Mô hình năm tính cách lớn

The Big Five Model of Personality

Big 5 personality traits
(Image: verywellmind)

Các nhà tâm lý học phát minh ra các bảng hỏi để đo lường niềm tin vào một thế giới công bằng, lòng tự tôn và hàng trăm các đặc điểm tính cách khác. Những đặc điểm này có quan trọng hơn những đặc điểm khác không? Nên nhớ nguyên tắc phân tích ở chương 2: Nếu chúng ta có thể mô tả đầy đủ tính cách với một vài đặc điểm, thì không nên đo lường nhiều hơn. Một cách để bắt đầu thực hiện là kiểm tra ngôn ngữ của chúng ta. Trong Tiếng Anh mỗi đặc điểm tính cách quan trọng đều có từ mô tả. Mặc dù giả thuyết này là điều không cần thiết, nhưng có vẻ như khi xem xét mức độ chú ý của mọi người đối với tính cách của người khác. Khi 168 người được yêu cầu mô tả tính cách của những người họ quen biết, họ đã tạo ra 758 thuật ngữ. 

Gordon Allport và H.S.Odbert (1936) đã lục tìm trong từ điển tiếng Anh và phát hiện gần 18,000 từ có thể mô tả tính cách. Họ lọc bớt những từ chỉ đơn thuần là đánh giá mơ hồ và các thuật ngữ liên quan đến trạng thái tạm thời, như là bối rối (Ít nhất chúng tôi hi vọng rằng sự nhầm lẫn chỉ là tạm thời). Trong danh sách còn lại, họ tìm thấy các cụm từ đồng nghĩa như là trìu mến; ấm áp; và yêu thương và chỉ giữ lại một trong các thuật ngữ. Khi họ tìm ra các từ đối lập như trung thực và thiếu trung thực, họ cũng chỉ giữ lại một, sau khi xóa các từ đồng nghĩa và trái nghĩa, Raymond Cattell đã thu hẹp danh sách gốc chỉ còn 35 đặc điểm. 

Nguồn gốc của mô hình Năm tính cách lớn 

Mặc dù không có đặc điểm nào trong 35 đặc điểm tính cách mà Cattell xác định là từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, nhiều từ trong số chúng bị trùng lặp. Các nhà tâm lý học đã tìm kiếm các nhóm đặc điểm liên quan chặt chẽ đến một số nhóm, nhưng không tương quan với các nhóm khác. Khi sử dụng cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu tìm ra mô hình mà họ đặt tên là Năm tính cách lớn / Big Five hoặc Mô hình năm tính cách: Ổn định cảm xúc, Hướng ngoại, Dễ chịu, Tận tâm và Cởi mở. Đặc điểm của chúng đó là (1) mỗi đặc điểm tương quan với khía cạnh tính cách mà ngôn ngữ có một từ vựng để mô tả (2) không có đặc điểm nào liên quan đến bốn đặc điểm còn lại, nhờ vậy chúng không đo lường cùng một thứ. Các khía cạnh của mô hình Big Five được mô tả như sau: 

Ổn định cảm xúc/Emotional stability là xu hướng tối thiểu hóa những cảm xúc tiêu cực. Thuật ngữ đối lập với nó là nhiễu tâm/neuroticism . Tính cách nhiễu tâm/ liên quan đến lo âu, tức giận, tự nhận thức, thường xung đột với người khác và mắc nhiều bệnh thể chất và tâm thần. Do đó, ổn định cảm xúc liên quan đến việc tự kiểm soát, có mối quan hệ tốt với người khác và sức khỏe tâm thần. 

Hướng ngoại/Extraversion là xu hướng tìm kiếm những kích thích và thích được bầu bạn với người khác. Đối lập với hướng ngoại là hướng nội. Hướng ngoại liên quan đến sự ấm áp, lối sống tập thể; tính quyết đoán, sự nhiệt thành và nhu cầu hứng khởi. Mặt tiêu cực của hướng ngoại là tăng nguy cơ nghiện bia rượu và những hành vi rủi ro khác. Mặt tích cực đó là hướng ngoại có xu hướng cảm thấy tốt đẹp và tự thấy hài lòng cao với cuộc sống. Mối tương quan đi theo cả hai hướng: Cảm nhận hạnh phúc làm cho con người cởi mở hơn, và hành vi cởi mở làm cho họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Thậm chí giả vờ là người hướng ngoại khiến những người sống nội tâm cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhiều người cho rằng những người hướng ngoại là những người bán hàng giỏi nhất nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng người bán hàng giỏi nhất chỉ hơi hướng ngoại – hơi quyết đoán và nhiệt tình nhưng không quá tự tin hay độc đoán. 

Sự dễ chịu/Agreeableness là có lòng trắc ẩn đối với người khác. Nó ngụ ý sự quan tâm đến phúc lợi của người khác và liên quan chặt chẽ đến khái niệm quan tâm xã hội của Adler. Người có tính tình dễ chịu cao tin tưởng vào người khác và mong đợi người khác tin tưởng họ. Họ có nhiều khả năng có hôn nhân và nghề nghiệp ổn định hơn mức trung bình. Họ ít có khả năng có định kiến hơn mức trung bình. Họ hồi phục tốt hơn mức trung bình khi bị tai nạn, một phần bởi vì họ có hỗ trợ xã hội tốt. 

Sự tận tâm/Conscientiousness là xu hướng thể hiện kỷ luật tự giác; nghiêm túc và đạt được thành tích cũng như có năng lực. Người tận tâm cao làm việc chăm chỉ và hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn. Họ tập luyện, ăn uống lành mạnh và nói chung hành động để nâng cao sức khỏe và sống lâu hơn. Cả dễ chịu sự tận tâm đều liên quan đến thành công ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. 

Cởi mở/Openness sẵn sàng trải nghiệm là một xu hướng mà thích trải nghiệm tri thức và các ý tưởng mới. Người có điểm cởi mở cao thích nghệ thuật hiện đại, âm nhạc lạ thường, các loại phim ảnh và sách kích thích tư duy. Họ thích gặp những người kỳ lạ và khám phá những ý tưởng mới. 

■ Table 14.2: Tổng hợp mô hình năm yếu tố 

Nghiên cứu đa văn hóa hỗ trợ một phần cho cách tiếp cận Big Five. Một số nghiên cứu đã tìm thấy kết quả phù hợp với mô hình Big Five cho những người ở các nền văn hóa khác nhau sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Một nghiên cứu ở Trung Quốc xác định các đặc điểm tương ứng với hướng ngoại, sự nhiễu tâm, tận tâm và trung thành với những truyền thống của người Trung Quốc. 

Những hạn chế

Nếu bạn muốn dự đoán những người nào sẽ thanh toán hóa đơn đúng hạn thì sử dụng thang đo tận tâm sẽ hiệu quả. Để dự đoán những người sẽ thử ăn ở một nhà hàng mới, kỳ lạ, chúng ta có thể dựa vào tính cách cởi mở với trải nghiệm mới. Tương tự như vậy, một hoặc các đặc điểm khác của Big Five tương quan mạnh mẽ với các khía cạnh khác của hành vi. Nhưng liệu Big Five có nắm giữ mọi thứ quan trọng trong hành vi của con người không? Nhiều nhà tâm lý học vẫn chưa bị thuyết phục bởi mô hình này. Ví dụ, một số nhân viên ăn cắp ở công ty và lợi dụng đồng nghiệp. Hành vi của họ vượt ra ngoài sự thiếu tận tâm. Một kiểu bảng hỏi khác, đo lường sự chính trực (trung thực và đạo đức hạnh) là thang đo giá trị hơn. 

Các nghiên cứu khác chỉ ra thiếu sót của cách tiếp cận Big Five khi bỏ qua sự hài hước, tôn giáo, sự quyến rũ, tiết kiệm, bảo thủ, tính nam – tính nữ, và hợm hĩnh làm màu. Nói tóm lại, việc Big Five giải thích đầy đủ về sự thay đổi trong hành vi con người có thể hữu ích, nhưng với những mục đích nhất định, chúng ta cần khám phá các khía cạnh khác nữa.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply