Morning People and Evening People

Con người thay đổi theo nhịp sinh học của họ. “Người buổi sáng” thức dậy rất dễ dàng, nhanh chóng tỉnh táo và làm việc hiệu quả vào buổi sáng. “Người buổi tối” thường mất thời gian để khởi động nhiều hơn vào buổi sáng (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) và làm việc hiệu quả vào buổi chiều hoặc tối (Horne, Brass & Pettitt, 1980). Bạn có thể tự phân loại bản thân thành người buổi sáng, người buổi tối hoặc người trung lập.
Những người buổi sáng có nhiều thuận lợi theo nhiều cách, đặc biệt nếu trường học và công sở làm việc vào sáng sớm. Về trung bình, tuýp sinh viên buổi sáng duy trì tập trung tốt hơn vào buổi sáng, làm tốt các bài kiểm tra và đạt điểm cao hơn, mặc dù khi so sánh với tuýp sinh viên buổi tối thì đều có khả năng nhận thức và động lực tương tự nhau. (Haraszti, Ella, Gyöngyösi, roenneberg, & Káldi, 2014; lara, madrid, & correa, 2014; preckel et al., 2013). Tuy nhiên, tuýp người đàn ông buổi tối có ưu điểm là: Họ có xu hướng hướng ngoại hơn, có hoạt động xã hội năng động hơn, và có nhiều bạn tình hơn (Randler et al., 2012). Benjamin Franklin từng nói, ‘’Ngủ sớm và dậy sớm khiến con người khỏe mạnh, giàu có và thông thái hơn.’’ Có lẽ vậy, nhưng một vài người cũng châm biếm rằng “ngủ sớm dậy sớm và người yêu đã đi cùng thằng khác”
Hầu hết thanh niên trẻ là tuýp người buổi tối hoặc trung lập, trong khi phần lớn những người trên 65 tuổi thuộc tuýp buổi sáng. Nếu bạn hỏi một vài người rằng họ thích đi ngủ lúc mấy giờ khi họ chẳng còn việc gì làm, thì các câu trả lời dao động từ muộn đến muộn hơn ở tuổi teen, vào khoảng 1-2h sáng. Ở độ tuổi 20, và sau đó thì bắt đầu thay đổi ngược, từ từ và đều đặn qua nhiều thập kỉ (Roenneberg et al., 2004). Nếu sự thay đổi về thời gian ngủ sớm hơn sau độ tuổi 20 là để thích nghi với yêu cầu công việc, chúng ta có thể mong đợi một sự thay đổi đột ngột, và chúng
ta sẽ dự đoán được xu hướng đảo ngược khi ở tuổi nghỉ hưu. Thực tế là xu hướng thay đổi thời gian đi ngủ dần dần trong quá trình sống cho thấy một nền tảng sinh học. Hơn nữa mô hình này cũng xảy ra tương tự ở các loài khác. Những con chuột già hơn thức dậy nhanh chóng trong khi những con chuột non thức giấc chậm hơn và cải thiện hiệu suất muộn hơn (Winocur & hasher, 1999, 2004).
Sự khác nhau về độ tuổi trong nhịp sinh học ảnh hưởng nhiều cách khác nhau tới hành vi. Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu đã so sánh trí nhớ của thanh niên (18 đến 22 tuổi) và những người lớn tuổi (66 đến 78 tuổi). Lúc sáng sớm, người lớn tuổi làm việc hiệu quả như người trẻ. Vào cuối ngày, nhóm thanh niên duy trì được sự ổn định và cải thiện trong khi nhóm người lớn tuổi bị giảm sút (May, hasher, & stoltzfus, 1993). ▲ Hình 10.7 chỉ ra các kết quả.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.