Conflicting Motivations
Bạn hầu như luôn có nhiều hơn một động lực. Đôi khi những động lực này hòa hợp với nhau. Hãy tưởng tượng bạn đang ở ngoài trời trong một ngày nóng nực. Bạn muốn giải nhiệt, bạn khát và thấy hơi đói, và bạn muốn ở bên cạnh bạn bè . Ai đó gợi ý nên đi đến đâu đó có đồ ăn nhẹ và một ly nước chanh mát lạnh.
Bạn đồng ý, điều này thỏa mãn cả bốn động lực – điều hòa nhiệt độ, khát, đói, và tương tác xã hội. Nhưng vào một thời điểm khác, bạn có thể có những động lực xung đột. Bạn có thể buồn ngủ trong khi bạn bè muốn xem phim xuyên đêm. Vậy làm sao để giải quyết các xung đột như vậy?
Abraham Maslow (1970) đề xuất rằng chúng ta giải quyết các xung đột theo thang thứ bậc nhu cầu, một sự sắp xếp các nhu cầu từ cơ bản nhất đến những nhu cầu nhận được sự quan tâm khi tất cả những nhu cầu khác được kiểm soát, như ở hình 11.1. Nếu bạn cần thở, việc giành giật oxy sẽ được ưu tiên hơn bất kỳ thứ gì khác. Nếu bạn đói, khát, hoặc quá nóng hay quá lạnh, bạn theo đuổi những nhu cầu đó cho đến khi bạn thỏa mãn. Sau khi bạn thỏa mãn các nhu cầu sinh học cơ bản, bạn chuyển sang những nhu cầu về an toàn, hoặc an ninh để tránh bị tấn công hoặc bị thương. Tiếp theo nữa là nhu cầu xã hội, sau đó là nhu cầu về lòng tự trọng. Đỉnh cao của thang thứ bậc nhu cầu là tự hiện thực hóa bản thân, nhu cầu hoạt động sáng tạo để phát huy hết tiềm năng của bạn. Maslow đề xuất rằng những người thỏa mãn các nhu cầu cao hơn có xu hướng khỏe mạnh hơn về mặt tinh thần so với người khác.
Khái quát hơn, thang thứ bậc nhu cầu của Maslow đưa ra quan điểm phù hợp về một số động lực nhất định được ưu tiên hơn những động lực khác. Tuy nhiên, lý thuyết này không chính xác nếu như chúng ta chỉ hiểu theo nghĩa đen. Đôi khi, tránh được bị thương hoặc nguy hiểm còn cấp thiết hơn là tìm thức ăn. Bạn có đi dạo trong thời tiết buốt giá, bỏ qua cơ hội ăn uống và ở bên cạnh người mình yêu không? Bạn có mạo hiểm cuộc sống để đạt được mục tiêu mà bạn tin tưởng không? Một số người có. Mặc dù các nhu cầu thấp hơn thường được ưu tiên hơn những nhu cầu cao, vẫn có những ngoại lệ xảy ra.
Những chỉ trích khác về lý thuyết của Maslow đó là bỏ qua việc nuôi dạy con cái và quá nhấn mạnh vào ý tưởng mơ hồ về tự hiện thực hóa (Kenrick, Griskevicius, Neuberg, & Schaller, 2010). Ngoài ra, cụ thể là góc độ văn hóa. Với nhiều người Trung Quốc, lòng tự tôn và thành tích cá nhân ít quan trọng hơn cảm giác thuộc về nhóm hoặc gia đình của một người. Hình 11.2 trình bày một thang thứ bậc khác (Yang, 2003). Theo thang thứ bậc này, mọi người phải thỏa mãn các nhu cầu sinh tồn ở bậc dưới. Khi thỏa mãn được điều đó, một người phân nhánh theo một hoặc hai hướng hoặc kết hợp cả hai. Nhánh bên phải liên quan đến sinh sản, một mục tiêu thiết yếu đối với tất cả các nền văn hóa nhân loại, mặc dù không phải cho mỗi người ở từng nền văn hóa nhất định. Nhánh bên trái liên quan đến nhu cầu thể hiện riêng của một người. Liên quan đến những người khác hoặc thuộc về một gia đình hoặc nhóm mà quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người trong các nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể. Lòng tự trọng và nhu cầu tự hiện thực hóa bản thân rất quan trọng đối với mội người ở một số nền văn hóa chứ không phải tất cả.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.