LỜI DẪN ĐẦU CHƯƠNG I

Ngay cả khi những người mà chúng ta tin tưởng thể hiện sự quả quyết trong ý kiến của họ, chúng ta vẫn nên xem xét bằng chứng hoặc lý lẽ mà họ đưa ra.

Nếu bạn giống như hầu hết những sinh viên khác trong trường, bạn chắc hẳn đã cho rằng gần như mọi thứ bạn đọc trong sách giáo khoa và những điều giáo sư nói với bạn đều là đúng. Nhưng nếu điều này là không đúng thì sao? Giả sử có một số kẻ mạo danh đã thay thế giảng viên ở trường đại học của bạn. Họ giả vờ hiểu rõ điều mình đang nói và đều đứng ra xác nhận năng lực của nhau, nhưng trên thực tế họ đều không uyên bác đến như vậy. Họ đã cố gắng tìm những cuốn sách giáo khoa ủng hộ định kiến của họ, nhưng những cuốn sách giáo khoa đó cũng chứa đầy thông tin sai lệch. Nếu vậy thì làm thế nào để bạn biết được?

Với những suy nghĩ đầy hoài nghi như vậy, tại sao lại giới hạn bản thân chúng ta ở các trường đại học? Khi bạn đọc sách và tạp chí hoặc nghe các bình luận chính trị, làm thế nào bạn biết ai là người có câu trả lời đúng?

Không ai có khả năng đưa ra câu trả lời đúng trong mọi tình huống được. Một giáo sư bắt đầu bài giảng đầu tiên của mình bằng câu “Có it nhất 10 phần trăm những gì tôi chia sẻ với các bạn là sai. Nhưng tôi chẳng biết 10 phần trăm đó là phần nào ”. Đôi khi, ngay cả những người giỏi nhất và tận tâm nhất cũng có lúc rơi vào tình huống xấu hổ vì một ý kiến đầy tự tin của mình cuối cùng lại là sai.

 Tôi không có ý ám chỉ rằng bạn nên xem thường mọi thứ bạn đọc hoặc nghe được. Nhưng bạn nên mong đợi người đó nói cho bạn biết những lý do dẫn đến nhận định của họ, điều này giúp bạn có thể quyết định xem kết luận nào có độ tin cậy cao hơn và kết luận nào chỉ nên coi nó hơn sự phỏng đoán một chút.

Có thể bạn đã nhận ra chủ đề của cuốn sách này: Xem xét các bằng chứng. Bạn sẽ được tiếp cận với nhiều khẳng định liên quan đến Tâm lý học, cũng như Y học, Chính trị, Tôn giáo và các lĩnh vực khác nữa. Một số đánh giá là đúng, một số thì không, một số khó đánh giá chắc chắn, nhiều kết luận chỉ có giá trị trong những điều kiện nhất định, và một số lại quá mơ hồ để có thể kết luận đúng hay sai. Khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ có một tâm thế tốt hơn trong việc nhìn nhận bằng chứng và quyết định xem những tuyên bố nào có thể được ứng dụng trong thực tiễn.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply