Nếu bạn sinh ra năm 1940 thì tuổi thơ và tuổi vị thành niên của bạn sẽ rất khác so với bây giờ: Không internet, máy tính, ipods, điện thoại, điều hòa, máy rửa bát, máy giặt hay máy sấy quần áo. Bạn nghe đài radio thay vì xem TV. Chi phí gọi điện cho ai đó ở bên ngoài khu vực thành phố sẽ rất đắt đỏ. Rất ít phụ nữ hoặc người dân tộc thiểu số đi học đại học và họ có hạn chế về cơ hội nghề nghiệp. Nếu bạn sống trong thời kỳ đó, bạn sẽ khác bây giờ như thế nào?
Con người sống ở các thế hệ khác nhau sẽ khác nhau ở nhiều phương diện, được gọi là hiệu ứng nhóm thuần tập (xem hình 5.2) Một nhóm thuần tập là một nhóm người sinh ra ở một thời điểm cụ thể hoặc một nhóm người tham gia một tổ chức cụ thể trong cùng một mốc thời gian xác định. (Ví dụ như nhóm sinh viên nhập học hoặc nhóm công nhân được thuê vào một năm xác định).
Thời đại mà bạn lớn lên ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tâm lý của bạn. Ví dụ người Mỹ có trải qua thời đại khủng hoảng và chiến tranh thế giới thứ 2 học được cách tiết kiệm tiền và hi sinh cho những nhu cầu của đất nước. Thậm chí dù chiến tranh đã qua đi và thời đại thịnh vượng ngự trị, hầu hết họ vẫn sống tằn tiện và thận trọng. Ngược lại, giới trẻ ngày nay có nhiều thời gian giải trí và cơ hội vui chơi hơn. Giới trẻ ngày nay có xu hướng dễ tự mãn hơn thế hệ trẻ trong quá khứ.
Từ lâu nay ở Hoa Kỳ, cũng như nhiều quốc gia ngày nay, hầu hết mọi người trải qua cuộc đời của họ tại hoặc gần nơi mà họ sinh ra. Ngày nay nhiều người chuyển đi sống ở các vùng xa hơn, lựa chọn các nghề nghiệp hấp dẫn hơn. Kết quả khiến họ có ít bản sắc gắn liền với cộng đồng, ít có tình bạn lâu dài và thiếu cảm giác trách nhiệm trong việc giúp đỡ hàng xóm. Theo Jean Twenge, hiệu ứng nhóm thuần tập tương tự như việc khác nhau về văn hóa. Phần lớn công nghệ ngày nay quá xa lạ với những người già nên họ cảm thấy mình giống như những người nhập cư đến nền văn hóa này.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.