Giai đoạn thao tác cụ thể và thao tác hình thức

Piaget’s Stages of Concrete Operations and Formal Operations

Lên 7 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn thao tác cụ thể và bắt đầu hiểu được định luật bảo toàn. Tuy nhiên sự chuyển tiếp này là dần dần từng bước. Một trẻ lên 6 có thể hiểu được rằng bóp vỡ một quả bóng đất sét không làm nó thay đổi về trọng lượng nhưng vẫn nghĩ rằng bóp vỡ quả bóng thì có thể làm thay đổi lượng nước khi đổ vào ly.

Theo Piaget, trong giai đoạn thao tác cụ thể, trẻ xử lý quá trình tinh thần dựa trên các đối tượng cụ thể nhưng vẫn gặp khó khăn với những ý tưởng trừu tượng hoặc giả thuyết. Ví dụ khi hỏi: Làm sao chuyển một núi kem từ bên này sang bên kia thành phố?” Trẻ lớn hơn thích các câu trả lời phải suy nghĩ tưởng tượng nhưng trẻ ở giai đoạn thao tác cụ thể cho rằng đó là câu hỏi ngớ ngẩn.

Hoặc giả sử hỏi “ Nếu bạn có con mắt thứ ba trên người thì bạn sẽ đặt nó ở đâu?” Trẻ em ở giai đoạn này nói chung thường trả lời ngay lập tức là đặt vào giữa hai trán. Trẻ lớn hơn trả lời với trí tưởng tượng nhiều hơn như là để sau đầu, hoặc trong bụng để có thể xem thức ăn tiêu hóa, hoặc để trên đầu ngón tay để có thể nhìn được khắp nơi. 

Cuối cùng, ở giai đoạn thao tác hình thức của Piaget, trẻ vị thành niên phát triển khả năng suy luận logic và lập kế hoạch một cách hệ thống. Theo Piaget, trẻ con bước sang giai đoạn này ở khoảng độ tuổi 11. Các nhà nghiên cứu sau đó phát hiện ra rằng không phải tất cả đều bước vào giai đoạn này hoặc có nhiều trẻ bước vào giai đoạn này khá muộn. Tư duy trong giai đoạn thao tác hình thức chứng minh việc lập kế hoạch. Ví dụ chúng ta cho 5 chai chất lỏng và cho trẻ biết là có thể trộn lẫn để tạo ra một loại chất lỏng có màu vàng. Nhiệm vụ là tìm ra sự kết hợp đó. Trẻ ở giai đoạn thao tác cụ thể lao vào làm luôn mà không cần lên kế hoạch trước. Chúng sẽ thử kết hợp chai A,B rồi C,D và có khi là A,C và E. Nhưng chúng sẽ không nhớ được những sự kết hợp mà chúng đã thử. Trẻ vị thành niên trong giai đoạn thao tác hình thức tiếp cận vấn đề có hệ thống hơn. Lúc đầu chúng có thể kết hợp hai chai trước: AB, AC,AD,AE,BC… Nếu như thất bại, chúng sẽ thử kết hợp 3 chai: ABC, ABD, ACD.. Bằng việc thử các cách kết hợp lần lượt, chúng chắc chắn sẽ thành công. Bảng 5.3 tổng hợp bốn giai đoạn phát triển của Piaget.

 Các giai đoạn của Piaget có khác biệt  

 Piaget coi bốn giai đoạn phát triển nhận thức là khác nhau. Ông tin rằng việc chuyển đổi từ một giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo đòi hỏi một sự sắp xếp tư duy, giống như việc con sâu biến đổi từ cái kén và một cái kén hóa thành con bướm. Nghãi là, tăng trưởng trí tuệ có những giai đoạn cách mạng. 

Nghiên cứu sau đó nghi ngờ về kết luận này. Nếu kết luận này là đúng, thì một đứa trẻ được cho là ở trong một giai đoạn phát triển như là giai đoạn tiền thao tác – sẽ chỉ hoạt động nhất quán ở mức độ đó. Thực tế, thành tích đạt được của trẻ thay đổi khi gặp một nhiệm vụ khó hơn hoặc dễ hơn. Ví dụ hãy xem nhiệm vụ bảo tồn về các con số, một điều tra viên đưa ra hai hàng gồm bảy hoặc nhiều đối tượng hơn, trải ra thành một hàng và hỏi hàng nào nhiều hơn. Trẻ ở giai đoạn tiền thao tác trả lời rằng hàng trải ra có nhiều hơn. Tuy nhiên, khi  Rochel Gelman (1982) giới thiệu hai hàng chỉ có 3 loại (xem hình 5.17) và trải ra thành một hàng, thậm chí trẻ 3 hay 4 tuổi cũng trả lời rằng các hàng đó có số lượng như nhau. 

Trong khi Piaget tin rằng trẻ có những bước chuyển biến khác biệt từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, phần lớn các nhà tâm lý học ngày nay xem sự phát triển là dần dần và liên tục (Courage & Howe, 2002). Nghĩa là, có ít sự khác nhau giữa trẻ lớn và trẻ nhỏ hơn trong việc tiếp thu khả năng mới. Vấn đề chỉ là sử dụng các khả năng ngày càng nhiều trong các tình huống. 

Các quan điểm khác nhau: Piaget và Vygotsky 

Hàm ý trong quan điểm của Piaget là trẻ em phải tự mình khám phá các khái niệm nhất định như là khái niệm về sự bảo tồn. Dạy một khái niệm nghĩa là hướng trực tiếp sự quan tâm của trẻ đến các khía cạnh chính và giúp chúng hiểu được. Ngược lại, nhà tâm lý học người Nga Vygotsky cho rằng các nhà giáo dục không nên chờ đợi trẻ em tự khám phá những nguyên lý của vật lý và toán học. Thật vậy, giá trị của ngôn ngữ là để chúng ta nhận được lợi ích từ kinh nghiệm của thế hệ đi trước. 

Vygotsky chắc chắn không có ý rằng người lớn nên chối bỏ trình độ phát triển ở một đứa trẻ. Thay vào đó, mỗi trẻ có một vùng phát triển gần, khoảng cách giữa những gì một đứa trẻ có thể làm một mình và có thể làm nhờ sự giúp đỡ. Sự hướng dẫn có thể nằm trong vùng phát triển gần này. Ví dụ, một người không cố dạy một đứa trẻ bốn tuổi về khái niệm bảo toàn khối lượng. Tuy nhiên, một đứa trẻ sáu tuổi không thể hiểu khái niệm này có thể học với sự giúp đỡ và hướng dẫn. Tương tự như vậy, trẻ cải thiện khả năng ghi nhớ danh sách hoặc câu chuyện nếu người lớn giúp chúng hiểu và sắp xếp thông tin (Larkina, Güler,Kleinknecht, & Bauer, 2008).  Vygotsky so sánh sự giúp đỡ như giàn giáo, mà người thợ xây sử dụng trong quá trình xây nhà: Sau khi một tòa nhà được xây xong giàn giáo này được loại bỏ. Lời khuyên cho các nhà giáo dục là cần nhạy cảm với vùng phát triển gần của trẻ và theo dõi các mức độ phát triển của trẻ để thúc đẩy trẻ tiến xa hơn. 

Chúng ta trưởng thành như thế nào?  

Cả Piaget và Vygotsky đều cho rằng chúng ta bắt đầu nhận thức từ sơ sinh và sau cùng đạt đến tư duy như người lớn, và sau đó chúng ta thực hiện. Liệu họ có đúng không, hay đôi khi chúng ta bị sa vào những suy nghĩ của trẻ em? 

Hãy xem xét tư duy duy kỉ. Trẻ nhỏ dường như kết luận rằng bất cứ điều gì chúng biết hoặc hiểu, người khác cũng sẽ biết và hiểu. Thỉnh thoảng, người lớn mắc các lỗi giống nhau. Ví dụ bạn nói “con gái của người đàn ông và người đàn bà đã đến” một người (con gái của người đàn ông và đàn bà) đến hay hai người? (người đàn ông và người đàn bà của cô con gái)? Bạn biết mình định nói gì nhưng bạn có thể đánh giá quá cao mức độ hiểu của người khác (Keysar & Henly, 2002). 

Một ví dụ khác: Theo Piaget, sau độ tuổi lên bảy, chúng ta hiểu định luật bảo toàn về con số, khối lượng và v.v. Nếu chúng ta cho xem hai bình nước mỏng, cao, bằng nhau và sau đó đổ nước từ một trong hai bình này sang một bình rộng hơn, trẻ lớn hơn và người lớn tự tin nói rằng hai bình có lượng nước bằng nhau. Tuy nhiên, hãy kiểm tra theo một cách khác: Chúng ta đưa cho mọi người một cái cốc cao mỏng và một cái cốc thấp rộng và bảo họ đổ tùy thích nước hoa quả. Người lớn cũng như trẻ con thường đổ nhiều hơn vào cốc ngắn, rộng và nghĩ rằng mình đã lấy ít hơn bình thường. Thậm chí ngay cả những người pha chế chuyên nghiệp cũng thường đổ nhiều hơn vào cốc ngắn so với cốc cao mỏng (Wansink & van Ittersum, 2003). Rõ ràng, thậm chí là người lớn cũng không hoàn toàn hiểu về định luật bảo toàn khối lượng nếu họ được kiểm tra theo cách này. Nói ngắn gọn, càng lớn lên, chúng ta không muốn nghĩ như trẻ em nhưng chúng ta không hoàn toàn làm được. Bạn vẫn có tâm trí của một đứa trẻ ẩn sâu trong mình.” 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply