Piaget’s Preoperational Stage
Ở độ tuổi từ một tuổi rưỡi đến hai tuổi, trẻ bắt đầu học nói. Một trẻ đòi một đồ chơi thì rõ ràng hiểu được sự tồn tại của đồ vật. Tuy nhiên, những đứa nhỏ hơn có thể chưa hiểu được nhiều về điều này. Chúng không hiểu làm sao một bà mẹ lại là con gái của một người khác. Một cậu bé có một anh trai sẽ khẳng định rằng anh trai nó không có em trai. Piaget gọi thời kỳ này như là giai đoạn tiền thao tác bởi vì trẻ thiếu các hoạt động là các quá trình tư duy đảo ngược. Ví dụ để một cậu bé hiểu được rằng anh trai mình có một người em, nó phải đảo ngược khái niệm “có một người em trai”. Theo Piaget, ba khía cạnh điển hình của giai đoạn tiền thao tác đó là chủ nghĩa duy kỉ, khó phân biệt bề ngoài với thực tế và thiếu khái niệm bảo tồn.
Chủ nghĩa duy kỉ/ Egocentrism
Không hiểu quan điểm của người khác
Theo Piaget, tư duy của trẻ nhỏ là duy kỉ/egocentric. Ông không có ý nói đó là sự ích kỉ. Mà ý của ông là một đứa trẻ có thể coi thế giới là trung tâm xoay quanh nó và không dễ dàng chấp nhận quan điểm của người khác. Nếu bạn ngồi đối diện một trẻ mầm non, đứa trẻ có thể mô tả những hình khối trên bàn nhìn từ phía trẻ nhưng không biết hình thù của chúng thế nào khi được nhìn từ phía bạn.
Một ví dụ khác: Kể cho một trẻ nghe câu chuyện về Lucy, cô bé muốn có một đôi giầy màu đỏ. Anh của Lucy là Linus đi vào phòng, và cô bé bảo anh mình mang cho cô đôi giầy màu đỏ cũ kỹ của mình. Anh cô đi ra và mang đôi giày đỏ mới vào, và Lucy tức giận bởi vì thứ cô muốn là đôi giày màu đỏ cũ. Những đứa trẻ nghe câu chuyện đều ngạc nhiên vì anh trai mang nhầm giầy cho cô bé bởi vì bọn trẻ đều biết đôi giầy cô bé muốn là đôi nào (Keysar, Barr, & Horton, 1998).
Tuy nhiên, trẻ nhỏ thỉnh thoảng cũng làm một số viêc để hiểu được quan điểm của người khác. Trong một nghiên cứu, trẻ 5-6 tuổi bảo một người lớn lấy một cái cốc. Nếu đứa trẻ thấy người lớn có thể nhìn thấy hai cái cốc thì trẻ sẽ bảo rằng lấy cho nó cái to hơn hoặc nhỏ hơn để mô tả cái đúng. Nếu trẻ thấy người lớn có thể nhìn thấy một cái, trẻ thường chỉ nói “cái cốc” (Nadig & Sedivy, 2002; ▲Figure 5.13).
Thuyết tâm trí/Theory of Mind
Hiểu rằng người khác có hiểu biết của riêng họ
Khi nói rằng một đứa trẻ có tính duy kỉ thì người ta hàm ý rằng nó không hiểu hoặc không biết những điều người khác biết. Các nhà tâm lý học cho rằng trẻ nhỏ thì còn thiếu khả năng này, nhưng dần dần phát triển thuyết tâm trí, tức là hiểu rằng người khác cũng có suy nghĩ và mỗi người biết một số thứ mà người khác không biết. Làm sao chúng ta biết liệu một đứa trẻ hiểu biết về điều này hay không? Dưới đây là một ví dụ của việc nỗ lực nghiên cứu.
Bằng chứng là gì – What’s the evidence?
Hiểu biết của trẻ về kiến thức của người khác
Làm sao và khi nào bọn trẻ hiểu được rằng những người khác cũng có tâm trí và hiểu biết? Các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra các thí nghiệm thông minh để khám phá câu hỏi này.
Giả thuyết : Một đứa trẻ hiểu được rằng mọi người có tâm trí biết được rằng người khác cũng có niềm tin sai.
Phương pháp
Một đứa trẻ quan sát và lắng nghe khi người lớn kể câu chuyện như sau: Maxi thấy mẹ đặt socola vào cái tủ màu xanh nước biển. Cậu dự định quay lại lấy một ít. Tuy nhiên trong lúc cậu không ở đó, mẹ cậu đã chuyển socola sang cái tủ màu xanh lá cây. Các câu hỏi đặt ra là: Maxi sẽ tìm socola ở đâu? Nếu có ông ở đó giúp, thì Maxi sẽ nhờ ông tìm ở đâu? Nếu anh trai muốn lấy socola và Maxi muốn ngăn anh trai tìm socola, Maxi sẽ chỉ chỗ nào? (See ▼ Figure 5.14.)
Kết quả
Những đứa trẻ lớn hơn trả lời đúng: Maxi tìm tủ màu xanh nước biển và bảo với ông lấy socola từ tủ màu xanh nước biển, nhưng lại nói với anh trai là tìm trong tủ màu xanh lá cây. Bọn trẻ nhỏ hơn trả lời sai, vì chúng nghĩ Maxi có tất cả các thông tin đúng như đã nhìn thấy. Tỉ lệ trẻ trả lời đúng tăng từ độ tuổi 3 đến 6 tuổi và hầu hết trẻ khoảng 4,5 tuổi trả lời đúng.
Giải thích
Rõ ràng là trẻ em dần phát triển khả năng hiểu suy nghĩ, niềm tin và kiến thức của người khác. Chúng ta có thể bị cám dỗ bởi lời giải thích đơn thuần là trẻ nhỏ chưa hiểu thuyết tâm trí nhưng ở một thời điểm nào đó đột nhiên chúng hiểu được. Tuy nhiên, nhận biết này hiếm khi xảy ra đột ngột, hoặc là tất cả hoặc không có gì. Trong tình huống của Maxi, có vẻ như là nhiều trẻ lên ba không hoàn toàn hiểu được câu hỏi. Ở một nghiên cứu sau đó, trẻ ba tuổi xem một hình Lego đại diện cho một cô gái đang cất những quả chuối (loại quả mà cô thích ăn) vào một trong hai tủ lạnh. Sau đó cô gái bước đi, quay lưng về phía tủ lạnh trong lúc các thí nghiệm viên chuyển những quả chuối từ tủ này sang tủ khác. Khi thí nghiệm viên mời đứa trẻ chơi với hình cô gái và hỏi “Cô sẽ làm gì bây giờ” trong hầu hết các trường hợp, bọn trẻ chuyển cô gái tới tủ lạnh có những quả chuối trước đó, điều này thể hiện thuyết tâm trí. Tuy nhiên, nếu thí nghiệm viên hỏi cô gái tìm được những quả chuối ở chỗ nào, thì bọn trẻ lại trả lời sai (Rubio-Fernández & Geurts, 2013). Nghĩa là, phản ứng phi ngôn ngữ cho thấy trẻ hiểu được cô gái biết điều gì, nhưng lại trả lời sai khi nói bằng từ ngữ. Trong một nhiệm vụ đơn giản hơn, thậm chí đứa trẻ 18 tháng tuổi cũng đã hiểu được thuyết tâm trí (Senju, Southgate, Snape, Leonard, & Casibra, 2011). Nói ngắn gọn, hiểu được thuyết tâm trí, hoặc một khái niệm nào đó – không phải là sự chuyển đổi đột ngột. Một đứa trẻ cho thấy dấu hiệu của sự hiểu biết ở một số cách ở một số tình huống này chứ không phải tình huống khác.
Phân biệt bề ngoài với thực tế
Trong giai đoạn tiền thao tác của Piaget, trẻ em gần như không phân biệt được rõ ràng giữa vẻ bề ngoài và thực tế. Ví dụ một đứa trẻ thấy bạn đặt quả bóng màu trắng đằng sau tấm lọc màu xanh rồi bảo rằng quả bóng là màu xanh. Khi bạn hỏi “Ừ bố biết quả bóng nhìn như màu xanh, nhưng màu gì mới là màu thật của quả bóng nhỉ?’ Trẻ đáp lại rằng nó màu xanh (Flavell, 1986). Tương tự một đứa trẻ ba tuổi thấy miếng bọt biển trông giống hòn đá sẽ bảo rằng nó là hòn đá, nhưng một đứa trẻ nói rằng nó là bọt biển sẽ khăng khăng nói nó giống bọt biển.
Tuy nhiên, các kết quả phụ thuộc vào cách chúng ta hỏi. Các nhà tâm lý học chỉ cho một đứa trẻ lên ba một miếng bọt biển trông giống hòn đá và bảo chúng sờ vào. Khi nhà nghiên cứu hỏi trông nó như thế nào và nó là gì, hầu hết trẻ em đều bảo là hòn đá cả hai lần hoặc là bọt biển cả hai lần. Tuy nhiên, nếu nhà nghiên cứu hỏi “Mang cho bác thứ gì đó có vắt ra nước được ” bọn trẻ mang đến miếng bọt biển. Và khi nhà nghiên cứu hỏi “Mang cho bác một thứ để bác chụp bức ảnh với gấu teddy như là hòn đá” bọn trẻ vẫn mang món đồ đó tương tự tới. Vì vậy rõ ràng là trẻ hiểu cái gì là bọt biển và cái gì giống như hòn đá, mặc dù chúng không nói. Chúng ta đang thấy mô hình này: Trẻ có thể chỉ ra một khái niệm theo một cách này nhưng không phải cách khác.
Cũng như thí nghiệm này: Một nhà tâm lý học cho một trẻ xem một đồ chơi là một mô hình theo tỉ lệ thu nhỏ của một căn phòng có kích thước lớn. Nhà tâm lý học giấu một đồ chơi nhỏ ở trong phòng nhỏ và giải thích rằng đồ chơi to hơn cũng ở vị trí y hệt trong phòng lớn hơn. (Ví dụ, nếu một đồ chơi nhỏ giấu ở sau sofa ở giữa phòng, đồ chơi to cũng được giấu sau sofa ở giữa phòng lớn hơn) Sau đó nhà tâm lý học yêu cầu trẻ tìm món đồ chơi to trong phòng lớn. Hầu hết trẻ ba tuổi đến đúng chỗ ngay lần đầu tiên (DeLoache, 1989). Tuy nhiên, hầu hết trẻ hai tuổi thì tìm lung tung (xem hình 5.15a).
Tương tự, các kết quả phụ thuộc vào cách chúng ta đặt câu hỏi. Trước đó, một nhà tâm lý học giấu một đồ chơi trong phòng nhỏ trong lúc trẻ nhìn thấy. Sau đó nhà tâm lý học chỉ cho trẻ một cái máy mà có thể phóng to mọi thứ. Nhà tâm lý học bật một tia chiếu từ máy vào phòng để trẻ thấy cách nó phóng to. Chúng nghe thấy vài âm thanh chunkata-chunkata và sau đó nhà tâm lý học chỉ cho trẻ cái phòng được phóng to và bảo trẻ tìm đồ chơi được giấu. Ngay cả trẻ hai tuổi rưỡi cũng đến được vị trí chính xác ngay lập tức (DeLoache, Miller, & Rosengren, 1997; see ▲ Figure 5.15b). (Điều ngẫu nhiên là, trẻ không hề nghi ngờ về việc cái máy phóng to căn phòng. Nhiều đứa vẫn tiếp tục tin điều này mặc dù nhà tâm lý đã giải thích).
Phát triển khái niệm về bảo tồn – Developing the Concept of Conservation
Theo Piaget, trẻ ở giai đoạn tiền thao tác thiếu khái niệm về bảo tồn/conservation. Chúng không hiểu sự bảo tồn của các đối tượng như là con số, chiều dài, dung lượng, khu vực, khối lượng sau khi hình dạng của đối tượng bị thay đổi. Chúng không thể thực hiện các hoạt động tư duy cần thiết để hiểu được sự thay đổi. Bảng 5.2 cho thấy các nhiệm vụ bảo tồn điển hình. Ví dụ nếu bạn cho trẻ xem hai cái cốc giống nhau với lượng nước tương đương và sau đó đổ nước từ một cái cốc sang cái cốc thứ ba cao và mỏng hơn, trẻ ở giai đoạn tiền thao tác cho rằng cái cốc thứ ba nhiều nước hơn. (xem hình 5.16)
Tôi từng nghĩ có lẽ do cách đặt câu hỏi đánh lừa trẻ nói điều gì đó mà chúng không tin. Nếu bạn cũng nghi ngờ, hãy tìm một đứa trẻ 6 tuổi và thử diễn đạt theo cách của riêng bạn. Đây là một trải nghiệm của tôi: Một lần khi tôi đang thảo luận về Piaget trong lớp Giới thiệu về Tâm lý học, tôi mang theo con trai của mình, Sam, hơn 5,5 tuổi tham gia để chứng minh. Tôi bắt đầu với hai cốc nước mà Sam đồng ý là có lượng nước tương đương. Sau đó tôi đổ nước từ một cốc này sang một cái cốc to hơn và lượng nước nhìn thấp hơn. Khi tôi hỏi cốc nào nhiều nước hơn, Sam tự tin chỉ vào cái cốc cao và mỏng. Sau khi lớp tan, Sam giải thích: “Bố ơi, tại sao bố lại hỏi con câu hỏi dễ thế? Ai chẳng biết rằng cái cốc đó có nhiều nước hơn. Bố nên hỏi con câu khó hơn để mọi người biết rằng con thông minh!” Năm sau đó, tôi lại mang Sam đến lớp tương tự, lúc này Sam 6,5 tuổi. Tôi đổ nước từ một trong những cái cốc cao sang một cốc rộng hơn và hỏi Sam cái nào có nhiều nước hơn. Sam nhìn một lúc rồi dừng lại. Cuối cùng, cậu nói thầm: “Bố ơi, con không biết”. Sau khi tan lớp, cậu giải thích, “Tại sao bố lại hỏi câu khó thế? Con không đến lớp của bố nữa đâu!” Câu hỏi từng dễ đến xấu hổ nay lại khó đến mức phải ngượng ngùng. Năm sau đó, khi Sam 7,5 tuổi, tôi lại thử lại lần nữa (ở nhà). Lần này Sam tự tin trả lời rằng: “Tất nhiên là cả hai cốc đều có lượng nước như nhau. Tại sao bố hỏi con? Đây là câu hỏi mẹo ạ?”
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.