Nỗi buồn – Khóc – và những cảm xúc khác

 Sadness

Nếu bạn hỏi ai đó điều gì làm họ hạnh phúc, bạn sẽ nhận được nhiều câu trả lời, nhưng nếu bạn hỏi điều gì làm họ buồn, hầu hết các câu trả lời theo kiểu này: Mọi người thấy buồn vì một cảm giác mất mát. Đó có thể là cái chết của người mình yêu, một mối quan hệ lãng mạn tan vỡ, bị chấn thương hoặc đau ốm, hoặc khó khăn về tài chính, nhưng dù là bất cứ điều gì chăng nữa, thì đó cũng là một mất mát nghiêm trọng. Nỗi buồn thúc đẩy con người khôi phục lại tâm trạng của họ theo cách nào đó. Nếu được lựa chọn giữa một phần thưởng lúc này và một phần thưởng lớn hơn về sau, những người có tâm trạng buồn bã thường chọn phần thưởng nhỏ luôn (Lerner, Li, & Weber, 2013).

Khóc – Crying

Những người có tâm trạng buồn thường khóc. Thái độ đối với tiếng cười lớn ồn ào nơi công cộng thì khác nhau tương tự như thái độ với việc tiếng khóc nơi công cộng giữa các nền văn hóa. Người trưởng thành ở Hoa Kỳ thường xuyên hơn khóc ở Trung Quốc. Phụ nữ cho biết khóc nhiều hơn đàn ông ở 30 nền văn hóa trong một cuộc khảo sát (Becht & Vingerhoets, 2002). 

Tại sao chúng ta khóc? (Các loài động vật khác thì không.) Nhiều người nói rằng khóc làm giảm căng thẳng và giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng hiệu quả thực tế thì không chắc chắn lắm. Chắc chắn mọi người cảm thấy thư giãn khi họ ngừng khóc, nhưng như thế không có nghĩa là khóc thì có lợi (Gross, Fredrickson, & Levenson, 1994). Trong một nghiên cứu, một nhóm được khuyến khích khóc và nhóm khác được hướng dẫn cách kìm nước mắt khi xem một bộ phim buồn. Trái ngược lại với ý kiến cho rằng khóc làm giảm căng thẳng, cả hai nhóm có mức độ căng thẳng ngang nhau, và những người khóc cho biết họ cảm thấy trầm cảm nhiều hơn (Kraemer & Hastrup, 1988). Một quan điểm khác đó là mục đích chính của khóc là truyền đạt nhu cầu được thông cảm và hỗ trợ xã hội (Provine, Krosnowski, & Brocato, 2009). 

Những cảm xúc khác – Other Emotions

Hạnh phúc có lẽ không chỉ là cảm xúc “tích cực”. Đối với một số mục đích, nó giúp phân biệt giữa sự nhiệt tình, sự thích thú, niềm tự hào, sự sợ hãi, và một vài kiểu cảm xúc yêu đương. Ví dụ, những người cảm thấy hạnh phúc và thích thú có xu hướng trở nên ít phê phán trong suy nghĩ của họ, và họ thường chấp nhận những lập luận yếu ớt. Ngược lại, những người trải qua cảm giác sợ hãi có xu hướng xem xét các bằng chứng cẩn thận hơn (Griskevicius, Shiota, & Neufeld, 2010). 

Nhiều nhà tâm lý học coi ngạc nhiên là một cảm xúc. Nó xảy ra khi các sự kiện không phù hợp như mong đợi. Khi mọi người ngạc nhiên, họ trở nên nhạy cảm hơn với các mối nguy hiểm và hướng sự chú ý đến bất kỳ điều gì dẫn đến một mối đe dọa (Schützwohl & Borgstedt, 2005). Họ cũng có xu hướng nhớ các sự kiện đáng ngạc nhiên trước đó (Parzuchowski & Szymkow-Sudziarska, 2008). 

Ngượng ngùng, xấu hổ, mặc cảm và niềm tự hào là những cảm xúc tự ý thức. Chúng diễn ra khi bạn nghĩ về cách người khác đánh giá hoặc coi bạn như thế nào nếu họ biết những điều bạn đã làm. Sự khác biệt giữa ngượng ngùng, xấu hổ, và mặc cảm là không rõ ràng, và các nền văn hóa khác nhau tạo ra sự khác biệt theo những cách khác nhau. Ví dụ, người Nhật Bản dùng từ được dịch là xấu hổ thường xuyên hơn là là dịch sang tiếng Anh là ngượng ngùng (Imahori & Cupach, 1994). Đối với những người nói Tiếng Anh, hầu hết các nguyên nhân gây ra sự ngượng ngùng thuộc ba loại dưới đây (Sabini, Siepmann, Stein, & Meyerowitz, 2000): 

  • Những hiểu lầm, như là cho rằng ai đó đang tán tỉnh bạn trong khi thực tế là họ đang tán tỉnh người khác sau lưng bạn 
  • Trở thành trung tâm của sự chú ý, như là để mọi người hát “chúc mừng sinh nhật bạn”  
  • Những tình huống khó khăn, như là nhờ ai đó giúp đỡ. Đôi khi mọi người cảm thấy ngượng ngùng vì thông cảm việc người khác khi họ đang ở trong tình huống tương tự (Shearn, Spellman, Straley, Meirick, & Stryker, 1999). Tưởng tượng việc người khác cảm thấy thế nào cũng có thể làm cho bạn ngượng ngùng.  

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

(Photo:prarthanapai711)

Leave a Reply