Hai bán cầu não và kết nối của chúng

Hai bán cầu não và kết nối của chúng The Two Hemispheres and Their Connections

Hãy tập trung vào một kiểu tổn thương não sản sinh ra kết quả rất thú vị. Mỗi bán cầu não nhận thông tin đầu vào cảm giác hầu hết ở phía cơ thể đối diện và kiểm soát cơ ở phần đối diện. 2 bán cầu não cũng khác nhau. Với hầu hết những người thuận tay phải và hơn 60% những người thuận tay trái, phần não trái kiểm soát lời nói. Với hầu hết những người thuận tay trái còn lại (40%) cả 2 bán cầu não kiểm soát lời nói. Rất ít người mà gần như chỉ não phải kiểm soát lời nói. Bán cầu não phải quan trọng hơn với 1 số chức năng khác, bao gồm khả năng tưởng tượng một vật sẽ như thế nào khi xoay ngược lại và khả năng hiểu nội hàm cảm xúc của biểu cảm gương mặt, cử chỉ và tông giọng.

Trong một nghiên cứu, mọi người xem video 10 người nói sự thật 1 nửa thời gian và nói dối 1 nửa thời gian. Bạn có nghĩ rằng ta có thể phân biệt được nói thật và nói dối? Trung bình sinh viên đại học MIT đoán đúng là 47%, ít hơn tỉ lệ chọn ngẫu nhiên. Một nhóm có thể đoán được đúng hơn ngẫu nhiên, là nhóm người bị tổn thương não trái. Họ hiểu rất ít những gì người ta nói, nên họ dựa vào cử chỉ và biểu cảm gương mặt, cái mà não phải giải thích khá tốt.

Hai bán cầu não liên tục trao đổi thông tin. Nếu bạn cảm nhận thứ gì đó với tay trái và thứ khác với tay phải, bạn có thể chỉ ra liệu rằng chúng có làm từ cùng 1 chất liệu, đó là bởi vì 2 bán cầu truyền thông tin qua lại qua thể chai (corpus callosum), một tập hợp sợi trục kết nối bán cầu não trái và phải của vỏ não (xem hình 3.20). Điều gì xảy ra nếu thể chai bị cắt bỏ?

Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật cắt thể chai để giảm chứng động kinh (epilepsy), một tình trạng mà tế bào trong não phát ra những xung động bất thường liên tục. Hầu hết mọi người mắc chứng động kinh đều đáp ứng tốt với thuốc chống động kinh (antiepileptic drugs) và sống bình thường, nhưng một số tiếp tục có những cơn co giật (seizures) mạnh thường xuyên. Khi những cách khác đều thất bại, đôi lúc bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt thể chai. Ý tưởng ban đầu là phẩu thuật này có thể giới hạn co giật động kinh ở 1 bán cầu và vì thế làm giảm khả năng động.(bởi vì đã xuất hiện những phương pháp khác, kiểu phẫu thuật này hiếm khi được thực hiện ngày nay)

Ca mổ thành công hơn mong đợi. Không chỉ nó làm giảm cơn co giật ở 1 bên cơ thể, nó còn giảm mức độ thường xuyên. Phẫu thuật đã làm gián đoạn vòng lặp phản hồi (a feedback loop), cái khiến cơn co giật động kinh (epileptic seizure) vọng qua lại giữa 2 bán cầu. Tuy nhiên, mặc dù những bệnh nhân “chia cắt não” (split-brain patients) trở lại cuộc sống bình thường, họ thể hiện vài hiệu ứng hành vi thú vị

Nếu bạn có não trái kiểm soát lời nói, giống đa số mọi người, thông tin vào não phải chuyển nhanh chóng qua thể chai sang não trái (nói), khiến bạn mô tả điều bạn thấy hay cảm nhận bằng từ ngữ. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có não bị chia cắt cảm nhận vật gì đó bằng tay trái, thông tin chỉ đi vào não phải (phần não không nói). Nếu yêu cầu chỉ vào vật, bệnh nhân chỉ đúng vật bằng tay trái (kiểm soát bởi não phải) trong khi nói (bằng não trái): tôi không biết đó là gì, tôi không cảm thấy gì.

Cân nhắc điều xảy ra khi bệnh nhân có não bị chia cắt nhìn thấy vật gì đó. Người trong hình 3.21 tập trung vào 1 điểm ở giữa màn hình. Nhà nghiên cứu bật 1 từ như từ “hatband” (băng mũ) ở màn hình trong nửa giây, quá nhanh cho việc di chuyển mắt, và hỏi từ đó là gì? Người đó trả lời “band”, cái mà não trái nhìn thấy (não trái nhìn bên phải của thế giới). Với câu hỏi là loại band gì, câu trả lời là: tôi không biết, jazz band, rubber band? Tuy nhiên, tay trái (kiểm soát bởi não phải) chỉ vào cái mũ (hat) (cái mà não phải nhìn thấy)

Người có não bị chia cắt tường thuật rằng cảm thấy giống như trước khi phẫu thuật và thấy chỉ có 1 ý thức (chứ họ không cảm thấy sự tách bạch giữa 2 bán cầu não, hay thấy mình có 2 ý thức song song). Dĩ nhiên, tường thuật đó là do phần não trái đang nói, và nó không biết về trải nghiệm của não phải. Phần não trái tiếp tục cố gắng hiểu mọi thứ mà cơ thể làm, như thể là cơ thể hoàn toàn được kiểm soát vậy. Thử xem 1 nghiên cứu sau: Trong khi 1 người nhìn thẳng 2 bức tranh lóe lên trong chớp mắt ở màn hình, não trái nhìn 1 hình và não phải nhìn 1 hình khác. Sau đó, từ 1 dãy các thẻ tranh, mỗi bán cầu não dùng tay mà nó kiểm soát để chọn 1 cái liên quan đến những gì nhìn thấy. Trong 1 trường hợp, não trái nhìn thấy móng gà và chỉ tay vào con gà. Não phải nhìn thấy 1 cảnh tuyết và chỉ tay vào xẻng xúc tuyết. Khi được hỏi giải thích sự lựa chọn, não trái (não nói) nói rằng móng gà đi với con gà, và bạn cần xẻng để dọn chuồng gà. Gazzaniga cho rằng não trái có 1 chức năng mà ông ấy gọi là “người phiên dịch”. Nó tạo ra 1 câu chuyện nhằm giải thích những gì cái nó thấy đang xảy ra, kể cả khi hành vi đó thực sự xảy ra vì 1 lí do khác. Chúng ta sẽ gặp lại quan điểm này ở những chương sau: Chúng ta thường không biết hết mọi lí do cho hành vi của chúng ta, và chúng ta tạo ra lí do, cho dù là đúng hay không đúng.

 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply