Nghiên cứu trong Tâm lý học Nhận thức

http://www.psychologyunlocked.com/

Hãy xem xét câu sau: “Câu này là sai.” Vậy bản thân câu này là đúng hay sai? Việc tuyên bố rằng câu này đúng có nghĩa rằng ta đồng ý với đánh giá của chính nó rằng nó sai. Nhưng tuyên bố nó sai sẽ làm cho đánh giá của câu này thành đúng. Một câu nói đề cập đến chính nó, được gọi là một câu tự tham chiếu, có thể gây nhầm lẫn. Nó có thể là đúng (như câu trên!). Nó có thể là sai (“Bất cứ ai đọc câu này sẽ đột ngột được chuyển đến hành tinh Hải vương”), nó có thể không có khả năng được kiểm chứng (“Bất cứ khi nào không có ai đang đọc câu này, nó sẽ thay đổi phông chữ của nó”) hoặc hài hước (“Câu này không động từ”). Trong chương này, bạn sẽ được yêu cầu suy nghĩ về suy nghĩ của mình. Làm như vậy có nghĩa là bạn đang tự ám chỉ mình và nếu bạn cố gắng “nghĩ về những gì bạn đang nghĩ bây giờ”, bạn có thể đi vào một vòng lặp khó hiểu như câu “Câu này là sai”. Do đó, các nhà nghiên cứu tâm lý tập trung nhiều nhất có thể vào kết quả thu được từ các thí nghiệm được kiểm soát một cách chặt chẽ, chứ không chỉ vào những gì mọi người tự nhìn nhận về quá trình suy nghĩ của họ.

Module 8.1: Chú ý và phân loại
Module 8.1: Attention and Categorization

Sau khi nghiên cứu mô-đun này, bạn sẽ có thể:
● Phân biệt giữa các quá trình chú ý và tiền chú ý.
● Đưa ra các ví dụ về các hiện tượng liên quan đến sự chú ý, chẳng hạn như mù thay đổi.
● Thảo luận về về chứng rối loạn giảm tập trung.
● Thảo luận về tầm quan trọng của việc phân loại và ảnh hưởng của phân lại đến suy nghĩ (tư duy).

Nhận thức có nghĩa là tư duy và sử dụng kiến thức. Các nhà tâm lý học nhận thức cũng xem xét cách mà mọi người tổ chức tư duy của họ trở thành ngôn ngữ. Nhận thức bắt đầu bằng việc chú ý đến điều gì đó và phân loại nó. Làm thế nào các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu về các quá trình nhận thức? Kể từ khoảng năm 1970, các nhà tâm lý học đã phát triển nhiều cách thức giúp suy luận các quá trình mà họ không thể quan sát được, nói chung là bằng cách đo tốc độ và độ chính xác của lời phản hồi từ khách thể tham gia thí nghiệm

Nghiên cứu trong Tâm lý học Nhận thức

Research in Cognitive Psychology

Bạn có thể nghĩ rằng tâm lý học nhận thức nên đơn giản hóa mọi thứ. “Nếu bạn muốn tìm hiểu những gì mọi người nghĩ hoặc biết, tại sao không hỏi họ?” Đôi khi, các nhà tâm lý học có đưa ra câu hỏi, nhưng không phải lúc nào mọi người cũng nhận thức được quá trình suy nghĩ của chính mình. Hãy xem xét thử nghiệm này: Nhà thực nghiệm đưa ra hai thẻ bài cùng một lúc, mỗi thẻ hiển thị một khuôn mặt phụ nữ và hỏi bạn cái nào trông hấp dẫn hơn. Đôi khi nhà thực nghiệm cũng yêu cầu một lời giải thích cho lựa chọn. Nhà thực nghiệm lén lút đánh tráo thẻ bài và hỏi tại sao bạn lại chọn một khuôn mặt cụ thể nào đó, trong khi thực tế đó là khuôn mặt không được chọn lúc đầu, như thể hiện trong ▼ Hình 8.1. Mọi người thường không nhận ra sự đánh tráo và trung bình, lời giải thích cho lựa chọn của họ dài, cụ thể và thể hiện tính chắc chắn đối với các thẻ đã bị đánh tráo cũng giống hệt như đối với các thẻ đã chọn ban đầu (Johansson, Hall, Sikström, & Olsson, 2005). Các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là mù lựa chọn bởi vì mọi người hành động như thể họ không biết những gì họ đã chọn. Rõ ràng, khi mọi người “giải thích” một lựa chọn mà họ không thực sự làm, họ đang phải nêu ra những lý do mà họ bịa ra sau đó. Do đó, chúng tôi nghi ngờ rằng ngay cả trong các thử nghiệm không có sự đánh tráo, mọi người thường chọn mà không biết lý do và sau đó đưa ra một lời giải thích hợp lý.

Nếu không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tìm ra quá trình suy nghĩ của mọi người chỉ bằng cách hỏi, thì làm cách nào chúng ta có thể khám phá ra chúng? Hãy xem xét một trong những thử nghiệm đầu tiên cho thấy cách đo lường quá trình tâm trí.

Chúng ta có những bằng chứng nào? What’s the evidence? 

Hình ảnh tâm trí. Mental Imagery

Nếu bạn nhìn vào một thứ gì đó và cố gắng mô tả nó trông như thế nào từ một góc nhìn khác, có thể bạn sẽ nói rằng bạn đã tưởng tượng ra việc xoay vật thể đó. Roger Shepard và Jacqueline Metzler (1971) lập luận rằng nếu mọi người sử dụng hình ảnh tâm trí, thì thời gian cần thiết để xoay một hình ảnh tâm trí cũng tương tự như thời gian cần thiết để xoay một vật thể thực.

Giả thuyết: Khi mọi người phải xoay một hình ảnh tâm trí để trả lời một câu hỏi, họ phải xoay nó một góc càng lớn thì thời gian đưa ra câu hỏi càng lâu.

Phương pháp: Khách thể tham gia thí nghiệm xem các cặp hình ảnh của các vật thể ba chiều, giống như trong ▼ Hình 8.2 và cho biết liệu có khả thi khi xoay một vật thể đã cho để khớp với vật thể còn lại hay không. (Cố gắng tự trả lời câu hỏi này trước khi đọc những nội dung tiếp theo.)

Mọi người ấn một cái nút để chỉ ra rằng 2 hình ảnh giống và một cái nút khác để biểu thị khác. Khi câu trả lời đúng là giống, người tham gia thí nghiệm có lẽ đã xác định câu trả lời đó bằng cách xoay hình ảnh tâm trí của bức tranh đầu tiên cho đến khi nó khớp với bức tranh thứ hai. Nếu vậy, độ trễ sẽ phụ thuộc vào độ lớn của hình ảnh được xoay.

Kết quả: Người tham gia trả lời các mục gần như là đúng hết. Như dự đoán, thời gian phản ứng của họ khi đưa ra câu trả lời giống phụ thuộc vào sự khác biệt về góc xoay giữa hai hình ảnh đã cho, như ▲ Hình 8.3 cho thấy. Cứ quay thêm 20 độ, thời gian phản hồi tăng lên một lượng không đổi. Mọi người đưa ra lời phản hồi như thể họ đang xem một vật thể xoay với tốc độ không đổi.

Diễn giải: Thao tác với hình ảnh tâm trí một phần cũng giống như hoạt động thị giác. Trong trường hợp này, điều mà chúng ta đề xuất có vẻ như là đúng. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà nghiên cứu có thể suy luận các quá trình tư duy từ sự chậm trễ của mọi người trong việc trả lời một câu hỏi. Nhiều nghiên cứu trong tâm lý học nhận thức có được những suy luận từ việc xem xét thời gian lời phản hồi được đưa ra.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

 

Leave a Reply