn, chẳng hạn như chim sẻ, các danh mục chung hơn, chẳng hạn như động vật và các thuật ngữ liên quan, chẳng hạn như bay và trứng.

Chúng ta sắp xếp các đối tượng thành các thứ bậc, chẳng hạn như động vật là danh mục cấp cao, chim là cấp trung gian và chim sẻ là danh mục cấp thấp hơn. Các nhà nghiên cứu chứng minh thực tế của loại hệ thống phân cấp này bằng cách đo độ trễ để mọi người trả lời các câu hỏi khác nhau (Collins & Quillian, 1969, 1970). Trả lời các câu hỏi đúng – sai sau càng nhanh càng tốt:

● Chim hoàng yến có màu vàng.

● Chim hoàng yến hót.

● Chim hoàng yến đẻ trứng.

● Chim hoàng yến có lông.

● Chim hoàng yến có da

Tất cả năm mục trên đều đúng, nhưng mọi người trả lời một số câu nhanh hơn những câu khác. Hầu hết mọi người trả lời nhanh nhất đối với các mục màu vàng và hót, chậm hơn một chút đối với các mục trứng và lông vũ, và vẫn chậm hơn ở mục da. Tại sao? Màu vàng và tiếng hót là đặc trưng của loài chim hoàng yến. Bởi vì bạn không nghĩ rằng trứng hoặc lông đặc biệt là đặc điểm của chim hoàng yến, bạn lập luận “Chim hoàng yến là loài chim, và chim đẻ trứng. Vì vậy chim hoàng yến phải đẻ trứng”. Đối với làn da, bạn phải lập luận, “Chim hoàng yến là chim và chim là động vật. Động vật có da, vì vậy chim hoàng yến phải có da”. Cách phân loại mọi thứ này nói chung giúp bạn tiết kiệm rất nhiều công sức. Khi bạn tìm hiểu một số thông tin mới về các loài chim hoặc động vật nói chung, bạn không cần phải học lại nó một cách riêng biệt cho từng loài.

Chúng ta cũng liên kết một từ hoặc khái niệm với các khái niệm liên quan. ▼ Hình 8.10 cho thấy một mạng lưới liên kết khái niệm mà ai đó có thể hình thành tại một thời điểm cụ thể (Collins & Loftus, 1975). Giả sử mạng lưới này mô tả các khái niệm của riêng bạn. Suy nghĩ về một trong những khái niệm được hiển thị trong hình này sẽ kích hoạt, hoặc mồi (priming), các khái niệm được liên kết với nó thông qua một quá trình được gọi là kích hoạt lan truyền (spreading activation) (Collins & Loftus, 1975). Ví dụ, nếu bạn nghe đến hoa, bạn sẽ nghĩ ngay đến hoa hồng, hoa violet và các loài hoa khác. Nếu bạn cũng nghe thấy màu đỏ, sự kết hợp của hoa và màu đỏ sẽ mồi bạn nghĩ đến hoa hồng. Việc mồi từ đó vào tâm trí giúp bạn nhận ra từ đó dễ dàng hơn bình thường nếu từ đó được chiếu nhanh trên màn hình hoặc được nói ra một cách rất nhỏ nhẹ.

Mồi (priming) một khái niệm cũng tương tự như mồi một chiếc máy bơm: Nếu bạn cho một ít nước vào máy bơm để khởi động, bạn có thể tiếp tục sử dụng máy bơm để hút nước từ giếng. Tương tự, việc bắt đầu một khái niệm sẽ giúp các quá trình bắt đầu. Đọc hoặc nghe một từ giúp bạn dễ dàng suy nghĩ hoặc nhận ra một từ khác có liên quan. Nhìn thấy một thứ gì đó giúp bạn nhận ra một vật thể có liên quan một cách dễ dàng hơn.

Mồi rất quan trọng trong ngôn ngữ. Khi bạn đọc một từ mà bạn hầu như không biết hoặc gặp khó khăn khi nghe một từ ai đó đã nói, ngữ cảnh sẽ giúp bạn hiểu nó nếu các câu trước đó là về các khái niệm có liên quan chặt chẽ (Plaut & Booth, 2000). Cơ chế mồi xảy ra trong nhiều tình huống. Ví dụ, nếu bạn nhìn vào các bức ảnh và cố gắng xác định người hoặc vật thể ở tiền cảnh, bạn sẽ thấy nhiệm vụ dễ dàng hơn nếu phần nền của bức ảnh mồi câu trả lời giống như vật thể ở tiền cảnh (Davenport & Potter, 2004) (xem ▼ Hình 8.11).

Dưới đây là một minh họa có thể được giải thích về cơ chế kích hoạt lan truyền. Trả lời nhanh từng câu hỏi sau (hoặc hỏi người khác):

1. Moses đã bắt bao nhiêu con vật mỗi loại trên chiếc tàu?

2. Câu nói nổi tiếng của Louis Armstrong đã thốt ra khi lần đầu tiên ông đặt chân lên mặt trăng là gì?

3. Một số người phát âm St. Louis là “Saint loo-Iss” và một số phát âm là “Saint loo-ee.” Bạn sẽ phát âm thủ đô Kentucky như thế nào?

Bạn có thể kiểm tra câu trả lời C ở cuối mô-đun này, trang 261. Tại sao nhiều người bỏ qua những câu hỏi này? ▼ Hình 8.12 đưa ra lời giải thích về kích hoạt lan truyền (Shafto & MacKay, 2000): Câu hỏi về Louis Armstrong kích hoạt một loạt âm thanh và khái niệm được liên kết với nhau và với các mục khác. Âm thanh của từ Armstrong và ý tưởng phi hành gia đầu tiên trên mặt trăng và những câu nói nổi tiếng đều liên quan đến “Một bước đi nhỏ bé của một con người …. ” Ngay cả cái tên Louis Armstrong cũng được liên kết một cách không chặt chẽ với Neil Armstrong vì cả hai đều là những người nổi tiếng. Tác động tổng hợp của tất cả những ảnh hưởng này sẽ tự động tạo ra câu trả lời, “Một bước đi nhỏ bé của một con người…. ”

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

 

Trả lời