KHOA HỌC TÂM LÝ

Khoa học tâm lý

Từ khoa học (science) bắt nguồn từ một từ tiếng Latinh có nghĩa là “kiến thức”. Các nhà tâm lý học nhấn mạnh rằng lĩnh vực này là một ngành khoa học, và họ thường có tư tưởng phòng vệ về quan điểm đó khi đối mặt với những hoài nghi. Công bằng mà nói, tâm lý học khác với các lĩnh vực khoa học khác ở nhiều khía cạnh.

Sự khác biệt đầu tiên là lịch sử hình thành của ngành tâm lý học. Các ngành khoa học khác bắt đầu hình thành và phát triển dần dần từ công trình của những cá nhân nghiệp dư. Trong nhiều thế kỷ, những người làm bác sĩ hoặc các nghề khác dành một phần thời gian rảnh của mình để ghi chép lại vị trí của các ngôi sao và hành tinh, quan sát kết quả khi họ pha trộn các loại hóa chất lại với nhau hay quan sát những hành vi của động vật. Vào thời kỳ đầu, khi mà việc nghiên cứu khoa học được mọi người xem là một loại nghề nghiệp, thì các trường đại học đầu tiên đã dạy các khóa học về các ngành khoa học, các nhà khoa học thời kì đầu có vô số thứ để giảng dạy. Tâm lý học, trái ngược với điều đó, bắt đầu như một nỗ lực có chủ đích để khai sinh ra một ngành khoa học mới, áp dụng các phương pháp của khoa học tự nhiên vào một số câu hỏi của triết học. Các giáo sư tâm lý học thời kỳ đầu, nói một cách thẳng thắn, là không có nhiều điều để dạy, ngoài những gì các nhà sinh vật học đã khám phá ra về các cơ quan giác quan của người trong bộ môn sinh học.

Bên cạnh những vấn đề trên, còn một điều đáng lưu tâm nữa đối với các nhà tâm lý học, đó là các vấn đề về đạo đức. Có thể có một sự so sánh hài hước như: đối với các nhà hóa học chẳng hạn, họ có thể pha trộn hay bất cứ thứ gì mà họ muốn làm với các lọ hóa chất, miễn là không làm nổ tung tòa nhà. Nhưng với các nhà tâm lý thì khác, khi mà các nhà tâm lý học cần phải làm việc với những giới hạn, qui định, qui ước nghiêm ngặt hơn do đối tượng làm việc của họ liên quan trực tiếp đến yếu tố con người.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply