Hoạt động não bộ, ý thức và vô thức

Brain Activity, Conscious or Unconscious

Brain scans uncover a key sign of consciousness | Science News
(Photo: Science News)

Trong mỗi quy trình vừa mô tả, người quan sát ý thức về một kích thích dưới một điều kiện nhất định này chứ phải điều kiện khác, nhưng quá trình xử lý ban đầu là như nhau. Võng mạc phản xạ với kích thích thị giác như nhau ở cả hai trường hợp, và gửi thông điệp tương đương đến vỏ não thị giác. Trong khoảng 200 ms đầu tiên, phản xạ trong vỏ não thị giác giống nhau đối với các kích thích có ý thức hoặc vô thức. Trong khoảng giây tiếp theo sau đó, các phản xạ là khác nhau. Ở các thử nghiệm khi người quan sát không có ý thức được kích thích, phản xạ với kích thích yếu đi và hầu hết tập trung ở vỏ não thị giác sơ cấp.Trong các thử nghiệm khi kết quả xử lý có ý thức, sự kích hoạt lan truyền nhanh chóng từ vỏ não thị giác tới các vùng não khác, như ở hình 10.2, và sau đó bật trở lại từ vỏ não trước đến vỏ não thị giác sơ cấp, phóng đại và kéo dài phản xạ ở đó. Tiếng vọng đó khuếch đại nhận thức có ý thức. Những người bị suy giảm vỏ não trước trán ít có khả năng nhận thấy các kích thích yếu hơn mức trung bình (Del cul, dehaene, reyes, Bravo, & slachevsky, 2009; rounis, maniscalco, rothwell, passingham, & lau, 2010). 

 Hình 10.2 Khi mọi người ý thức được một từ lóe lên trong thời gian ngắn, nó sẽ kích hoạt các khu vực được tô màu ở não trái. Khi mặt nạ ngăn cản ý thức, từ đó chỉ kích hoạt khu vực được tô màu ở não phải. (From “Cerebral mechanisms of word masking and unconscious repetition priming,” by S. Dehaene, et al. Nature Neuroscience, 4, pp. 752–758. Copyright © 2001 Nature Publishing Group. Reprinted with permission.) 

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một cách thuận tiện để dán nhãn các phản xạ của não bộ đối với một kích thích cụ thể. Thay vì cạnh tranh hai mắt giữa các đường sọc đỏ và xanh, họ cho một mắt tiếp xúc với một khuôn mặt không thay đổi và mắt kia nhìn vào một vòng tròn động giữa lớn và nhỏ, bảy lần mỗi giây. Sau đó họ tìm kiếm các mô hình hoạt động não theo nhịp bảy lần mỗi giây. Khi một người nhìn báo cáo về việc nhìn thấy kích thích nhấp nháy, các nhà nghiên cứu đã thấy nhịp bảy lần mỗi giây ở một vùng rộng lớn của não (Cosmelli et al., 2004; lee, Blake, & heeger, 2005). Khi người xem cho biết về việc nhìn thấy khuôn mặt, hoạt động nhịp giảm xuống và một mô hình ổn định lan rộng khắp não bộ. Nói tóm lại, khi bạn trở nên ý thức về một kích thích, não bạn sẽ sinh ra nhiều hoạt động và lan rộng khắp các vùng não. Nó cũng tạo ra nhiều ức chế đối với hoạt động cạnh tranh khác trong não (Li et al., 2014; moher, lakshmanan, egeth, & ewen, 2014). Chúng ta bắt đầu hiểu tại sao lại khó có thể ý thức về nhiều thứ cùng lúc: Khi bạn ý thức về một điều gì đó, nó chiếm phần lớn não của bạn. 

Quá trình vô thức đối với một kích thích bị ức chế

Unconscious Processing of a Suppressed Stimulus

Trong khi cạnh tranh hai mắt, trong lúc bạn ý thức được một kích thích, điều gì xảy ra với sự thể hiện não bộ ở kích thích kia? Nó có biến mất hoàn toàn không? Không, mặc dù thông tin không đủ lan rộng để trở nên ý thức, nó vẫn đủ thông tin để não xử lý ở một mức độ nhất định. Nếu ức chế flash hoặc ức chế tương tự ngăn cản nhận thức của bạn về một kích thích, bạn có thể phản ứng với kích thích về mặt cảm xúc, chẳng hạn như nếu đó là một hình ảnh về một con nhện, hoặc một khuôn mặt biểu lộ cảm xúc (Anderson, siegel, White, & Barrett, 2012; lapate, rokers, li, & davidson, 2014). Giả sử mắt bạn xem các ảnh khác nhau trên một màn hình máy tính. Trong khi bạn ý thức được ở một mắt, người thử nghiệm dần dần thay đổi hình ảnh ở mắt kia để hiển thị một khuôn mặt biểu lộ cảm xúc thu hút sự chú ý của bạn nhanh hơn một khuôn mặt bình thường (Alpers & Gerdes, 2007). Nếu một từ xuất hiện ở một bên mắt, nó thu hút sự chú ý của bạn nhanh hơn nếu nó là ngôn ngữ bạn quen thuộc (Jiang, costello, & he, 2007). Nghĩa là, não bộ của bạn quan tâm điều mà ý nghĩa hoặc quan trọng thậm chí ngay cả trước khi bạn ý thức được nó. Quá trình vô thức có thể xử lý tốt hơn chúng ta tưởng tượng về chúng (Hassin, 2013). 

Ý thức như một hiện tượng Tất cả – hoặc – Không 

Consciousness as an All-or-None Phenomenon

Liệu ý thức có mức độ không? Nghĩa là, bạn đã bao giờ có ý thức một phần về kích thích không? Giả sử chúng tôi nhấp nháy các đèn kích thích mờ trên màn hình cứ tích tắc một lần. Trong các thử nghiệm, mọi người nói rằng họ ý thức được các kích thích và họ đọc tên chính xác hoặc mô tả được nó. Ở một số thử nghiệm khác, họ nói rằng họ không thấy các kích thích mặc dù họ có thể đoán được khá chính xác hơn là ngẫu nhiên (Li et al., 2014). Mọi người hầu hết không bao giờ nói rằng họ “ý thức một phần” về kích thích. 

Các nghiên cứu sử dụng hình ảnh quét não cho thấy kết luận tương tự. Trong các thử nghiệm mà mọi người báo cáo về việc ý thức được một kích thích, sự kích thích của nó lan truyền rộng trong não. Trong các thử nghiệm khác, kích thích lan truyền yếu hơn và ngắn hơn. Các trường hợp trung lập thì không xảy ra. Rõ ràng là một kích thích đạt tới ngưỡng cần thiết sẽ lan truyền hoặc không. Thậm chí với trẻ sơ sinh, phản xạ với một kích thích cũng mạnh và lan truyền, hoặc yếu và ngắn (Kouider et al., 2013). Ý thức được một kích thích xuất hiện như một hiện tượng Tất cả – hoặc – Không. 

Ý thức như một công trình

Consciousness as a Construction

Khi chúng ta thấy hoặc nghe một thứ gì đó, chúng ta cho rằng chúng ta thấy hoặc nghe khi nó xảy ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau đặt ra nghi ngờ về giả định đó. Giả sử một từ nhấp nháy trên một màn hình trong 29 ms, theo sau là một kích thích bị che, do đó bạn không nhận ra từ đó. Thực nghiệm viên lặp lại quy trình nhưng kéo dài thời lượng lên 50 ms. Với thời gian nhìn lâu hơn, bạn nhìn thấy từ đó. Quan trọng hơn, bạn không có 29 ms nhận thức vô thức và 21 ms nhận thức có ý thức. Thay vào đó, phần cuối của 50 ms cho phép bạn trở nên ý thức được về phần đầu tiên. Một cách nào đó, não của bạn tạo ra một trải nghiệm về kích thích 50 ms, mặc dù nó phải chờ sang phần cuối mới nhận thức được phần đầu. 

Dưới đây là một hiện tượng liên quan. Giả sử bạn nhìn thấy màn hình hiển thị hai đường thẳng đứng: 

Sau độ trễ một đến 2/10 giây, bạn thấy hiển thị các hình tròn như sau: 

Khi bạn báo cáo về sự xuất hiện của các dòng, bạn mô tả như sau: 

Nghĩa là, các dòng xuất hiện bị dịch chuyển một phần cùng hướng với các hình tròn dịch chuyển (Ono & Watanabe, 2011). Các kích thích đến sau thay đổi nhận thức của bạn về các kích thích tới trước. Rõ ràng là, ý thức không xảy ra chính xác cùng lúc như các sự kiện. Bạn xây dựng một nhận thức ý thức về sự kiện mà đã xảy ra. 

 Hình 10.3 Các vùng não được đánh dấu đỏ và vàng cho thấy các hoạt động tăng lên sau hướng dẫn tưởng tượng chơi tennis hoặc tưởng tượng đi bộ quanh nhà. Lưu ý những điểm tương đồng giữa một bệnh nhân ở trạng thái thực vật lâu dài với những người không bị thương. Vỏ não vận động bổ sung SMA 5 , phần quan trọng trong viêc lập kế hoạch cho các chuyển động phức tạp. PMC, PPC, và PPA 5, ba khu vực chịu trách nhiệm cho tưởng tượng không gian và trí nhớ (From Owen et al., 2006) 

 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply