Hạnh phúc, niềm vui và tâm lý tích cực

Happiness, Joy, and Positive Psychology

“Điều gì khiến mọi người hạnh phúc?” là một câu hỏi phức tạp hơn vẻ ngoài của nó. Nếu chúng ta hỏi, “Điều gì sẽ làm bạn hạnh phúc? Mọi người thường nói là tiền bạc, một công việc tốt, hoặc của cải vật chất khác. Nếu chung ta hỏi, “Điều gì làm bạn hạnh phúc?” mọi người thường nhắc tới gia đình, bạn bè, thiên nhiên, cảm giác thành đạt, âm nhạc hoặc niềm tin tôn giáo. 

Tâm lý học tích cực, nghiên cứu về những điều làm cuộc sống phong phú, như là niềm hạnh phúc, hi vọng, sự sáng tạo, lòng dũng cảm, tâm linh và trách nhiệm (Seligman & Csikszentmihalyi, 2000). Tâm lý học tích cực không chỉ bao gồm hạnh phúc tức thời nhưng là sự an lạc chủ quan, sự tự đánh giá của một người về cuộc sống như là sự dễ chịu, thú vị, hài lòng và có ý nghĩa (Diener, 2000). 

Ảnh hưởng của giàu có – Influence of Wealth

Những người giàu có hạnh phúc hơn những người nghèo không? Về trung bình, là có, mặc dù ảnh hưởng của giàu có thì ít hơn bạn có thể đoán được. Không phải tất cả những người giàu đều hạnh phúc, nhưng hầu hết người nghèo thì không, đặc biệt nếu bạn bè và họ hàng của họ giàu có hơn (Fliessbach et al., 2007; Frank, 2012; Lucas & Schimmack, 2009). Sức khỏe cũng có mặt trong phương trình này. Nghĩa là có thể nghèo và hạnh phúc, hoặc ốm đau và hạnh phúc, nhưng khó mà hạnh phúc nếu như vừa nghèo vừa ốm đau (Smith, Langa, Kabeto, & Ubel, 2005). 

Như bạn có thể đoán, mọi người trúng xổ số tự thấy mình rất hạnh phúc. Cũng như bạn không thể đoán, những người trúng số không còn đánh giá bản thân là hạnh phúc chỉ sau vài tháng (Diener, Suh, Lucas, & Smith, 1999; Myers, 2000). Một lời giải thích đó là những người trúng số quen với mức độ hạnh phúc mới và việc xếp hạng nhất định không có nghĩa là họ đã từng hạnh phúc. Ngoài ra, khi người giàu quen với những thứ xịn xò mà tiền bạc mua được, họ đánh mất niềm vui với những hạnh phúc thường ngày của cuộc sống, như là trò chuyện với bè bạn, ăn sáng, hoặc đi dạo trong công viên (Quoidbach, Dunn, Petrides, & Mikolajczak, 2010). Bên cạnh đó, có những người  không bao giờ cảm thấy hài lòng. Theo một nghiên cứu trên báo, những người Mỹ kiếm được $25,000 một năm thì nghĩ là $50,000 một năm mới khiến họ hạnh phúc, nhưng những người kiếm được $50,000 một năm thì nói rằng họ họ cần $100,000 và những người kiếm được $100,000 một năm muốn có $200,000 (Csikszentmihalyi, 1999). 

Với nhiều người, sự giàu có không quan trọng bằng địa vị. Khi mọi người cảm thấy có uy tín và quyền lực, họ có thể “là chính mình” mà không cần cố gắng làm những điều khác muốn họ làm (Anderson, Kraus, Galinsky, & Keltner, 2012; Kifer, Heller, Perunovic, & Galinsky, 2013). 

Sự khác nhau giữa các Quốc gia – Differences among Nations

Nghiên cứu xuyên văn hóa về hạnh phúc thì khó, bởi vì nó dựa trên những bản báo cáo tự thân. “Hạnh phúc trên mức trung bình” với người Venezuela có tương tự như với người Bulgari không? Có lẽ là không, nhưng phù hợp với giá trị của nó, kết quả là: Thông thường, những người ở các quốc gia thịnh vượng đánh giá bản thân hạnh phúc hơn những người ở các nước nghèo, như ở hình 12.21 (Oishi & Schimmack, 2010). Tuy nhiên, người dân ở các nước nghèo có xu hướng cho biết cuộc sống có ý nghĩa và mục đích sống hơn, có lẽ bởi các nước nghèo có xu hướng theo tôn giáo hơn (Oishi & Diener, 2014). 

Theo quy luật, khi mức giàu có trung bình ở một quốc gia tăng lên, mức hài lòng trung bình trong cuộc sống cũng tăng lên. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ có một ngoại lệ. Từ năm 1972 cho đến 2012, tài sản trung bình của một người tăng gần như gấp đôi, trong khi các báo cáo về hạnh phúc lại có chút giảm nhẹ. Một lời giải thích là do sự phân bổ của cải không đều. Trước đây, giám đốc điều hành của một công ty lớn kiếm được gấp khoảng 20 lần so với mức trung bình của nhân viên bình thường. Cho tới năm 2012, giám đốc công ty thu nhập gấp 350 lần, một tỉ lệ cao hơn nhiều so với những gì mà hầu hết mọi người theo chủ nghĩa tự do hay bảo thủ coi là công bằng (Kiatpongsan & Norton, 2014). Do vậy, khi số liệu thống kê cho thấy mức độ giàu có bình quân ở Hoa Kỳ tăng lên, hầu hết sự gia tăng này là do tài sản của những người giàu nhất tăng lên. Phần lớn mọi người có tài sản thay đổi ít, và nếu họ so sánh bản thân với những người giàu nhất, có vẻ như họ đang làm ăn tệ hơn trước (Sacks, Stevenson, & Wolfers, 2012). 

Ngoài sự giàu có, mức độ hạnh phúc bình quân của một quốc gia tỉ lệ thuận với tự do cá nhân, chất lượng xã hội, học vấn, những cơ hội tốt cho phụ nữ và một chính phủ có ít tham nhũng (Basabe et al., 2002; Oishi & Schimmack, 2010). Hạnh phúc cũng tương quan với lòng khoan dung đối với nhóm dân tộc thiểu số (Inglehart, Foa, Peterson, & Welzel, 2008). Có vẻ như thái độ khoan dung dẫn đến hạnh phúc, nhưng cảm giác hạnh phúc cũng khiến mọi người khoan dung hơn cũng đúng (Ashton-James, Maddux, Galinsky, & Chartrand, 2009). 

Những ảnh hưởng khác tới hạnh phúc

More Influences on Happiness

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất đến hạnh phúc là tính khí hoặc tính cách của con người. Trong một nghiên cứu, hầu hết những cặp song sinh cùng trứng báo cáo mức độ hạnh phúc tương đương, ngay cả khi họ khác nhau về mức độ giàu có, học vấn và uy tín trong công việc (Lykken & Tellegen, 1996). Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng hầu hết mọi người báo cáo về mức độ hài lòng trong cuộc sống dao động ở mức độ ổn định, vừa phải (Cummins, Li, Wooden, & Stokes, 2014). Điều đó không có nghĩa là mức độ hạnh phúc của bạn không thể thay đổi, mà chỉ là đối với hầu hết mọi người, mức độ hạnh phúc có xu hướng ổn định theo thời gian. 

Bạn đoán được việc trở thành cha mẹ ảnh hưởng tới hạnh phúc như thế nào? Câu trả lời phụ thuộc vào cách chúng ta đo lường cảm xúc. Một cách là yêu cầu mọi người ghi lại những gì họ làm trong các thời điểm khác nhau (phản ứng với một tiếng bip không báo trước) và mức độ họ thích thú với hoạt động của mình. Bằng cách đó, việc trở thành cha mẹ dường như là một ảnh hưởng tiêu cực. Làm cha mẹ, đặc biệt là với một trẻ nhỏ, bao gồm những việc như thay tã, chăm sóc khi con ốm hoặc bị đau, và nhiều việc khác không hề dễ chịu. Các ông bố bà mẹ trẻ hoặc chưa kết hôn đặc biệt cảm thấy khó khăn trong việc làm cha mẹ. Tuy nhiên, nếu chúng ta yêu cầu mọi người mô tả sự hài lòng trong cuộc sống của họ nói chung, hầu hết các bố mẹ mô tả con cái là nguồn vui, bởi những khoảnh khắc khi đứa trẻ ôm lấy cha mẹ và một nụ cười xóa tan những công việc tẻ nhạt. Các bậc cha mẹ thường nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa của cuộc đời  (Nelson, Kushlev, English, Dunn, & Lyubomirsky, 2013). 

Một số nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc ít hơn là chúng ta mong đợi. Bạn không thể dự đoán rằng những người đặc biệt ưa nhìn có hạnh phúc hơn mức trung bình không? Nếu bạn là người ưa nhìn, nhiều người sẽ mỉm cười và muốn kết bạn với bạn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có rất ít tương quan giữa việc vẻ ngoài thu hút với hạnh phúc giữa các sinh viên đại học – ngoại trừ, theo bình quân, là những người hấp dẫn hơn thường hạnh phúc vì có cuộc sống lãng mạn hơn (Diener, Wolsic, & Fujita, 1995). 

Thời tiết cũng tạo ra ít khác biệt hơn là chúng ta đoán. Mọi người đánh giá bản thân hạnh phúc hơn chút xíu vào những ngày nắng đẹp hơn là những ngày âm u (Denissen, Butalid, Penke, & van Aken, 2008), nhưng vào một ngày xác định, những người hạnh phúc đánh giá thời tiết hôm nay dễ chịu hơn những người không hạnh phúc (Messner & Wänke, 2011). Nghĩa là hầu hết hạnh phúc là xuất phát từ bên trong, chứ không phải bên ngoài. Về trung bình, mọi người ở các khu vực lạnh giá như Michigan cũng đánh giá bản thân hạnh phúc như những người ở miền nam ấm áp California (Schkade & Kahneman, 1998). 

Một số sự kiện trong đời cũng làm giảm mức độ hài lòng cuộc sống trong thời gian dài. Những người ly hôn cho biết hạnh phúc của họ giảm dần trong nhiều năm dẫn đến ly hôn. Họ hồi phục chậm và không hoàn toàn phục hồi sau một vài năm sau đó (Diener & Seligman, 2004; Lucas, 2005). Những người mà mất vợ hoặc chồng cũng giảm mức độ hạnh phúc dẫn đến sự kiện (bởi vì sức khỏe của người phối ngẫu suy giảm) và về trung bình họ cũng hồi phục chậm hoặc không hoàn toàn hồi phục. Hình 12.22 cho thấy kết quả bình quân: Tất nhiên là, kết quả giữa người này thì khác với người kia. Mất việc làm cũng tương tự đối với mất đi sự hài lòng cuộc sống, và nhiều người không hoàn toàn hồi phục (Lucas, Clark, Georgellis, & Diener, 2004).

Nhiều khía cạnh trong cuộc sống tương quan với niềm hạnh phúc hoặc sự an lạc chủ quan. Trong một danh sách, nhớ rằng các tương quan không chứng minh nhân quả, nên có thể có những lời giải thích khác. 

  • Những người kết hôn có xu hướng hạnh phúc hơn những người sống độc thân (DeNeve, 1999; Myers, 2000), đặc biệt là nếu đó là một cuộc hôn nhân hạnh phúc (Carr, Freedman, Cornman, & Schwarz, 2014). (Ờ nhỉ!) Các sinh viên đại học có các mối quan hệ gần gũi và gắn bó lãng mạn thường hạnh phúc hơn những người không có các mối quan hệ gắn bó như vậy (Diener & Seligman, 2002). Các cuộc hôn nhân và các mối quan hệ xã hội gần gũi cũng hữu ích theo nhiều cách (Cacioppo, Hawkley, & Berntson, 2003). Ngoài ra, những người hạnh phúc có khả năng kết hôn hoặc phát triển tình bạn hơn là những người hay buồn (Lyubomirsky, King, & Diener, 2005). (Bạn có muốn kết hôn hoặc trở thành bạn thân với ai đó mà hay buồn không?)  
  • Những người hạnh phúc thường cảm thấy có mục đích sống hơn về trung bình, và một mục tiêu khác trong cuộc đời đó là kiếm tiền (Csikszentmihalyi, 1999; Diener et al., 1999; Hill & Turiano, 2014). Một lý do mục tiêu kiếm tiền không dẫn đến hạnh phúc đó là hầu hết những người phấn đấu để trở nên giàu có đều không thành công! (Nickerson, Schwarz, Diener, & Kahneman, 2003). 
  • Chẳng có gì ngạc nhiên khi sức khỏe và hạnh phúc gắn liền với nhau(DeNeve, 1999; Myers, 2000). Sức khỏe cải thiện hạnh phúc và hạnh phúc cải thiện thói quen dẫn đến hạnh phúc.  
  • Những người có nhiều cuộc trò chuyện trao đổi thông tin quan trọng có xu hướng hạnh phúc hơn những người ít nói (Mehl, Vazire, Holleran, & Clark, 2010). 
  • Những người theo tôn giáo có xu hướng hạnh phúc hơn những người không tôn giáo (Myers, 2000). Xu hướng đó mạnh hơn ở một số quốc gia có số lượng người tham gia các nghi lễ tôn giáo cao như là Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan so với những nơi có tỉ lệ người tham dự thấp như là Thụy Điển (Gebauer, Sedikides, & Neberich, 2012). Khả năng tôn giáo làm tăng hạnh phúc rõ ràng phụ thuộc vào việc xây dựng mạng lưới xã hội, vì nó không tương quan nhiều đến sự tận tâm riêng lẻ (Lim & Putnam, 2010). 
  • Những người có bạn bè hạnh phúc cũng có xu hướng trở nên hạnh phúc. Một nghiên cứu chiều dọc lớn về mối quan hệ nhân quả: Nếu bạn bè của bạn hoặc những người khác mà bạn hay gặp gỡ trở nên hạnh phúc, thì trong vòng vài tháng, bạn cũng sẽ có thể trở nên hạnh phúc hơn (Fowler & Christakis, 2008). Như vậy rõ ràng là hạnh phúc có tính lây lan!  

Những cách cải thiện hạnh phúc

Ways to Improve Happiness

Nếu bạn muốn cải thiện hạnh phúc, chiến lược tốt nhất là bạn cần thay đổi hoạt động. Đi dạo giữa thiên nhiên cải thiện tâm trạng nhiều hơn mọi người dự đoán (Nisbet & Zelenski, 2011). Những người sống gần công viên hoặc khu vực thiên nhiên khác có xu hướng trở nên hạnh phúc hơn (White, Alcock, Wheeler, & Depledge, 2013). Với các sinh viên, tham gia câu lạc bộ hoặc bắt đầu thói quen học tập tốt hơn mang lại những cải thiện lâu dài về tâm trạng và sự hài lòng (Sheldon & Lyubomirsky, 2006). 

Một số lời khuyên sẽ giúp ích lâu dài mặc dù không nhất thiết phải làm hôm nay đó là: Viết nhật ký ghi lại các sự kiện trong ngày, đặc biệt là những sự kiện thú vị. Sau này, bạn sẽ có được niềm vui – nhiều hơn những gì bạn mong đợi – khi nhìn lại và hồi tưởng lại các sự kiện này (Zhang, Kim, Brooks, Gino, & Norton, 2014). Bạn cũng có thể tận hưởng những trải nghiệm dự đoán trong tương lai. Bạn không thể có được niềm vui khi mong đợi có được một đồ vật, chẳng hạn như một chiếc tivi hoặc một chiếc xe hơi, nhưng mong đợi một kỳ nghỉ hoặc trải nghiệm khác thường khiến mọi người cảm thấy hạnh phúc (Kumar, Killingsworth, & Gilovich, 2014). 

Vẫn còn lời khuyên nữa: Dành thời gian mỗi tuần để liệt kê một số điều mà bạn cảm thấy biết ơn. Những người viết về cảm xúc biết ơn cải thiện sự hài lòng trong cuộc sống (Emmons & McCullough, 2003; Lyubomirsky, Dickerhoof, Boehm, & Sheldon, 2011). Ngoài ra, thỉnh thoảng hãy làm một số hành động tử tế đối với ai đó mà bạn không quen (Sheldon & Lyubomirsky, 2004). Trong một nghiên cứu, thí nghiệm viên yêu cầu mọi người đánh giá mức độ hạnh phúc của họ vào buổi sáng và sau đó tặng họ tiền, hướng dẫn họ hãy tiêu tiền vào buổi tối. Một số người (lựa chọn ngẫu nhiên) được yêu cầu hãy tiêu tiền cho bản thân. Những người khác được yêu cầu hãy mua quà tặng cho người khác. Khi họ được hỏi vào tối hôm đó, về trung bình, những người tặng quà hạnh phúc hơn những người tiêu tiền cho bản thân họ (Dunn, Aknin, & Norton, 2008). Các nghiên cứu khác xác nhận rằng cả người lớn và trẻ em đều cảm thấy hạnh phúc hơn sau một hành động tử tế với người khác (Aknin, Hamlin, & Dunn, 2012; Mongrain, Chin, & Shapira, 2011). Theo một câu ngạn ngữ Trung Quốc, nếu bạn hạnh phúc trong một giờ, hãy chợp mắt. Nếu bạn hạnh phúc một ngày, hãy đi câu cá. Nếu bạn muốn hạnh phúc một năm, hãy thừa kế một gia tài. Nếu bạn muốn hạnh phúc một đời, hãy giúp ai đó. 

Tuổi tác – Age

Những điều khác thì là tương tự như nhau, vậy bạn có mong đợi những người già hạnh phúc hơn người trẻ, hay kém hạnh phúc hơn, hay hạnh phúc như nhau? Hình 12.23 cho thấy xu hướng theo độ tuổi, theo một khảo sát hơn 340,000 người ở Hoa Kỳ (Stone, Schwartz, Broderick, & Deaton, 2010). Trung bình, sức khỏe tổng thể suy giảm dần từ giai đoạn đầu tuổi trưởng thành cho đến khoảng 50 tuổi, và sau đó bắt đầu tăng lên ổn định miễn là mọi người duy trì được sức khỏe.

Điều gì giải thích về mức độ hạnh phúc của những người lớn tuổi? Một lời giải thích là do sự căng thẳng giảm dần (Stone et al., 2010). Qua một độ tuổi  nhất định, mọi người có thể ngừng lo lắng về việc trở thành người thành công, thanh toán các hóa đơn, nuôi dưỡng gia đình v.v. Họ cũng biết họ thành công hay không thành công như thế nào, và không cần phải tiếp tục lo lắng về điều đó nữa. Ngoài ra, những người lớn tuổi cố ý điều chỉnh tâm trạng. Họ tham dự các sự kiện vui vẻ và tránh các sự kiện khó chịu, đặc biệt là nếu họ đang có tâm trạng không vui (Isaacowitz, Toner, Goren, & Wilson, 2008). Xu hướng đó là khác nhau giữa các nền văn hóa, vì người Mỹ lớn tuổi thường có xu hướng tránh xa những thông tin khó chịu hơn là người Nhật Bản (Grossman, Karasawa, Kan, & Kitayama, 2014). 

Xu hướng tuổi tác cũng phụ thuộc vào thời điểm người đó sinh ra. Trong hơn 20 đến 30 năm, các nhà nghiên cứu đã liên tục yêu cầu một nhóm người đánh giá mức độ hưởng thụ cuộc sống của họ. Hình 12.24 cho thấy, mọi người cho biết về trung bình, họ hưởng thụ những niềm thích thú lớn trong đời khi họ nhiều tuổi hơn, nhưng những người sinh ra ở các thập kỷ gần đây bắt đầu từ điểm cao hơn những người sinh ra trước đó (Sutin, et al., 2013). Những người sinh ra ở các thập kỷ trước đó đã trải qua cuộc Đại suy thoái, một hoặc hai cuộc chiến tranh Thế giới, và những thời kỳ khó khăn khác rõ ràng để lại hậu quả lâu dài. Những kết quả này là dành cho Hoa Kỳ, và dữ liệu chắc chắn là khác với các quốc gia khác. 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply