
Tổn thương vỏ não trước trán cũng dẫn đến chứng hay quên (xem Hình 7.18). Bởi vì vỏ não trước trán nhận được thông tin đầu vào từ hồi hải mã, các triệu chứng của tổn thương vỏ não trước trán chồng lên các triệu chứng của tổn thương hồi hải mã. Tuy nhiên một vài thiếu xót có thể xảy ra
Tổn thương vỏ não trước trán có thể là hậu quả của đột quỵ, chấn thương đầu hoặc hội chứng Korsakoff, một tình trạng do thiếu hụt vitamin B1 (thiamine) kéo dài, thường là kết quả của chứng nghiện rượu mãn tính. Sự thiếu hụt này dẫn đến mất hoặc co rút các tế bào thần kinh trên diện rộng, đặc biệt là ở vỏ não trước trán. Bệnh nhân thờ ơ, lú lẫn và mất trí nhớ (Squire, Haist, & Shimamura, 1989). Nếu được đưa ra một danh sách các từ cần nhớ, họ sẽ quên những từ ở đầu danh sách trước khi đến cuối danh sách và họ cũng sớm quên những từ ở cuối (Stuss et al., 1994).
Những bệnh nhân bị tổn thương vỏ não trước trán có sự nhầm lẫn trong khi trả lời nhiều câu hỏi, đó là những nỗ lực để lấp đầy những khoảng trống trong trí nhớ của họ. Thông thường, họ trả lời câu hỏi về những gì đang xảy ra trong ngày hôm nay bằng cách mô tả điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ của họ (Borsutzky, Fujiwara, Brand, & Markowitsch, 2008; Schnider, 2003). Ví dụ, một phụ nữ lớn tuổi nhập viện có thể khăng khăng rằng bà ấy phải về nhà để cho con mình bú. Đôi khi bệnh nhân tỏ ra bối rối, cố gắng rời bệnh viện để về nhà hoặc đi làm (Nahum, Bouzerda-Wahlen, Guggisberg, Ptak, & Schnider, 2012). Sự nhầm lẫn này không phải để che dấu việc họ không có khả năng trả lời các câu hỏi, vì bệnh nhân với chứng Korsakoff hầu như không bao giờ đặt câu hỏi như “Premola ở đâu?” hoặc “Công chúa Lolita là ai?” (Schnider, 2003). Họ là người nếu chưa bao giờ biết câu trả lời họ sẽ thoải mái thừa nhận rằng mình không biết. Cuộc phỏng vấn sau đây là một ví dụ điển hình (Moscovitch, 1989, trang 135–136). Lưu ý sự kết hợp thông tin một cách chính xác, sự nhầm lẫn đó là đã xảy ra một thời điểm nào đó trong quá khứ và những nỗ lực bằng trong tưởng tượng để giải thích sự khác biệt giữa câu trả lời này và câu trả lời khác.
Chuyên gia tâm lý: Bạn bao nhiêu tuổi?
Bệnh nhân: Tôi 40 hoặc 42 tuổi, ah nhầm, 62 tuổi.
Chuyên gia tâm lý: Bạn đã kết hôn hay còn độc thân?
Bệnh nhân: Tôi đã lập gia đình.
Chuyên gia tâm lý: Bạn kết hôn được bao lâu rồi?
Bệnh nhân: Khoảng 4 tháng.
Nhà tâm lý học: Vợ bạn tên gì?
Bệnh nhân: Martha.
Chuyên gia tâm lý: Bạn có bao nhiêu con?
Bệnh nhân: Bốn. (Anh ấy cười.) Không tệ trong 4 tháng.
Chuyên gia tâm lý: Con bạn bao nhiêu tuổi?
Bệnh nhân: Con cả 32 tuổi; Thằng bé tên là Bob. Đứa trẻ nhất 22 tuổi; tên Joe.
Chuyên gia tâm lý: Bạn mới cưới 4 tháng, làm sao có thể có 4 đứa con?
Bệnh nhân: Chúng được nhận nuôi.
Nhà tâm lý học: Ai đã nhận nuôi chúng?
Bệnh nhân: Martha và tôi.
Chuyên gia tâm lý: Ngay sau khi kết hôn bạn đã muốn nhận nuôi những đứa con đã ở tuổi trưởng thành như thế?
Bệnh nhân: Trước khi kết hôn, chúng tôi đã nhận nuôi một, ah không 2 đứa; là cô cả Brenda và Bob Còn Joe và Dina được nhận nuôi sau chúng tôi kết hôn.
Chuyên gia tâm lý: Những điều này có kỳ lạ đối với bạn không, những gì bạn đang chia sẻ ấy.
Bệnh nhân: Tôi nghĩ là cũng có một chút kỳ lạ.
Chuyên gia tâm lý: Tôi đã xem hồ sơ của bạn, nó cho thấy bạn đã kết hôn được hơn 30 năm. Bạn có thấy những thông tin này là chính xác?
Bệnh nhân: Không.
Chuyên gia tâm lý: Bạn có thực sự tin rằng bạn đã kết hôn được 4 tháng?
Bệnh nhân: Vâng.
Bệnh nhân bị tổn thương vỏ não trước trán tự tin phản biện về sự nhầm lẫn của họ và thường duy trì sự nhầm lẫn này từ lần này sang lần khác. Thực ra, những người bình thường đôi khi cũng có xu hướng tương tự. Sinh viên đại học nghe những thông tin phức tạp về các chủ đề mà họ có ít hiểu biết trong 2 phút và sau đó trả lời các câu hỏi chi tiết. Mỗi tuần 1 lần trong 4 tuần liên tiếp, những sinh viên này nghe cùng một mô tả và trả lời các câu hỏi giống nhau. Hầu hết mọi người đều lặp lại những dự đoán sai giống nhau từ tuần này sang tuần khác (Fritz, Morris, Bjork, Gelman, & Wickens, 2000).
Tại sao những người bị tổn thương vùng vỏ não trước trán lại có sự nhầm lẫn nhiều hơn hầu hết những người còn lại? Theo Morris Moscovitch (1992), vùng vỏ não trước trán cần thiết để làm việc với trí nhớ, các chiến lược mà chúng ta sử dụng để tái lập lại những ký ức mà chúng ta không thể nhớ lại ngay lập tức. Nếu bạn được hỏi nơi xa nhất ở phía Bắc mà bạn đã từng đi du lịch là ở đâu hoặc bạn đã ăn bao nhiêu salad trong tuần trước, bạn sẽ trả lời được câu trả lời của mình. Những người bị tổn thương vỏ não trước trán gặp khó khăn trong việc đưa ra những suy luận hợp lý.
Mặc dù có trí nhớ kém, những người bị tổn thương não vẫn thực hiện tốt hầu hết các bài kiểm tra về trí nhớ tiềm ẩn. Ví dụ, sau khi nghe một danh sách các từ, bệnh nhân có thể không nói được bất kỳ từ nào trong danh sách và thậm chí có thể không nhớ rằng họ đã nghe danh sách đó. Tuy nhiên, khi được đưa ra một bộ ba chữ cái như CON—, bệnh nhân sẽ điền các chữ cái còn lại để tạo thành những từ, và từ đó có trong danh sách (Hamann & Squire, 1997).
Một ví dụ khác: Sau khi bệnh nhân liên tục chơi trò chơi điện tử Tetris, họ nói rằng họ không nhớ mình đã chơi trò chơi này trước đó, mặc dù họ đã cải thiện trình độ sau mỗi lần chơi. Khi đi ngủ, họ nói rằng họ nhìn thấy một ít hình ảnh về các khối và tự hỏi chúng là gì (Stickgold, Malia, Maguire, Roddenberry, & O’Connor, 2000).
Một kết luận quan trọng rút ra từ tất cả các nghiên cứu về tổn thương não và chứng hay quên: Chúng ta có một số loại trí nhớ khác nhau. Một tổn thương có thể làm suy yếu loại trí nhớ này mà không làm suy yếu loại trí nhớ khác.
Kiểm tra nội dung vừa đọc
- Mặc dù sự nhầm lẫn là một ký ức sai lệch, nhưng nó khác với ký sức sai lệch được gợi ý đã được thảo luận ở trong phần đầu của mô-đun này như thế nào?
Câu trả lời
- Hầu hết các sự nhầm lẫn đều đúng vào một thời điểm nào đó, nhưng không phải thời didemr hiện tại. Họ hiếm khi bịa ra thông tin mới.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.