Freud’s Theory of Dreams
/understanding-your-dreams-2795935-v1-5c61dce846e0fb0001f08ea5.png)
Bác sĩ người Áo Sigmund Freud, cha đẻ của Phân tâm học, duy trì quan điểm rằng các giấc mơ biểu lộ những suy nghĩ và động cơ vô thức của người mơ. Ông cho rằng, để hiểu về một giấc mơ, một người cần phải xem xét các ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau. Mỗi giấc mơ đều có một nội dung rõ ràng – nội dung bên ngoài và nội dung tiềm ẩn – các ý nghĩa tiềm ẩn mà trải nghiệm trong mơ thể hiện một cách tượng trưng.
Ví dụ, Freud (1900/1955) từng mơ thấy một trong số người bạn của ông là người chú của mình. Ông đã nghiên cứu tìm ra mối liên kết đó là: Cả người bạn này và người bạn khác đều được đề nghị bổ nhiệm làm giáo sư ở trường đại học. Cả hai đều bị từ chối, có thể bởi vì họ là người Do Thái. Bản thân Freud cũng được đề nghị bổ nhiệm tương tự và ông sợ rằng ông cũng bị từ chối bởi vì ông là người Do Thái. Người chú duy nhất của Freud từng bị kết án vì những giao dịch kinh doanh bất hơp pháp. Tuy nhiên, cha của Freud nói rằng người chú không xấu mà chỉ là một người đơn giản khờ khạo.
Hai người bạn này liên quan gì tới người chú của Freud? Theo nhận định một trong những người bạn của Freud thì là người đơn giản. Người còn lại cũng từng bị buộc tội vì có hành vi tình dục sai trái. Bằng việc liên kết hai người bạn với chú mình, Freud diễn giải ý nghĩa giấc mơ, “có lẽ họ không được bổ nhiệm ở trường đại học bởi vì là một người đơn giản (giống chú của ông) và người kia thì bị coi là tội phạm (giống chú của ông). Nếu vậy, việc là người Do Thái của tôi có thể khiến tôi không được bổ nhiệm. ”
Trong một vài trường hợp, Freud dựa vào các liên tưởng riêng lẻ, như trong giấc mơ vừa được mô tả, nhưng ông cũng cho rằng các yếu tố nhất định có ý nghĩa tiên đoán đối với hầu hết mọi người. Ví dụ, ông tuyên bố rằng số 3 trong giấc mơ đại diện cho dương vật và tinh hoàn của một người đàn ông. Bất cứ cái gì dài, như một cái que, đều đại diện cho một dương vật. Bất kỳ thứ gì có thể thâm nhập vào cơ thể cũng vậy, bất kỳ thứ gì như nước chảy, bất kỳ thứ gì kéo dài, hầu như bất kỳ dụng cụ nào và bất kỳ thứ gì có thể bay hoặc nổi – bởi vì chúng đều dâng lên giống như sự cương cứng (Freud, 1935). Ông thừa nhận rằng nếu bạn mơ về một con dao hoặc một chiếc máy bay, bạn có thể mơ về một con dao hoặc một chiếc máy bay thay vì một dương vật, nhưng ông đã tự tin rằng một nhà phân tâm học kỹ năng cao có thể tìm ra sự khác biệt (ngay cả khi người mơ không thể).
Một trong những phân tích giấc mơ nổi tiếng nhất của Freud liên quan đến một người đàn ông cho ông biết về việc nhớ lại một giấc mơ từ khi ông ta lên 4 tuổi (!) khi ông ta nhìn thấy sáu hoặc bảy con chó trắng tai to đang ngồi bất động dưới gốc cây bên ngoài cửa sổ. (Giấc mơ thực về những con chó Spitz, mặc dù Freud mô tả chúng như những con sói.) Sau một hồi suy luận căng thẳng, Freud kết luận rằng cậu bé đã mơ về cha mẹ cậu trong bộ đồ ngủ có lẽ cũng màu trắng, giống những chú chó trong giấc mơ. Việc những chú chó thiếu cử động đại diện cho hoạt động tình dục. Những cái tai to cũng đại diện cho sự đối lập – nỗi sợ hãi của cậu bé về việc bị cắt bỏ dương vật. Nói ngắn gọn, Freud cho rằng cậu bé đã mơ thấy việc cha mẹ mình quan hệ tình dục kiểu doggy. Nhiều thập kỉ sau đó, các nhà nghiên cứu cứu đã tìm được người đàn ông mà đã kể cho Freud về giấc mơ này. Ông cho biết rằng (1) ông coi việc diễn giải giấc mơ của Freud là quá xa vời, và (2) sự điều trị của Freud không mang lại kết quả rõ ràng nào vì ông đã dành nhiều năm sau đó để tiếp tục điều trị (Esterson, 1993).
Ai đó có thể lắng nghe về những giấc mơ và tìm ra các khía cạnh tính cách tiềm ẩn của người mơ không? Nhiều nhà trị liệu tâm lý đưa ra những diễn giải giấc mơ mà khách hàng của họ tìm thấy ý nghĩa. Tuy nhiên, không có cách nào để kiểm tra các diễn giải có chính xác hay không. Tiếp cận của Freud về phân tích giấc mơ bị giảm dần (Domhoff, 2003).
Các lý thuyết hiện đại về giấc mơ
Modern Theories of Dreaming
Theo lý thuyết mô hình Kích hoạt – Tổng hợp giấc mơ (Activation-synthesis theory of dreams), các giấc mơ diễn ra bởi vì vỏ não thực hiện hoạt động hỗn loạn xảy ra trong giấc ngủ REM cộng với bất kỳ kích thích tác động đến các cơ quan cảm giác và cố gắng hết sức để tạo ra hoạt động này (Hobson & mccarley, 1977). Một số khía cạnh của các giấc mơ dường như liên quan đến hoạt động tự phát của não bộ và các kích thích khác nhau. Ví dụ, khi mọi người mơ tới việc sử dụng toilet hoặc cố gắng tìm toilet, họ thường tỉnh giấc và phát hiện ra rằng họ thực sự cần một toilet. Bạn đã từng mơ thấy việc mình cố gắng đi bộ hoặc chạy nhưng không thể cử động? Một lời giải thích đó là các cơ chính bị tê liệt trong giấc ngủ REM. Não bộ của bạn gửi thông điệp đến các cơ về việc cử động nhưng nhận được thông điệp phản hồi cảm giác cho thấy chúng không thể cử động.
Tuy nhiên, các giấc mơ liên quan đến cảm giác hiện tại là ngoại lệ chứ không phải quy luật (Foulkes & domhoff, 2014; nir & tononi, 2010). Ngoài ra lý thuyết kích hoạt tổng hợp giấc mơ không đưa ra các dự đoán rõ ràng và có thể kiểm tra. Ví dụ, các cơ luôn luôn bị tê liệt trong giấc ngủ REM. Tại sao chúng ta luôn mơ thấy mình không thể cử động? Có lẽ có một vấn đề nghiêm trọng hơn lý thuyết này đó là các trải nghiệm trong giấc mơ, mặc dù kỳ lạ, dường như không phải là ngẫu nhiên hoặc lộn xộn.
Một quan điểm khác được biết đến là lý thuyết nhận thức thần kinh – Neurocognitive theory, cho rằng mơ chỉ đơn giản là một kiểu suy nghĩ, tương tự như mơ mộng hoặc tâm trí thơ thẩn tạo ra dưới nhiều điều kiện (Fox, nijeboer, solomonova, domhoff, & christoff, 2013; solms, 2000):
- Giảm kích thích cảm giác, đặc biệt là các vùng não cảm giác chính.
- Giảm hoạt động ở vỏ não trước, vùng não quan trọng cho lập kế hoạch và trí nhớ làm việc.
- Mất đi khả năng chủ động kiểm soát suy nghĩ.
- Đủ hoạt động trong các vùng não khác, bao gồm cả những cả những vùng chịu trách nhiệm cho nhận diện khuôn mặt và các khía cạnh nhất định của động lực và cảm xúc.
Ngược lại với lý thuyết kích hoạt tổng hợp, coi giấc mơ là một quá trình từ dưới lên bắt đầu từ cảm xúc hoặc kích hoạt ngẫu nhiên, lý thuyết nhận thức thần kinh coi giấc mơ từ trên xuống, được điều khiển bởi các cơ chế tương tự như bất kỳ suy nghĩ nào. William domhoff (2011) so sánh giấc mơ với hoạt động của “mạng lưới mặc định” của não, hệ thống hoạt động trong khi tâm trí thơ thẩn và mơ mộng. Mạng lưới mặc định trôi dạt từ suy nghĩ này tới suy nghĩ khác mà không cần kế hoạch hoặc điều khiển, giống như giấc mơ. Não bộ của người ngủ chỉ nhận một số lượng thông tin giác quan giới hạn. Bởi vì các vùng thị giác và thính giác chính của não hoạt động rất ít khi ngủ, các vùng não còn lại tạo ra các hình ảnh mà không bị can thiệp, thường tập trung vào thứ người mơ đã thấy, nghe hoặc nghĩ về nó trước đó vài ngày. Thỉnh thoảng, một giấc mơ đề cập đến một điều gì đó mà là nỗi lo từ lâu của người mơ. Ví dụ, một người lớn tuổi có thể mơ về viêc quên tủ đựng đồ ở trường phổ thông. Do hoạt động thấp ở vùng vỏ não trước, khu vực quan trọng trong lập kế hoạch và trí nhớ làm việc, câu chuyện giấc mơ chuyển từ sự kiện này sang sự kiện khác mà không liên tục hoặc nhiều ý định.
Các giấc mơ tiết lộ điều gì đó về mối quan tâm và tính cách của người mơ. Nghĩa là, bạn mơ về những vấn đề mà bạn quan tâm hoặc làm bạn lo lắng. Tuy nhiên, kiểu giải thích này khác với việc tìm ra ý nghĩa tiềm ẩn tượng trưng, như Freud đã cố gắng làm.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.