Những quan điểm về động lực

Views of Motivation

What is Motivation? - Vitec Inc.
(Photo: vitecinc.com)

Giống như các thuật ngữ quan trọng khác trong tâm lý học, động lực rất khó định nghĩa. Hãy xem xét một số định nghĩa: “Động lực là thứ kích hoạt và định hướng hành vi.” Mô tả này nghe có vẻ hay, nhưng nó cũng phù hợp với các hiện tượng khác. Ví dụ, ánh nắng kích hoạt và định hướng sự phát triển của cây cối, nhưng chúng ta không nói ánh nắng đó thúc đẩy cây cối.

“Động lực là thứ làm cho hành vi của chúng ta mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.” Than ôi, một số hành vi có động lực thì không phải lúc nào cũng mạnh mẽ. Ví dụ, bạn có thể có động lực dành vài giờ sắp tới để ngủ nướng.

Còn về điều này thì sao: Dựa vào khái niệm về củng cố ở chương 6, chúng ta có thể định nghĩa động lực như một quá trình xác định giá trị củng cố của một kết quả. Trong ngôn ngữ thường ngày, động lực là thứ bạn tìm kiếm thứ gì đó vào lúc này chứ không phải lúc khác. Ví dụ, bạn muốn ăn lúc này chứ không phải lúc khác. Hành vi có động lực là hướng đến mục tiêu. Nếu bạn có động lực là cơn đói, bạn thử hết cách này đến cách khác cho tới khi bạn tìm được đồ ăn. Nếu bạn bị lạnh, bạn mặc áo dày hơn, tìm nơi có lò sưởi đẹp hoặc làm mọi thứ để được ấm hơn.

Định nghĩa này cũng giống như một lời mô tả, nhưng nó không đưa ra lý thuyết. Hãy xem xét ngắn gọn những lý thuyết có ảnh hưởng tới ưu điểm và nhược điểm của chúng.

Các lý thuyết về xung năng

Drive Theories

Một quan điểm coi động lực như một động cơ xung năng thúc đẩy, một trạng thái bất ổn hoặc bị kích thích thúc đẩy hành vi này đến hành vi khác cho tới khi chúng loại bỏ sự kích thích (Hull, 1943). Ví dụ, nếu bạn bị một chiếc dằm đâm vào ngón tay, cảm giác khó chịu sẽ thúc đẩy bạn tìm nhiều cách khác nhau cho đến khi bạn lấy được được cái dằm ra.

Theo lý thuyết giảm xung năng phổ biến giữa các nhà tâm lý học trong những năm 1940 và 1950, con người và các loài vật khác ăn để giảm cơn đói, uống để giảm khát, hoạt động tình dục để giảm ham muốn tình dục. Theo quan điểm này, nếu bạn thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của mình, bạn trở nên trơ ì. Lý thuyết dường như hàm ý rằng mục tiêu cuối cùng của bạn là không có gì để làm. Sự thật, hầu hết mọi người ghét việc ngồi không. Trong một nghiên cứu, những người trẻ tuổi được yêu cầu ngồi một mình trong vòng 6 đến 15 phút khi tỉnh táo nhưng không làm gì, ngoài việc họ được chọn cách bật một cái công tắc mà có thể khiến họ bị đau vì giật điện. Mặc dù tất cả những người này trước đó đều nói rằng họ sẽ trả tiền để tránh bị điện giật, nhưng 12 trong số 18 người đàn ông và 6 trong 24 người phụ nữ đã tự làm mình bị giật điện ít nhất 1 lần, chỉ để phá vỡ sự nhàm chán (Wilson et al., 2014). Hãy thử giải thích điều đó theo lý thuyết giảm động lực.

Cân bằng nội môi

Homeostasis

Một bước tiến về ý tưởng giảm xung năng là khái niệm cân bằng nội môi, duy trì mức độ tối ưu của các điều kiện sinh học bên trong cơ thể một sinh vật (Cannon, 1929). Ý tưởng về cân bằng nội môi thừa nhận rằng chúng ta tìm kiếm một trạng thái cân bằng, đó không phải là trạng thái không có kích thích. Ví dụ, con người cố gắng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, trọng lượng cơ thể ổn định, một lượng nước nhất định trong cơ thể, một lượng cảm giác vừa phải.

Hành vi của chúng ta cũng dự đoán các nhu cầu trong tương lai. Ví dụ bạn có thể ăn một bữa sáng lớn mặc dù bạn không đói, chỉ bởi vì bạn biết rằng bạn sẽ quá bận để dừng lại ăn trưa. Nhiều động vật tích trữ chất béo và lông để bảo vệ cơ thể trong thời tiết giá lạnh của mùa đông và sau đó giảm cân cũng như rụng lông vào mùa xuân. Khi bạn sợ hãi, bạn bắt đầu đổ mồ hôi, dự đoán nhiệt cơ thể bạn tăng lên trong khi bạn cố gắng thoát khỏi nguy hiểm. Một khái niệm điều chỉnh trong cân bằng nội môi là điều tiết – allostasis, được định nghĩa là duy trì các mức độ điều kiện sinh học mà thay đổi theo nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Allostasis hoạt động để ngăn chặn những khó khăn thay vì sửa chữa sau khi chúng xảy ra (Sterling, 2012).

Các lý thuyết về sự khích lệ

Incentive Theories

Các khái niệm về giảm xung năng và cân bằng nội môi coi nhẹ sức mạnh của kích thích mới khơi dậy hành vi. Ví dụ nếu ai đó mang cho bạn món tráng miệng yêu thích, bạn có thể ăn ngay cả khi bạn không đói không? Động lực bao gồm nhiều thứ hơn các nội lực bên trong thúc đẩy chúng ta tới những hành vi nhất định. Nó bao gồm cả sưj kích thích khích lệ mà lôi kéo chúng ta đến hành động. Hầu hết các hành vi có động lực được kiểm soát bởi sự kết hợp giữa xung năng và khích lệ. Bạn ăn bởi vì bạn đói (xung năng) và bởi vì bạn thấy thức ăn hấp dẫn (khích lệ). Bạn nhảy xuống bể bơi vào một ngày nóng bức để làm mát cơ thể (xung năng) và bởi vì bạn thích làm nước bắn tung tóe (khích lệ)

Song song với sự phân biệt giữa xung năng và khích lệ là một sự phân biệt giữa động lực ngoại tại và động lực nội tại. Một động lực ngoại dựa trên phần thưởng cho hành động có thể mang lại hoặc một trừng phạt để có thể tránh được. Xung năng vì đói, nước, hoặc nhiệt độ thoải mái là một động lực bên ngoài. Một động lực nội tại dựa trên niềm vui mà từ hành động mang lại. Ví dụ, chơi giải ô chữ hoặc chơi điện tử dựa trên một động lực nội tại. Nhiều hoặc hầu hết các hành động là sự kết hợp của cả hai. Ví dụ bạn có thể chạy bộ hoặc tập thể dục bởi vì bạn thích nó, và cũng để giảm cân hoặc tăng cơ bắp. Bạn có thể đọc sách không chỉ để hoàn thành bài tập mà còn bởi vì (tôi hi vọng) bạn thấy rằng nó hấp dẫn.  

Bảng 11.1 Tổng hợp ba quan điểm về động lực

Table 11.1 Summarizes three views of motivation.

Bảng 11.1 Ba quan điểm về động cơ
Quan điểmĐiểm cơ bảnNhược điểm
Các lý thuyết xung năng

Theo các lý thuyết xung năng, động lực là một kích thích cho đến khi chúng ta tìm được cách để giảm nó

Các động lực dựa vào nhu cầu hoặc kích thích mà chúng ta cố gắng để giảm; chúng không chỉ định các hành động cụ thểHàm ý rằng chúng ta luôn cố gắng giảm hành động kích thích, không bao giờ làm tăng nó. Nó cũng coi nhẹ tầm quan trọng của những kích thích bên ngoài
Cân bằng nội môi

Cân bằng nội môi là quá trình duy trì một mức độ ổn định như là nhiệt độ cơ thể ở trong một phạm vi cố định

Các động lực có xu hướng duy trì trạng thái cơ thể gần một số mức độ tối ưu. Chúng có thể phản ứng với nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương laiCoi nhẹ tầm quan trọng của kích thích bên ngoài
Các lý thuyết khích lệ

Sự khích lệ là kích thích bên ngoài mà thu hút chúng ta mặc dù chúng ta không có nhu cầu sinh học về chúng

Các động lực phản ứng lại kích thích hấp dẫnLý thuyết không hoàn thiện trừ khi kết hợp với xung năng hoặc cân bằng nội môi

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply