Nghiên cứu đặc điểm tính cách và một số vấn đề trong đo lường tính cách

man in public thinking about sitting on the couch at home
(Photo: Verywellmind)

Nghiên cứu về các đặc điểm tính cách chính 

Theo cách tiếp cận đặc điểm tính cách, con người có những đặc điểm nhất quán trong hành vi của mình. Các nhà tâm lý học mô tả, nghiên cứu và đo lường các đặc điểm tính cách cá nhân. Ví dụ, hãy xem xét một quan điểm: tin vào một thế giới công bằng (đời là thế). Những người có niềm tin vững chắc vào một thế giới công bằng duy trì cuộc sống công bằng và tin rằng con người thường nhận những gì họ xứng đáng. Dưới đây là các câu hỏi để đo lường niềm tin về một thế giới công bằng được trích xuất từ một bảng hỏi chuẩn hóa. Hãy cho biết mức độ đồng ý của bạn từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 6 (hoàn toàn đồng ý). Điểm của bạn càng cao (trong phạm vi từ 6 đến 36) thì niềm tin vào một thế giới công bằng của bạn càng mạnh mẽ như là:

Con người thường nhận được phần thưởng và sự trừng phạt mà họ xứng đáng phải nhận. Hầu hết những người gặp bất hạnh đã làm gì đó mà mang bất hạnh tới với chính họ. Tất cả những lần may mắn tôi nhận được là do tôi xứng đáng. Phần thưởng chỉ dành cho những ai làm việc chăm chỉ nhất. Người không có việc làm hay tiền bạc là do họ đáng phải chịu như thế. Hiếm khi có những người vô tội phải đi tù.

Thật an ủi  khi tin rằng cuộc sống về cơ bản là công bằng, những việc làm tốt sẽ được đền đáp và những việc làm xấu sẽ bị trừng phạt. Những người có niềm tin mạnh mẽ về một thế giới công bằng thường giải quyết tốt những tình huống căng thẳng, cảm thấy tin tưởng rằng mọi thứ cuối cùng nhất định sẽ tốt đẹp. Họ có nhiều khả năng đề nghị giúp đỡ một người gặp căng thẳng hoặc tìm cách trả thù kẻ đã gây ra tổn thương, để có thể khôi phục lại cảm giác có được công lý. 

Tuy nhiên, họ cũng có có khả năng sẽ “đổ lỗi cho nạn nhân” về bệnh tật hoặc những đau khổ khác. (Suy cho cùng, nếu đây là một thế giới công bằng, thì con người nhận được điều mà họ xứng đáng). So với những người có niềm tin mỏng manh về một thế giới công bằng, những người có niềm tin mạnh mẽ ít có khả năng ủng hộ việc tuyển dụng ưu đãi dành cho người da màu hoặc phụ nữ. (Nếu bạn tin rằng cuộc sống vốn dĩ công bằng, thì bạn không cần phải làm gì nhiều để cải thiện sự công bằng ấy). Điểm chính ở đây là đặc điểm tính cách của một người – trong trường hợp này, niềm tin về một thế giới công bằng – biểu lộ theo nhiều cách. Cách mà mỗi người xử trí trong một tình huống gợi ý dấu hiệu cách người đó sẽ hành động ở tình huống khác. 

Các vấn đề trong đo lường tính cách 

Lĩnh vực tính cách cũng như các lĩnh vực khác của Tâm lý học, quá trình nghiên cứu phụ thuộc vào cách đo lường hiệu quả. Một vấn đề trong đo lường tính cách đó là hành vi không phải lúc nào cũng nhất quán. Bạn có thểthân thiện với người này chứ không phải người khác. Bạn vui vẻ lúc này chứ không phải lúc khác. Bạn chỉ giữ vài lời hứa chứ không phải tất cả. Một nhà nghiên cứu quan sát bạn trong một thời gian ngắn có thể có những kết luận không chính xác. Do đó, các nhà nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để hỏi mọi người cách họ thường cư xử. Khi mọi người tự đánh giá tính cách của mình, chúng ta có thể tin rằng thông tin đó là chính xác không? Hầu hết người Mỹ đều đánh giá bản thân cao hơn mức trung bình về hầu hết các khía cạnh, trong khi người Anh có xu hướng khiêm tốn, và người châu Á thậm chí còn khiêm tốn hơn. Người Mỹ tự gọi mình là ‘ở mức trung bình’ thì được cho là tự đánh giá thấp bản thân, theo lẽ thường bạn sẽ không nói mình là trung bình trừ khi bạn thực sự nghĩ rằng mình ở dưới mức trung bình! Trong nhiều trường hợp, những người bạn thân của bạn có thể đánh giá chính xác về tính cách của bạn hơn là chính bạn. 

Acne is a true issue for teens: It's time to treat it as such – Inklings News
(Photo: sidewaysthoughts)

Một ví dụ về các vấn đề đo lường: Lòng tự tôn

Hãy xem xét khó khăn trong việc đo lường tính cách. Lòng tự tôn/Self-esteem là sự ước lượng về khả năng, hiệu suất, và giá trị của một người. Con người nói chung hay người Mỹ nói riêng, đều muốn có lòng tự tôn cao. Họ làm mọi thứ để duy trì lòng tự tôn của mình, bao gồm cả việc cố gắng cải thiện các kỹ năng, hoặc nhắc nhớ bản thân rằng họ thành công hơn người khác theo những cách nhất định. Những người có lòng tự tôn cao ít bị trầm cảm hơn. Các nhà tâm lý học dự đoán lòng tự tôn cao có thể dẫn đến tăng năng suất và kết quả tốt khác, tuy  nhiên, các chương trình nâng cao sự tự đánh giá lòng tự tôn của mọi người lại có những kết quả đáng thất vọng. Khen ngợi mọi người nói chung ít có ảnh hưởng tới hành vi hung hăng và đôi lúc giảm hiệu suất ở trường học hoặc công việc. (Có khi họ nghĩ rằng họ tuyệt vời và không cần thiết phải chứng minh điều đó). Các nhà tâm lý học cũng dự đoán những người thành công có lòng tự tôn cao, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người phụ nữ trẻ trông sáng sủa và thành đạt lại tự đánh giá lòng tự tôn thấp.

Một số kết quả gây ngạc nhiên hoặc thất vọng phụ thuộc vào cách chúng ta đo lường sự đánh giá lòng tự tôn. Đây là một số ví dụ trong bảng hỏi đánh giá lòng tự tôn của một người:

  • Tôi cảm thấy tôi có một số phẩm chất tốt.
  •  Tôi có thể làm tốt nhiều thứ như hầu hết người khác.
  • Nhiều lúc tôi nghĩ mình không tốt lắm.
  • Tôi là một kẻ thất bại. 

Một câu trả lời đúng đối với hai câu đầu hay sai đối với hai câu sau cũng được tính điểm đánh giá lòng tự tôn. Đối chiếu các mục đó với bảng hỏi về đánh giá lòng tự tôn khác mà bạn trả lời từ 1 (hiếm khi hoặc không bao giờ) đến 5 (thường xuyên hoặc luôn luôn):

  • Tôi cảm thấy mình là một người xinh đẹp. 
  • Tôi nghĩ là mình có ấn tượng tốt với người khác.
  • Tôi nghĩ mình có khiếu hài hước cao.
  • Tôi cảm thấy mọi người thực sự thích tôi nhiều. 

Những mục ngày đo lường lòng lòng tự tôn hay chỉ là khoe khoang? Những mục đúng-sai từ ba câu đầu của lòng tự tôn:

  • Có nhiều thứ về bản thân mà tôi sẽ thay đổi nếu tôi có thể. 
  • Tôi thường cảm thấy tiếc vì những gì mình đã làm.
  • Tôi không học giỏi ở trường như tôi muốn.
  • Tôi ước tôi có thể thay đổi vẻ bề ngoài của mình. 

Những câu trả lời đúng ở các mục này chỉ ra sự đánh giá lòng tự tôn thấp hay chúng nhắm đến các mục tiêu cao? Người trả lời đúng có lẽ đang phấn đấu để tự cải thiện. Người trả lời sai nghĩ rằng chúng chỉ nói về những thứ hoàn hảo sẵn. 

Vậy chúng ta nên quan tâm thế nào đến những cô gái trẻ đánh giá lòng tự tôn thấp? Các kết quả phản ánh cách đo lường lòng tự tôn. Theo một bản phân tích các câu trả lời cho từng mục riêng biệt, đánh giá lòng tự tôn của phụ nữ tương đương với nam giới hoặc cao hơn về học thức, khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi đạo đức, và nhiều khía cạnh khác. Phụ nữ có xu hướng tự đánh giá thấp về khả năng thể thao (trong khi, thực tế, nhiều đàn ông phải nỗ lực hơn) và vẻ bề ngoài, có lẽ bởi vì phụ nữ phấn đấu cho một chuẩn mực cao hơn nam giới. Tóm lại thông điệp ở đây là: Tính cách khó đo lường, và chúng ta cần xem xét  cách đo lường thật cẩn trọng trước khi chúng ta đưa ra kết luận.

 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply