
Con người khi mới sinh ra hầu như không có khả năng kiểm soát các cơ của mình, ngoại trừ mắt và miệng. Hãy tưởng tượng một em bé được sinh ra với sự kiểm soát hoàn toàn của tất cả các cơ, bao gồm cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Liệu đó có phải là một điều tốt?
Sau khi cha mẹ ngừng khoe khoang về đứa con phát triển vượt trội của họ, họ sẽ phát hiện ra mình đã gặp phải cơn ác mộng. Một đứa trẻ sơ sinh với sự linh hoạt vô cùng nhưng chưa có kinh nghiệm có thể rơi vào bất cứ nguy cơ nào có thể hình dung được. Ngay từ đầu, mọi người cần tìm hiểu cái gì là an toàn để chạm vào và cái gì không, nơi chúng ta có thể đến và nơi chúng ta không nên. Tất cả mọi thứ chúng ta làm đều yêu cầu quá trình học tập và học lại một cách liên tục.
Các nhà tâm lý học đã tiến hành một kho tàng nghiên cứu đồ sộ về học tập, và trong quá trình nghiên cứu, họ đã phát triển và hoàn thiện các phương pháp mà ngày nay thường được áp dụng trong các nghiên cứu tâm lý khác. Chương này nói về các quy trình thay đổi hành vi — tại sao bạn liếm môi khi nhìn thấy thức ăn ngon, tại sao bạn quay lưng lại với thực phẩm đã từng khiến bạn phát bệnh, tại sao bạn cầm dao sắc một cách thận trọng, và tại sao bạn rùng mình khi nhìn thấy ai đó đang lao về phía bạn với một con dao. Trong Chương 7, chúng ta chuyển sang chủ đề về trí nhớ, bao gồm khả năng nhớ lại các sự kiện cụ thể.
MODULE 6.1 Điều kiện hóa cổ điển
Classical Conditioning
Sau khi nghiên cứu mô-đun này, bạn sẽ có thể:
- Thảo luận về các giả định và mục tiêu của chủ nghĩa hành vi.
- Định nghĩa điều kiện hóa cổ điển và mô tả các quy trình để thiết lập và đo lường.
- Nêu ra những quy trình về sự dập tắt trong điều kiện hóa cổ điển.
- Điều kiện hóa cổ điển liên quan đến lờn thuốc (dung nạp thuốc) như thế nào
- Các mà Pavlov đã cố gắng giải thích điều kiện hóa cổ điển và đưa ra những bằng chứng tiếp theo mà yêu cầu một cách giải thích khác.
Trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 20, hầu hết các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý học thực nghiệm đều tập trung vào quá tình học tập ở động vật, bao gồm một số lượng lớn các nghiên cứu về chuột trong những mê cung đơn giản và chim bồ câu mổ một chiếc đĩa đặt bên cạnh lồng. Để hiểu được định hướng của các nhà nghiên cứu về những chủ đề này, chúng ta cần nắm được một vài thông tin về lịch sử. Sự quan tâm đến quá trình học tập ở động vật bắt nguồn từ cả khoa học và triết học.
Mối liên hệ giữa Quan điểm của nhà tâm lý học hành vi và Học tập
Như đã thảo luận trong Chương 1, một số nhà tâm lý học cổ điển, những người theo chủ nghĩa cấu trúc, đã khám phá các hiện tượng tâm lý bằng cách yêu cầu mọi người mô tả cảm giác, trải nghiệm của họ, v.v. Các nhà tâm lý học khác thì muốn tránh xa cách tiếp cận này nhiều nhất có thể, bởi vì những tuyên bố về trạng thái tâm trí không giải thích được gì nhiều:
Q: Vì sao cô ấy mắng anh ta Why did she yell at him?
A: Cô ấy mắng vì cô ấy tức giận She yelled because she was angry.
Q: Vì sao bạn biết cô ấy tức giận? How do you know she was angry?
A: Chúng ta biết cô ấy tức giận vì cô ấy đã la mắng
Những người phản đối các cuộc thảo luận về trạng thái tâm trí đã ủng hộ chủ nghĩa hành vi, một quan điểm mà tâm lý học chỉ nên quan tâm đến những gì con người và các loài động vật khác thực hiện, và hoàn cảnh mà họ/chúng thực hiện điều đó, chứ không bàn đến suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc hoặc bất kỳ trạng thái nội tại nào khác. Đối với câu hỏi, “Tại sao cô ấy lại hét vào mặt anh ấy?” câu trả lời nên xác định những trải nghiệm và tác nhân kích thíc gây ra sự việc đó. Các nhà hành vi học xem những lập luận về các sự kiện tâm trí chỉ là thứ ngôn ngữ tùy tiện. Theo B. F. Skinner (1990): khi bạn nói, “Tôi dự định…,‘’ thì ý của bạn thực ra là“ Tôi sắp sửa. . . ” hoặc “ Trong những tình huống như thế này, tôi thường. . . ” hay “ Hành vi này đang ở giai đoạn đầu của quá trình.” Bất kỳ tuyên bố nào về các trải nghiệm tâm trí đều có thể được chuyển đổi thành những mô tả về hành vi.
Quand diểm về nội dung mô tả tương tự cũng được áp dụng trong hệ thống luật pháp của Anh và Mỹ: Một nhân chứng được hỏi rằng “Bạn đã nhìn và nghe thấy những gì?” Câu trả lời có thể được chấp nhận đó là “Bị cáo đổ mồ hôi và run rẩy, và tiếng nói của anh ta thì ngập ngừng.” Và nhân chứng không nên nói rằng “Bị cáo đã căng thẳng và lo lắng,” bởi vì tuyên bố đó đòi hỏi một suy luận mà nhân chứng không được quyền đưa ra. (Tất nhiên, bồi thẩm đoàn có thể đưa ra một suy luận.)
Thoạt nhìn, điều sau có vẻ rất nực cười và bạn có thể muốn phản đối lại chủ nghĩa hành vi: “Ý bạn là gì, suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của tôi không tạo ra hành vi của tôi?!” Câu trả lời của các nhà hành vi học là, “Chính xác. Suy nghĩ của bạn và các trạng thái nội tâm khác không tạo ra hành vi của bạn bởi vì các sự kiện trong môi trường của bạn đã tạo ra suy nghĩ của bạn. Những sự kiện đó là nguyên nhân thực sự dẫn đến hành vi của bạn”. Hãy chiêm nghiệm điều này: Nếu bạn tin rằng suy nghĩ của bạn hoặc các trạng thái nội tại khác dẫn đến các hành vi không phụ thuộc vào những gì bạn trải nghiệm trước đây, bạn có thể đưa ra bằng chứng nào để chứng minh cho luận điểm của mình?
Jacques Loeb là một trong những người ủng hộ chủ nghĩa hành vi sớm nhất, cực đoan nhất. Theo cách nói của Loeb, “Những chuyển động được sinh ra bởi ánh sáng hoặc các yếu tố khác đối với mọi người giống như là sự thể hiện ý chí và mục đích của động vật, trong khi trên thực tế, con vật buộc phải đi đến nơi mà đôi chân của nó đưa tới” (Loeb, 1918/1973, trang 14). Tại sao một số loài sâu bướm lại hướng tới ánh sáng? Theo Loeb, đó không phải là vì chúng “mê” ánh sáng. Đó là bởi vì ánh sáng phía trước làm tăng tốc độ vận động của chúng. Nếu ánh sáng chiếu vào chủ yếu từ bên trái hoặc bên phải, sâu bướm sẽ quay về phía ánh sáng, không phải vì nó “muốn”, mà vì ánh sáng từ phía này gây ra căng cơ lớn hơn ở một bên của cơ thể và do đó khiến con vật di chuyển một bên chân nhiều hơn bên khác. Loeb đã áp dụng những lý giải tương tự để giải thích tại sao một số động vật nhất định có xu hướng di chuyển về phía nóng hoặc lạnh, hướng đến hoặc ra khỏi mặt nước, bay lên (tránh trọng lực) hoặc xuống, v.v. (xem ▼ Hình 6.1). Các cơ chế tích hợp khiến động vật di chuyển theo những cách thích nghi, mà động vật không nhất thiết phải có bất kỳ mong muốn hay ý định nào. Quan điểm của Loeb là một ví dụ về tâm lý kích thích-phản xạ, nỗ lực giải thích hành vi bằng cách mô tả mỗi kích thích gây ra phản xạ như thế nào.
▲ Hình 6.1 Jacques Loeb, một sinh viên đầu tiên nghiên cứu hành vi của động vật, lập luận rằng phần lớn hoặc tất cả các hành vi của động vật không xương sống có thể được mô tả là phản xạ với các kích thích đơn giản, chẳng hạn như tiếp cận ánh sáng hoặc di chuyển ngược lại với hướng của trọng lực.
Mặc dù thuật ngữ tâm lý học kích thích-phản xạ phù hợp với Loeb, nhưng nó lại là một mô tả đi lệch với các nhà hành vi học ngày nay. Các nhà hành vi học tin rằng hành vi là sản phẩm không chỉ của các kích thích hiện tại mà còn là lịch sử về trải nghiệm của mỗi cá nhân, cộng với các yếu tố như trạng thái tỉnh táo hay lơ mơ (Staddon, 1999).
Lý do của Loeb có đủ để giải thích tất cả các hành vi của sâu bướm hoặc các động vật không xương sống khác không? Thực ra, không ai có bất kỳ bằng chứng nào có thể chỉ ra sai sót của quan điểm này. Câu hỏi đặt ra là, cách tiếp cận đó có thể áp dụng đến mức độ nào? Chúng ta có thể giải thích một số, nhiều hoặc tất cả các hành vi của động vật có xương sống bằng những thuật ngữ đơn giản như nhau không?
Thách thức lớn nhất là đưa ra giải thích về cơ chế của học tập. Mục tiêu của những người theo chủ nghĩa hành vi rất lớn lao và đầy lạc quan. Mục tiêu của họ là tìm ra các quy luật cơ bản của hành vi, đặc biệt là học tập, tương tự như các quy luật vật lý. Mục tiêu của họ là những lời giải thích đơn giản nhất có thể, dựa trên nguyên tắc tối giản đã được thảo luận ở Chương 2 (Nghiên cứu trong tâm lý học). Nhưng liệu họ có thể giải thích việc học tập bằng những thuật ngữ đơn giản mà không cần nhắc đến sự hiểu biết, ý tưởng, hay các quá trình nội tại khác không?
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.