Hành Vi Bạo Lực Và Gây Hấn

     Violent and Aggressive Behavior

source: https://www.amazingscience.news/2016/02/aggressive-behaviour-linked-with-changes-in-brain-cells/

Vào Thế chiến thứ II, gần như tất cả các cuốc gia công nghiệp hóa đều tham gia vào chiến tranh, Đảng quốc xã (Hitler lãnh đạo) hủy diệt người Do Thái, Mỹ đưa bom hạt nhân tới Nhật. Trong khi đó Mohandas K. gandhi đã phải ngồi tù vì dẫn đầu một cuộc biểu tình phi bạo lực chống lại sự cai trị của Anh ở Ấn Độ. Trớ trêu thay, cáo buộc chống lại Gandhi là “làm nguy hại tới hòa bình”. Có người đã hỏi Gandhi rằng ông nghĩ gì về nền văn minh phương Tây. Ông ấy trả lời rằng “đó có thể là một ý kiến hay.” Cái ác và bạo lực luôn luôn là một phần trong cuộc sống của con người cũng giống như sự tử tế và lòng nhân ái vậy. Nhưng điều đó cũng không nói lên rằng sự cân bằng giữa thiện và ác luôn luôn được giữ ở mức nguyên ở mức độ nào đó. Sau Thế chiến II, tỷ lệ người chết vì chiến tranh và giết người đã giảm. Giáo dục chính là một tác nhân quan trọng cho sự giảm xuống của bạo lực bên cạnh các yếu tố khác như truyền thông và du lịch. (Thật khó mà có thể ghét người khác sau khi bạn ghé thăm đất nước họ hoặc chơi game online cùng họ.) Bạo lực hiện nay vẫn là một vấn đề nổi cộm nhưng chúng ta có thể tác động tới nó qua nhiều cách khác nhau.

    During World War ii, nearly all the industrialized nations were at war, the nazis were exterminating the Jews, and the United States was preparing a nuclear bomb that it later dropped on Japan. Meanwhile, mohandas K. gandhi was in jail for leading a nonviolent protest march against British rule in india. The charge against Gandhi was, ironically, “disturbing the peace.” Someone asked gandhi what he thought of Western civilization. He replied that “it might be a good idea.” Cruelty and violence have always been part of human experience, just as kindness and altruism have been. But that is not to say that the balance between kindness and cruelty always remains the same. as Steven pinker (2011) has argued, since World War ii, the worldwide rate of death by war and murder has declined to its lowest level ever. Education is probably a major contributor to the decline, as are travel and communication. (it’s hard to hate people after you have visited their country or played internet games with them.) Violence is still a problem, but we can do much about it.

 

Nguyên nhân của tức giận và gây hấnCauses of Anger and Aggression

 Theo giả thuyết thất vọng – gây hấn, nguyên nhân chính của sự tức giận và gây hấn là do sự thất vọng – một trở ngại ta gặp khi đang làm một việc gì đó hoặc đạt được một thứ gì đó (Dollard, Miller, Doob, Mowrer, & Sears, 1939). Tuy nhiên, sự thất vọng chỉ khiến bạn tức giận khi bạn tin rằng người kia đã hành động một cách cố ý. Bạn có thể cảm thấy tức giận nếu ai đó chạy xuống hành lang và va vào bạn, nhưng có lẽ không phải nếu ai đó trượt chân tại chỗ ướt và va vào bạn.

   Leonard Berkowitz (1983, 1989) đề xuất một lý thuyết toàn diện hơn: bất kỳ sự kiện khó chịu nào – thất vọng, đau đớn, nóng nực, mùi hôi thối, tin xấu, bất kì điều gì kích hoạt phản ứng chiến hoặc biến (bỏ chạy). Tức là, sự kiện này kích thích hệ thần kinh giao cảm và phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Lựa chọn bạn sẽ chiến đấu hoặc chạy trốn tùy thuộc vào hoàn cảnh. Nếu người làm bạn khó chịu trông có vẻ yếu ớt, bạn sẽ thể hiện sự tức giận của mình. Nếu người đó trông có vẻ đáng sợ, bạn kìm nén cơn tức giận của mình. Và nếu người đụng vào bạn là nhân viên cho vay tiền và trao học bổng tại trường đại học của bạn, bạn mỉm cười và xin lỗi vì đã cản đường.

   According to the frustration-aggression hypothesis, the main cause of anger and aggression is frustration—an obstacle that stands in the way of doing something or obtaining something (Dollard, Miller, Doob, Mowrer, & Sears, 1939). However, frustration makes you angry only when you believe the other person acted intentionally. you might feel angry if someone ran down the hall and bumped into you, but probably not if someone slipped on a wet spot and bumped into you.

   Leonard Berkowitz (1983, 1989) proposed a more comprehensive theory: any unpleasant event—frustration, pain, heat, foul odors, bad news, whatever excites both the impulse to fight and the impulse to flee. That is, it excites the sympathetic nervous system and its fight-or-flight response. your choice to fight or flee depends on the circumstances. If someone who just annoyed you looks weak, you express your anger. if that person looks intimidating, you suppress your anger. and if the one who bumped into you is the loan and scholarship officer at your college, you smile and apologize for getting in the way.

 

Tính gây hấn và sự khác biệt cá nhânIndividual Differences in Aggression

source: https://health.clevelandclinic.org/6-ways-to-deal-with-your-childs-aggressive-behavior/

  Tại sao một số người thường hung hãn hơn những người khác? Một giả thuyết cho rằng sự tự đánh giá bản thân thấp (low self-esteem) dẫn đến bạo lực. Theo quan điểm này, những người có ít suy nghĩ hay nhìn nhận về bản thân thường cố gắng xây dựng bản thân bằng cách hành hạ người khác. Một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ không lớn giữa hành vi hung hăng và self-esteem thấp, nhưng những nghiên cứu khác hầu như không tìm thấy mối quan hệ giữa hai điều này (Baumeister, campbell, Krueger, & vohs, 2003; Donnellan, Trzesniewski, Robins, Moffitt, & Caspi, 2005). Không có bằng chứng nào chỉ ra rằng self-esteem thấp thấp gây ra tính hung hăng. Nhiều khả năng bất kỳ sự kiện nào trong cuộc sống dẫn đến self-esteem thấp cũng dẫn đến tính hung hăng. Một khả năng khác là những người đã quen với cảm giác quyền lực trở nên hung hăng khi họ thấy sự tự tin của bản thân bị đe dọa hoặc khi self-esteem của họ đang bị lung lay (Fast & chen, 2009; Zeigler-hill, Enjaian, Holden, & Southard, 2014).

  Why are some people aggressive more often than others? One hypothesis has been that low self-esteem leads to violence. according to this idea, people who think little of themselves try to build themselves up by tearing someone else down. Some studies find a small relationship between aggressive behaviors and low self-esteem, but others find virtually no relationship between the two (Baumeister, campbell, Krueger, & vohs, 2003; donnellan, trzesniewski, robins, moffitt, & caspi, 2005). no evidence indicates that low self-esteem causes aggressiveness. More likely, whatever life events led to low self-esteem also led to aggressiveness. another possibility is that people who are accustomed to feeling powerful become aggressive when they find their self-confidence threatened, or when their self-esteem wavers (Fast & chen, 2009; Zeigler-hill, enjaian, holden, & Southard, 2014).

 

   Bệnh nhân tâm thần có xu hướng đi tới bạo lực nhiều hơn không? Các nhà nghiên cứu Thụy Điển xem xét hồ sơ tội phạm và y tế của cả nước và phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tâm thần nặng (chiếm khoảng 1,4% dân số) đã phạm khoảng 5% các tội ác bạo lực (Fazel & Grann, 2006). Tuy nhiên, như được minh họa trong Hình 13.2, nguy cơ gia tăng bạo lực chỉ liên quan đến những bệnh nhân tâm thần nghiện rượu hoặc các chất gây nghiện khác (Elbogen & Johnson, 2009). Những người bị bệnh tâm thần không lạm dụng ma túy hoặc rượu không nguy hiểm hơn bất kỳ người bình thường nào (Hodgins, mednick, Brennan, Schulsinger, & engberg, 1996).

   Are mentally ill patients prone to violence? Swedish researchers examined the whole country’s medical and criminal records and found that people with severe mental illnesses, who constituted about 1.4 percent of the population, committed about 5 percent of the violent crimes (Fazel & Grann, 2006). However, as illustrated in Figure 13.2, the increased danger is associated only with those mental patients who are also alcohol or substance abusers (Elbogen & Johnson, 2009). mentally ill people without drug or alcohol abuse are no more dangerous than anyone else (Hodgins, mednick, Brennan, Schulsinger, & engberg, 1996).

 

   Nếu self-esteem thấp và bệnh tâm thần không dự đoán được bạo lực thì điều gì có thể? Nghiên cứu về các cặp song sinh và con nuôi chỉ ra khuynh hướng di truyền, nhưng không có gen đơn lẻ hoặc tập hợp gen nhỏ nào chiếm tỉ lệ cao. Một nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn đã chỉ ra mối tương tác giữa gen và môi trường: một dạng gen MAO A (điều chỉnh mức độ dẫn truyền serotonin trong não) tương quan với việc gia tăng hành vi bạo lực, nhưng chỉ ở những người có tiền sử bị ngược đãi trong thời thơ ấu (Caspi và cộng sự, 2002). Kể từ đó, hầu hết các nỗ lực tái lặp lại nghiên cứu này đều thành công, mặc dù không phải tất cả (ví dụ: Mcdermott, Dawes, prom-Wormley, eaves, & hatemi, 2013). Nó tuy nhỏ nhưng rõ ràng là một tác động cần được xem xét.

   If low self-esteem and mental illness do not predict violence, what does? research on twins and adopted children indicates a genetic predisposition, but no single gene or small set of genes accounts for much. an influential study pointed to an interaction between genes and environment: one form of the MAO A gene (which regulates levels of the transmitter serotonin in the brain) correlates with increased violent behavior, but only in people with a history of maltreatment during childhood (caspi et al., 2002). Since then, most attempts to replicate this finding have been successful, though not all (e.g., mcdermott, dawes, prom-Wormley, eaves, & hatemi, 2013). It is apparently a real, but small effect.

 

   Một số yếu tố khác được các nghiên cứu chỉ ra là có liên quan đến xu hướng hành vi bạo lực. Hãy nhớ rằng tất cả các nghiên cứu này là tương quan và không nhất thiết phải liên quan đến mối quan hệ nguyên nhân và kết quả:

  • Lớn lên trong một khu phố bạo lực
  • Có cha mẹ với tiền sử hành vi chống đối xã hội
  • Có mẹ hút thuốc lá hoặc uống rượu khi mang thai
  • Thiếu dinh dưỡng hoặc tiếp xúc với chì hoặc các hóa chất độc hại khác trong thời kỳ đầu đời
  • Tiền sử chấn thương đầu
  • Không cảm thấy tội lỗi sau khi làm tổn thương ai đó
  • Phản ứng của hệ thần kinh giao cảm yếu hơn bình thường (tương quan với việc không cảm thấy tồi tệ khi làm tổn thương ai đó)
  • Mức testosterone cao cùng với mức cortisol thấp
  • Tiền sử từng cố gắng tự sát

  Several other factors are associated with a tendency toward violent behavior (Bushman & anderson, 2009; davidson, putnam, & larson, 2000; glenn & raine, 2014; hay et al., 2011; d. o. lewis et al., 1985; lynam, 1996; osofsky, 1995). Bear in mind that all of this research is correlational, and not necessarily related to a cause-and-effect relationship:

  • growing up in a violent neighborhood
  • having parents with a history of antisocial behavior
  • having a mother who smoked cigarettes or drank alcohol during pregnancy
  • poor nutrition or exposure to lead or other toxic chemicals early in life
  • a history of head injury
  • not feeling guilty after hurting someone
  • Weaker than normal sympathetic nervous system responses (which correlates with not feeling bad after hurting someone)
  • high levels of testosterone coupled with low levels of cortisol
  • a history of suicide attempts

 

 Nhiều người lo rằng các chơi trò chơi điện tử bạo lực có thể làm tăng hành vi gây hấn hoặc giảm tính hợp tác. Tuy nhiên, các nghiên cứu có tiếng cho thấy các trò chơi này không mang lại hoặc rất ít tác động (Ferguson, 2013). Chơi game bệnh lý — chơi game đến mức đẩy trừ các hoạt động khác — có thể liên quan đến hành vi chống đối xã hội, nhưng trong trường hợp này, lời giải thích có khả năng là: những người có hành vi chống đối xã hội thích game bạo lực hơn chứ không hẳn là game bạo lực khiến mọi người trở nên chống đối xã hội.

   Many people have worried that playing violent video games may increase aggressive behavior or decrease cooperative behavior. However, the best-designed studies show little or no effect (Ferguson, 2013). Pathological game playing—playing video games to the exclusion of other activities—may be linked to antisocial behavior, but in that case the likely explanation is that antisocial people enjoy violent games, rather than that the games made people antisocial.

 

   Văn hóa cũng là một ảnh hưởng mạnh mẽ. Một nghiên cứu thú vị đã ghi lại ảnh hưởng của văn hóa đối với hành vi hung dữ ngay cả ở các loài linh trưởng không phải con người. Các nhà nghiên cứu đã quan sát một nhóm khỉ đầu chó trong 25 năm. Tại một thời điểm quan sát được, những con đực hung hãn nhất trong nhóm đã cướp thức ăn từ một nhóm khác. Thực phẩm đã bị ô nhiễm, và những con đực đó đã chết. Sau đó, nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm khỉ còn lại những con cái, con non và những con đực ít hung hãn hơn. Tất cả đều hòa thuận, mức độ căng thẳng giảm và sức khỏe được cải thiện. Qua nhiều năm, thỉnh thoảng có những con đực khác đến gia nhập và thích nghi với tập tính của nhóm khỉ này. Nhiều năm sau, những con đực ở thời đầu đã ra đi nhưng nhóm khỉ này vẫn tiếp tục truyền thống không áp dụng hành vi gây hấn trong sinh hoạt bầy đàn (Sapolsky & Share, 2004).

   Culture is also a powerful influence. A fascinating study documented the influence of culture on aggressive behavior even in nonhuman primates. researchers observed one troop of baboons for 25 years. At one point, the most aggressive males in the troop took food away from a neighboring troop. The food happened to be contaminated, and those males died. The troop then consisted of females, juveniles, and the less aggressive males. all got along well, stress levels decreased, and health improved. Over the years, new males occasionally entered the troop and adopted this troop’s customs. Years later, none of the original males remained there, but the troop continued its nonaggressive tradition (Sapolsky & Share, 2004).

 

Ảnh hưởng của nhận thức tới bạo lựcCognitive Influences on Violence  

https://www.debate.org/opinions/why-some-people-think-violence-is-harmful-and-why-other-think-it-isnt

   Hầu hết mọi người nghĩ về bản thân mình với những điều tốt đẹp. Hầu hết thời gian bạn đối xử công bằng với người khác đúng không? Bạn biết việc làm tổn thương hoặc lừa dối bất cứ ai là sai trái. Nhưng đôi khi, bạn có thể làm như vậy. Nếu bạn làm trong ngành cảnh sát hoặc quân đội, trong một số tình huống nhất định người ta có thể yêu cầu bạn bắn ai đó. Trong kinh doanh, bạn có thể bị cám dỗ tăng lợi nhuận bằng cách làm điều gì đó không lành mạnh với đối thủ cạnh tranh hoặc rủi ro đối với khách hàng của bạn. Nếu đúng là vậy, bạn sẽ muốn biện minh cho hành động của mình để làm cho chúng có vẻ hợp lý và được mọi người chấp nhận.

   Mọi người thường biện minh cho hành vi của mình bằng cách nghĩ rằng bản thân tốt hơn những người mà mình đang làm tổn thương. Trong chiến tranh, những người lính đặt cho kẻ thù của họ một cái tên xúc phạm và coi chúng không bằng con người (Lewandowsky, Stritzke, Freund, oberauer, & Krueger, 2013). Điều tương tự cũng xảy ra đối với bạo lực chống lại các nhóm thiểu số chủng tộc hoặc các nhóm khác. Các nhà tâm lý học mô tả quá trình này với thuyết loại bỏ cá nhân (coi người khác là vô danh, không có bất kỳ nhân cách thực sự nào) và sự khử nhân tính (coi người khác là thứ thấp kém hơn con người). Những điều này dẫn đến sự chấp nhận bạo lực và bất công nhiều hơn. Một số vùng não nhất định cho thấy phản ứng mạnh mẽ khi bạn tương tác xã hội với ai đó hoặc thậm chí khi bạn nhìn thấy ai đó mà bạn muốn kết giao. Những vùng não này hiếm khi thể hiện phản ứng như vậy khi bạn nhìn thấy những người vô gia cư, người nghiện ma túy hoặc những người khác mà bạn coi thường (harris & Fiske, 2006). Thực tế thì bạn không coi họ là con người. (Nghiên cứu đó là một ví dụ về khoa học thần kinh xã hội —  ứng dụng các phương pháp đo lường não bộ để hiểu rõ các hành vi xã hội.)

   Most people think of themselves as good. most of the time you treat other people fairly, right? you know it is wrong to hurt or cheat anyone. But at times, you might. if you serve in the police or military, certain situations might require you to shoot someone. in business, you might yield to a temptation to raise profits by doing something unfair to your competitors or risky to your customers. if so, you want to justify your actions, to make them seem acceptable.

      People often justify their acts by thinking of themselves as better than the people they are hurting. In war, soldiers give their enemies a derogatory name and think of them as less than human (lewandowsky, Stritzke, Freund, oberauer, & Krueger, 2013). The same occurs for violence against racial minorities or other groups. psychologists describe this process as deindividuation (perceiving others as anonymous, without any real personality) and dehumanization (perceiving others as less than human). The result is greater acceptance of violence and injustice. Certain brain areas are known to respond strongly when you interact socially with someone, or even when you see someone with whom you would like to interact socially. These brain areas hardly respond at all when you see homeless people, drug addicts, or others for whom you have a low regard (Harris & Fiske, 2006). In effect, you don’t see them as human. (That study is one example of social neuroscience—the use of brain measurements to shed light on social behavior.)

 

 Mọi người cũng biện minh cho hành vi bạo lực của mình bằng cách thu hẹp ý thức về bản dạng của bản thân. Một người lính đang làm nhiệm vụ không còn đóng vai trò là một cá nhân tự đưa ra quyết định. Một Ku Klux Klansman đội mũ trùm đầu ngăn chặn sự nhận diện bản sắc cá nhân. Tội phạm đeo mặt nạ không chỉ làm giảm khả năng nhân chứng nhận dạng được mà còn tạo ra khoảng cách giữa “con người thật” và thủ phạm của hành vi phạm tội. Thậm chí đeo kính râm còn làm giảm ý thức trách nhiệm cá nhân của mọi người và tăng khả năng họ có hành vi không trung thực (Zhong, Bohns, & gino, 2010).

   People also justify their violent behavior by decreasing their own sense of identity. A soldier on duty is no longer acting as an individual making his or her own decisions. A Ku Klux Klansman wearing a hood suppresses a sense of personal identity. A criminal wearing a mask not only decreases the probability of witness identification, but also creates a distance between the “real self” and the perpetrator of the act. even wearing sunglasses has been found to decrease people’s sense of personal responsibility and to increase their probability of dishonest acts (Zhong, Bohns, & gino, 2010).

 

Gây hấn tình dụcSexual Aggression

https://phelanpetty.com/practice-areas/sexual-assault/

   Hiếp dâm là hoạt động tình dục mà không có sự đồng ý của đối tác. Trong một cuộc khảo sát, khoảng 10 phần trăm phụ nữ trưởng thành báo cáo rằng họ đã bị cưỡng bức, và 10 phần trăm khác nói rằng họ đã quan hệ tình dục khi bị bất lực do uống rượu hoặc ma túy khác (Testa, Livingston, Vanzile-tamsen, & Frone, 2003). Tuy nhiên, số liệu thống kê thay đổi đáng kể giữa các nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào những thay đổi thậm chí nhỏ trong cách diễn đạt của câu hỏi (Hamby, 2014). Các cuộc khảo sát hỏi về quan hệ tình dục “không mong muốn” báo cáo số lượng rất cao vì nhiều người giải thích “không mong muốn” là bao gồm cả những lần họ không có tâm trạng nhưng đồng ý quan hệ tình dục để làm hài lòng bạn tình (Hamby & Koss, 2003). Với kiểu từ ngữ đó, ngay cả hầu hết nam giới cũng trả lời là có (Struckman-Johnson, Struckman-Johnson, & Anderson, 2003).

   Rape is sexual activity without the consent of the partner. in one survey, about 10 percent of adult women reported that they had been forcibly raped, and another 10 percent said they had sex while incapacitated by alcohol or other drugs (testa, livingston, vanzile-tamsen, & Frone, 2003). however, the statistics vary considerably from one study to another, depending on even slight changes in the wording of the question (hamby, 2014). Surveys that ask about “unwanted” sex report very high numbers because many people interpret “unwanted” to include times when they weren’t in the mood but agreed to sex to please a partner (hamby & Koss, 2003). With that type of wording, even most men answer yes (Struckman-Johnson, Struckman-Johnson, & anderson, 2003).

 

   Trong số tất cả các vụ tấn công tình dục đủ điều kiện hợp pháp để quy thành tội hiếp dâm, chỉ có khoảng một nửa số nạn nhân nghĩ trải nghiệm đó là hiếp dâm, và số trình báo với cảnh sát ít hơn rất nhiều (Fisher, Daigle, Cullen, & Turner, 2003). Hầu hết phụ nữ có quan hệ tình dục một cách không tự nguyện với bạn trai hoặc người quen khác không coi đó là hiếp dâm, đặc biệt nếu có liên quan đến rượu (Kahn, Jackson, Kully, Badger, & halvorsen, 2003). Trong một số trường hợp, người đàn ông không nhận ra rằng người phụ nữ coi hành vi của anh ta là lạm dụng.

   Những kẻ hiếp dâm không phải tất cả đều giống nhau. Nhiều người là những người đàn ông hằn học, không đáng tin với tiền sử từng có hành vi bạo lực và tội phạm khác (Hanson, 2000). Những người đàn ông có tính gây hấn tình dục có xu hướng tiếp cận nhiều đến nội dung khiêu dâm (Vega & malamuth, 2007), và kẻ hiếp dâm có nhiều khả năng bị hấp dẫn bởi nội dung khiêu dâm bạo lực hơn so với những người đàn ông khác (Donnerstein & malamuth, 1997). Một yếu tố khác trong hành vi hiếp dâm là quá coi trọng bản thân, hoặc thiếu quan tâm đến người khác (Dean & Malamuth, 1997).

   Of all sexual assaults that legally qualify as rape, only about half the victims think of the experience as rape, and far fewer report it to the police (Fisher, daigle, cullen, & turner, 2003). Most women who have involuntary sex with a boyfriend or other acquaintance do not call the event rape, especially if alcohol was involved (Kahn, Jackson, Kully, Badger, & halvorsen, 2003). In some cases, the man does not realize that the woman considered his behavior abusive.

   Rapists are not all alike. Many are hostile, distrustful men with a history of other acts of violence and criminality (hanson, 2000). Sexually aggressive men tend to be high users of pornography (vega & malamuth, 2007), and rapists are much more likely than other men to enjoy violent pornography (donnerstein & malamuth, 1997). Another element in rape is extreme self-centeredness, or lack of concern for others (dean & malamuth, 1997).

Leave a Reply