Hội chứng kiệt sức trong công việc Job Burnout

Hội chứng kiệt sức trong công việc Job Burnout

Workplace Burnout Is Now an 'Occupational Phenomenon'
(Photo: www.shrm.org)

Hầu hết mọi công việc đều tạo ra một số căng thẳng, nhưng đôi khi căng thẳng trong công việc trở nên tồi tệ đến mức khiến mọi người kiệt sức về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuật ngữ kiệt sức. Nếu bạn làm việc chăm chỉ, nhưng bạn phục hồi sau một kỳ nghỉ thú vị, thì đó không phải là bạn bị kiệt sức. Kiệt sức trong công việc đề cập đến cảm giác kiệt quệ về tinh thần và thể chất và chán nản kéo dài. Những người mắc chứng này cảm thấy bị tách rời khỏi công việc và đồng nghiệp của họ, và họ không có cảm giác hoàn thành công việc (Melamed et al., 2006). Họ trở nên kém hiệu quả hơn trong công việc, và sức khỏe của họ giảm sút. Tình trạng kiệt sức kéo dài dai dẳng có ít nhất hai cách giải thích. Một là kiệt sức và chán nản là một đặc điểm tính cách; nghĩa là, khi mọi người trở nên chán nản vì bất kỳ lý do gì, họ đổ lỗi cho công việc của họ. Cách giải thích khác là kiệt sức giống như một cái chân bị gãy nặng: Sau khi bị chấn thương đó, bạn sẽ không bao giờ hoàn toàn hồi phục. . . và không là gì được để điều chỉnh lại cái chân đó. 

Tình trạng kiệt sức đặc biệt phổ biến ở những người trong các ngành nghề giúp đỡ, chẳng hạn như y tá, giáo viên và bác sĩ trị liệu, những người luôn được mong đợi hỗ trợ và khích lệ. Hãy xem xét điều ngược lại: Nếu bạn làm một công việc văn phòng, một ngày nào đó bạn có thể đến và nói với đồng nghiệp của mình rằng “Tôi vẫn có thể làm công việc của mình, nhưng hôm nay tôi sẽ có tâm trạng không tốt”. Bạn không thể làm điều đó trong các ngành nghề trợ giúp. Hãy tưởng tượng bạn là một y tá vừa dọn bãi nôn cho bệnh nhân ở phòng 1, cầm máu cho bệnh nhân ở phòng 2, vừa dọn vệ sinh ở phòng 3. Bệnh nhân ở phòng 4, người mà bạn đặc biệt yêu thích vừa qua đời. Tiếp theo, bạn phải vào phòng số 5 và tỏ ra vui vẻ và ủng hộ. Quá trình đào tạo của bạn là về y học, không phải đóng kịch, và quá trình kìm hãm cảm xúc này để thay thế cảm xúc khác đòi hỏi nỗ lực rất lớn (Cheung & Tang, 2007). 

Không phải tất cả mọi người với một công việc khó khăn đều trải qua tình trạng kiệt sức. Những người dễ bị trầm cảm cũng dễ bị kiệt sức trong công việc. Những người có cuộc sống gia đình hạnh phúc, các hoạt động giải trí thú vị và hoạt động thể chất cao khó có khả năng bị kiệt quệ (Armon, 2014; Blom, Sverke, Vodin, Lindfors, & Svedberg, 2014; Sonnentag, Arbeus, Mahn, & Fritz, 2014) . 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply