Hiện tượng bổ sung của điều kiện hóa từ kết quả
Additional Phenomena of Operant Conditioning
Nhắc lại các khái niệm về sự ngưng (extinction), khái quát hóa (generalization) và phân biệt (discrimination) trong điều kiện hóa cổ điển. Các khái niệm tương tự cũng áp dụng cho điều kiện hóa từ kết quả, với các quy trình khác nhau.
Ngưng
Extinction
Không còn nghi ngờ gì nữa, bạn đã từng nghe câu nói: “Nếu lần đầu tiên bạn không thành công, hãy thử, thử lại lần nữa.” Diễn viên hài W. C. Fields nói, “Nếu lúc đầu bạn không thành công, hãy thử, thử lại lần nữa. Sau đó từ bỏ. Chẳng ích gì khi trở thành một kẻ ngu ngốc cố gắng làm điều đó.”
Trong điều kiện hóa từ kết quả, “ngưng” extinction xảy ra nếu các phản ứng dừng tạo ra sự củng cố. Ví dụ, bạn đã từng có thói quen rủ bạn cùng phòng đi ăn tối cùng mình. Những lần gần đây nhất bạn rủ, bạn cùng phòng của bạn nói không có, vì vậy bạn ngừng hỏi. Bạn đã từng thích một trò chơi điện tử nào đó, nhưng vài lần gần đây nó có vẻ nhàm chán nên bạn ngừng chơi. Trong điều kiện hóa cổ điển, sự ngưng đạt được bằng cách đưa ra CS mà không có UCS. Trong điều kiện hóa từ kết quả, quy trình là phản ứng mà không có sự củng cố. ■ Bảng 6.2 so sánh điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa từ kết quả
Khái quát hóa
Generalization
Một người nào đó nhận được sự củng cố cho một phản ứng khi có một kích thích có thể sẽ đưa ra phản ứng tương tự khi có một kích thích tương tự. Kích thích mới càng giống với kích thích đã được củng cố ban đầu thì càng có nhiều khả năng là phản ứng tương tự. Hiện tượng này được gọi là khái quát hóa kích thích (stimulus generalization). Ví dụ: bạn có thể chạm vào nút tín hiệu xi nhan rẽ của một chiếc ô tô bạn thuê ở vị trí giống trên chiếc ô tô của chính bạn.
Nhiều loài động vật đã tiến hóa dáng vẻ bề ngoài tận dụng khả năng khái quát hóa kích thích của kẻ săn mồi (Darst & Cummings, 2006). Một con chim săn mồi học cách tránh một con rắn độc có thể cũng tránh một con rắn trông vô hại. Một con chim học cách tránh một con bướm có hương vị tệ cũng sẽ tránh những con bướm khác có hình dáng tương tự. ▲ Hình 6.13 cho thấy một ví dụ.
Phân biệt và Kích thích phân biệt
Discrimination and Discriminative Stimuli
Nếu sự củng cố xảy ra để đáp ứng với một kích thích này chứ không phải kích thích khác, thì kết quả là sự phân biệt (discrimination) giữa chúng, tạo ra phản ứng với một kích thích này chứ không phải kích thích khác. Ví dụ, bạn mỉm cười và chào một người mà bạn nghĩ rằng bạn biết, nhưng sau đó bạn nhận ra đó là người khác. Sau vài lần trải nghiệm như vậy, bạn học cách nhận ra sự khác biệt giữa hai người. Những người săn nấm học cách chọn những loại ăn được và bỏ những loại độc.
Một kích thích cho biết phản ứng nào là phù hợp hoặc không phù hợp được gọi là kích thích phân biệt (discriminative stimulus). Phần lớn hành vi của chúng ta phụ thuộc vào các kích thích phân biệt. Ví dụ, bạn thường học cách im lặng trong khi đang nghe giảng nhưng bạn lại nói khi giáo sư khuyến khích thảo luận. Bạn học cách lái xe nhanh trên một số con phố và chậm trên những con phố khác. Trong suốt cả ngày của bạn, hết kích thích này đến kích thích khác báo hiệu hành vi nào sẽ mang lại sự củng cố, trừng phạt hoặc không. Khả năng của một kích thích thúc đẩy một số phản ứng và làm giảm những phản ứng khác được gọi là khả năng kiểm soát kích thích (stimulus control).
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.