Karen Horney, a Neo-Freudian
(Nguồn: Verywell.mind)
Một số nhà tâm lý học được biết đến như là Neo-Freudians (Phân tâm mới) tiếp tục duy trì các phần của lý thuyết Freud đồng thời chỉnh sửa một số khía cạnh khác. Một trong những người có ảnh hưởng nhất là bác sĩ người Đức, Karen Horney (1885-1952), người tiếp tục giữ quan điểm về sự dồn nén nhưng lập luận rằng việc ghen tị có dương vật ở phụ nữ không kém gì việc ghen tị có tử cung ở nam giới. Bà cũng lập luận rằng phụ nữ có động cơ tương tự để đạt được thành tích như nam giới, và phụ nữ cảm thấy thất vọng khi bị ép buộc vào các vai trò thấp kém hơn. Theo cách đó, bà được cho là người mở đường cho các nhà tư tưởng nữ quyền về sau. Ngược lại với ý tưởng của Freud về phức cảm Oedipus, Horney nhấn mạnh những ảnh hưởng bất lợi mà một đứa trẻ có thể cảm thấy từ sự bỏ bê hoặc thờ ơ của cha mẹ.
Horney tập trung vào điều xảy ra khi quan điểm không thực tế của một người về cái tôi lý tưởng đi ngược lại với sự đánh giá thấp về cái tôi thực tế. Cảm xúc kéo dài liên tục rằng “Tôi nên tốt hơn theo nhiều cách khác nhau” khiến người đó trở nên áp chế, dẫn đến những đau khổ về mặt tâm lý. Trong một số các trường hợp được công bố, những người này có những rối loạn cảm xúc mà chúng ta gọi là chứng loạn thần. Nhiều nhà trị liệu tâm lý về sau cũng nhấn mạnh quan điểm tương tự.
Các nhà lý luận khác, bao gồm Carl Jung và Alfred Adler thể hiện rõ sự bất đồng gay gắt với Freud. Jung và Adler đã từng là cộng sự của Freud, đã cùng chia sẻ mối quan tâm về những giấc mơ cũng như quá trình vô thức. Tuy nhiên, cách diễn giải các giấc mơ và khái niệm về quá trình vô thức của họ khác biệt hoàn toàn với Freud. Họ đã mạnh mẽ bác bỏ lý thuyết của Freud và không nên được coi là những nhà phân tâm mới.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.