Explanations of Classical Conditioning
Điều kiện hóa cổ điển thực sự là gì? Quá trình này thoạt đầu có vẻ đơn giản, nhưng nghiên cứu sau đó cho thấy nó phức tạp hơn và thú vị hơn hiều. Pavlov lưu ý rằng điều kiện hóa phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa CS và UCS:
Trong các hình minh họa này, hãy chú ý tới thời gian theo chiều từ trái sang phải. Pavlov phỏng đoán rằng việc đưa ra CS và UCS gần như cùng lúc đã tạo ra một đường liên kết phát triển trong não để con vật nhận biết CS như thể đây là UCS.
▼ Hình 6.7a minh họa các liên kết có thể có trước khi bắt đầu huấn luyện điều kiện hóa: UCS kích thích phần não chịu trách nhiệm xử lý UCS, khu này ngay lập tức kích thích UCR. ▼ Hình 6.7b minh họa các kết nối có thể phát triển trong quá trình điều kiện hóa: Ghép đôi CS với UCS phát triển một liên kết giữa các vùng trên não đảm nhiệm. Sau khi liên kết này được củng cố, CS kích thích vùng não xử lý CS, vùng não này kích thích UCS, kích thích vùng UCR và tạo ra phản xạ.
Các nghiên cứu sau đã đưa ra ý kiến mâu thuẫn với điều nói trên. Đầu tiên, một cú sốc điện (UCS) khiến chuột nhảy và rít lên, nhưng một kích thích có điều kiện CS kết hợp với cú sốc điện sẽ khiến chúng tê liệt tại vị trí. Chúng phản xạ với kích thích có điều kiện như một tín hiệu cảnh báo nguy hiểm chứ không phải như thể chúng sẽ cảm thấy một cú sốc. Có nghĩa rằng điều kiện hóa không chỉ đơn giản là việc chuyển phản xạ từ một kích thích sang một kích thích khác. Ngoài ra, trong điều kiện hóa truy vết (trace conditioning) – giai đoạn cuối của CS và bắt đầu UCS tách rời bằng một khoảng thời gian trì hoãn ở giữa. Trong trường hợp này, con vật không thực hiện phản xạ có điều kiện ngay sau kích thích có điều kiện mà đợi cho đến khi gần như kết thúc thời gian trì hoãn thông thường giữa CS và UCS. Một lần nữa, điều này chứng tỏ rằng con vật không nhận biết CS như thể nó là UCS; nó đang sử dụng nó như một công cụ dự đoán, một cách để chuẩn bị sẵn sàng cho UCS (Gallistel & Gibbon, 2000).
Đúng như Pavlov đề cập, thời gian trì hoãn giữa CS và UCS càng lâu thì điều kiện hóa diễn ra càng yếu, trong điều kiện các yếu tố khác đều ngang bằng. Tuy nhiên, điệu kiện là CS và UCS gần nhau đúng thời điểm là chưa đủ. Một điều kiện cần thiết khác nữa là CS và UCS cần diễn ra đồng thời thường xuyên hơn là diễn ra riêng lẻ. Có nghĩa là, CS phải là một điều dự báo tốt của UCS. Hãy xem xét thí nghiệm này: Đối với chuột ở cả Nhóm 1 và Nhóm 2, CS đều được đưa ra theo sau bởi một UCS, như thể hiện trong ▼ Hình 6.8. Đối với Nhóm 2, UCS cũng xuất hiện vào nhiều thời điểm khác mà không có sự xuất hiện của CS. Đối với nhóm này UCS diễn ra thường xuyên và không đi cùng với CS mà có lúc diễn ra một mình. Nhóm 1 học được phản xạ mạnh mẽ với CS, còn Nhóm 2 thì không (Rescorla, 1968, 1988).
Bây giờ hãy xem xét thí nghiệm này: Chuột được chiếu sáng (CS) sau đó đi kèm theo cú sốc điện (UCS) cho đến khi chúng phản xạ nhất quán với ánh sáng. Phản xạ có điều kiện ở đây là sự tê cứng người tại chỗ. Sau đó, chúng nhận được một loạt các quy trình thí nghiệm tương tự với cả ánh sáng và âm thanh, và theo sau đó vẫn là cú sốc điện. Và rồi hãy xem xét phản xạ của chuột chỉ riêng đối với âm thanh. Chúng có thể hiện phản xạ có điều kiện không? Kết quả là không. Mô hình tương tự cũng xảy ra với thứ tự ngược lại: Đầu tiên, chuột học phản xạ với âm thanh, sau đó chúng nhận được sự kết hợp giữa ánh sáng – âm thanh trước khi bị sốc điện. Chúng thể hiện phản xạ có điều kiện đối với âm thanh nhưng không phản xạ với ánh sáng (Kamin, 1969; xem ▼ Hình 6.9). Những kết quả này chỉ ra hiệu ứng ngăn chặn – blocking: Sự liên kết đã được thiết lập trước đó với một kích thích ngăn chặn sự hình thành liên kết với kích thích được bổ sung. Các nghiên cứu đã thiên về hai cách giải thích: Thứ nhất, nếu kích thích đầu tiên dự đoán kết quả, kích thích thứ hai không bổ sung thêm thông tin mới. nào. Thứ hai, chuột chú ý mạnh mẽ đến kích thích đã dự đoán kết quả và do đó ít chú ý đến kích thích mới hơn.
Nguyên tắc tương tự cũng diễn ra trong lý luận của con người. Giả sử bạn có một vài trải nghiệm khi ăn thứ gì đó với ớt và bị dị ứng. Sau đó, bạn có một số trải nghiệm khi bạn ăn ớt và các loại hạt và có phản xạ tương tự. Bạn đã quyết định tránh ăn ớt. Bạn có tránh xa các loại hạt không? Có lẽ là không (Melchers, Ungor, & Lachnit, 2005).
Kết lại: Điều kiện hóa cổ điển không chỉ dừng lại ở việc một con chó tiết nước dãi
Nếu ai đó yêu cầu bạn mô tả những gì bạn hy vọng sẽ học được từ một khóa học tâm lý học, có lẽ bạn sẽ không trả lời rằng “Tôi muốn học cách làm cho chó chảy nước miếng!” Tôi hy vọng bạn thấy rằng nghiên cứu về tiết nước bọt có điều kiện chỉ là một cách để khám phá các cơ chế cơ bản, giống như các nhà nghiên cứu di truyền học đã nghiên cứu ruồi giấm Drosophila hoặc các nhà sinh lý học thần kinh đã nghiên cứu dây thần kinh của mực. Điều kiện hóa cổ điển quan trọng đối với nhiều hành vi quan trọng, từ phản xạ cảm xúc đến dung nạp thuốc. Chúng ta sẽ gặp lại nó trong các chương sau.
Đôi khi người ta sử dụng thuật ngữ Pavlovian để chỉ hành vi đơn giản, máy móc, giống như người máy. Pavlovian hay điều kiện hóa cổ điển không phải là dấu hiệu của sự ngu ngốc. Đó là một cách phản xạ với các mối quan hệ giữa các sự kiện, một cách giúp chúng ta chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra.