Giai đoạn cảm giác vận động – Piaget’s Sensorimotor Stage

Piaget đặt tên cho giai đoạn đầu của sự phát triển trí tuệ là giai đoạn cảm giác vận động bởi vì hành vi ở độ tuổi đầu đời (từ 1,5-2 tuổi) phần lớn là những phản ứng vận động đơn giản đối với các kích thích cảm giác, ví dụ như phản xạ cảm nắm hoặc phản xạ bú. Theo Piaget, trẻ sơ sinh chỉ phản ứng với những gì chúng nghe hoặc nhìn thấy cùng lúc. Cụ thể đó là ông tin rằng trẻ em trong giai đoạn này không nhớ được các đồ vật mà chúng thấy chỉ sau vài giây. Ông có bằng chứng nào cho quan điểm này? 

Bằng chứng là gì? what’s the evidence?

Khái niệm về sự tồn tại của đồ vật ở trẻ sơ sinh – The Infant’s Concept of Object Permanence

Piaget lập luận rằng trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh không có khái niệm về sự tồn tại của đồ vật, tức là hiểu được rằng đồ vật vẫn tồn tại ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy hoặc nghe thấy chúng. Với trẻ sơ sinh, đó là “Không nhìn thấy nghĩa là không tồn tại” 

Làm sao ông biết điều đó? Piaget rút ra suy luận của mình từ việc quan sát như sau: Đặt một đồ chơi trước mặt một trẻ sáu tháng tuổi -trẻ đưa tay ra với lấy nó. Sau đó, vẫn đặt đồ chơi ở cùng chỗ đó nhưng trước khi trẻ có cơ hội lấy thì phủ một tấm chắn trong suốt lên trên. Trẻ sẽ gạt tấm chắn và lấy đồ chơi ra. Bây giờ lặp lại chuỗi hành động này nhưng dùng một tấm chắn mờ (không nhìn rõ). Trẻ quan sát bạn đặt tấm chắn lên trên đồ chơi mà không cố gắng lật tấm chắn ra để lấy đồ chơi nữa. Sau đó, đặt một tấm chắn mỏng giữa trẻ và đồ chơi. Trẻ sơ sinh không nhìn thấy sẽ không tiến gần lại để lấy đồ chơi nữa (Piaget, 1937/1954). 

Theo Piaget, trẻ không biết đồ chơi bị giấu vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, kết quả là khác nhau tùy thuộc hoàn cảnh. Ví dụ nếu bạn cho trẻ xem một đồ chơi rồi tắt đèn, trẻ 7 tháng tuổi vẫn tiến đến đồ chơi mặc dù nó không nhìn thấy nếu đó là món đồ chơi quen thuộc chứ không phải món đồ chơi lạ. (Shinskey & Munakata, 2005) Một nghiên cứu bởi Renee Baillargeon (1986) cũng gợi ý rằng trẻ sơ sinh thể hiện việc hiểu biết về sự tồn tại của đồ vật khi chúng được kiểm tra theo các cách khác nhau. 

Giả thuyết – Hypothesis

Một trẻ sơ sinh thấy một sự kiện mà không thể xảy (nếu đồ vật tồn tại) sẽ ngạc nhiên và vì thế sẽ nhìn lâu hơn là một đứa trẻ nhìn thấy một sự kiện tương tự có thể xảy ra.  

Phương pháp – Method

Cho trẻ sơ sinh từ 6 đến 8 tháng xem một chuỗi các sự kiện. Trẻ sơ sinh quan sát thí nghiệm viên kéo tấm che lên và chỉ vào đường ray và sau đó xem một chiếc xe đồ chơi đi xuống một cái dốc và rồi xuất hiện ở bên kia màn hình. Sự kiện này được gọi là một sự kiện “có thể xảy ra”. 

Các nhà nghiên cứu đo khoảng thời gian trẻ nhìn sau khi chiếc xe đi qua là bao lâu. Họ lặp lại chuỗi hành động này cho tới khi thời gian trẻ nhìn giảm xuống vào lần thứ 3 khi thử nghiệm liên tiếp (biểu hiện thói quen). Sau đó các thí nghiệm viên giới thiệu một chuỗi các hành động có thể xảy ra, như được mô tả, và các sự kiện không thể xảy ra như là: 

Sự kiện không thể xảy ra. Kéo tấm che cho trẻ xem một khối hộp đặt trên đường ray khi xe ô tô đi qua. Sau khi hạ tấm che xuống chiếc xe đi xuống dốc và xuất hiện ở đường bên kia.

Kết quả thể hiện ở hình 5.11, trẻ sơ sinh nhìn lâu hơn khi nhìn một sự kiện không thể xảy ra. Chúng cũng nhìn lâu hơn ở cặp sự kiện đầu so với lần thứ hai và lần thứ ba. (Baillargeon, 1986). 

Giải thích – Interpretation

Tại sao trẻ sơ sinh lại nhìn lâu hơn vào một sự kiện không thể xảy ra? Suy luận – chỉ có thể là sự suy luận – đó là trẻ ngạc nhiên khi nhận ra các sự kiện không thể xảy ra. Thật ngạc nhiên, trẻ sơ sinh mong đợi cái hộp sẽ tiếp tục tồn tại. Nếu vậy, ngay cả trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã có một vài hiểu biết về sự tồn tại của đồ vật, như là các nguyên tắc vật lý cơ bản. Nghiên cứu sau đó với phương pháp khác đã chứng minh sự tồn tại của đồ vật xuất hiện ở trẻ từ 3.5 tháng tuổi (Baillargeon, 1987).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những đứa trẻ 9 tháng tuổi không thực hiện được nhiệm vụ lao đến lấy một đồ vật bị giấu. Trẻ sơ sinh có hiểu được sự tồn tại của đồ vật không? Rõ ràng đây không phải là một câu hỏi phù hợp lắm. Trẻ sơ sinh dùng một khái niệm trong một số tình huống này chứ không phải ở những tình huống khác. Điều này cũng giống với tất cả chúng ta. Bạn có từng học một ngữ pháp cơ bản trong lớp Tiếng Anh và sau đó lại nói khác trong bài thuyết trình của mình không? Bạn đã từng học một công thức toán học nhưng sau đó không áp dụng được vào một bài toán mới chưa?

 Các nhà tâm lý học khác điều chỉnh lại chuỗi hoạt động này để kiểm tra các khái niệm khác ở trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu đặt năm món đồ đằng sau một tấm che, thêm vào năm cái, rồi gỡ bỏ tấm che. Những trẻ 9 tháng tuổi nhìn lâu hơn khi chúng chỉ nhìn 05 món đồ so với khi nhìn 10 món, cho thấy một số hiểu biết về phép cộng ở trẻ (McCrink & Wynn, 2004). Các nhà nghiên cứu vùi một quả bóng xuống cát và sau đó đặt một quả bóng tương tự từ chỗ cũ hoặc sang một chỗ khác. Trẻ sơ sinh nhìn lâu hơn khi quả bóng được đặt ở chỗ mới (Newcombe, Sluzenski, & Huttenlocher, 2005). Khi trẻ sơ sinh xem một hình hoạt hình mà trong đó có một người lớn và một người nhỏ hơn băng qua đường, đứa trẻ 10 tháng nhìn lâu hơn nếu như người lớn cúi đầu và bước sang một bên để người nhỏ hơn đi qua (Thomsen, Frankenhuis, Ingold-Smith, & Carey, 2011). Nếu chúng ta kết luận rằng nhìn chằm chằm nghĩa là ngạc nhiên, thì rõ ràng trẻ sơ sinh hiểu được một vài điều về địa vị xã hội. Những nghiên cứu liên quan cho rằng trẻ 5 tháng tuổi hiểu được rằng chất lỏng có thể chảy qua một rào chắn nhưng chất rắn thì không thể (Hespos, Ferry, & Rips, 2009). Tuy nhiên, những đứa trẻ khoảng 12 tháng tuổi không ngạc nhiên nếu bạn để một món đồ chơi vào một cái hộp và sau đó lấy một món đồ có hình thù và màu sắc khác ra (Baillargeon, Li, Ng, & Yuan, 2009). Rõ ràng, trẻ sơ sinh tưởng tượng đồ vật có thể biến hình hoặc đổi màu.

 Đây là hai kết luận: Thứ nhất, chúng ta nên thận trọng khi suy luận những gì trẻ sơ sinh hoặc bất kỳ ai đó có thể làm hoặc không, bởi vì kết quả thay đổi theo từng quá trình. Thứ hai, các khái niệm phát triển dần đần. Một trẻ sơ sinh có thể cho thấy một khái niệm ở tình huống này nhưng không phải tình huống khác. 

Ý niệm về bản ngã – Sense of Self

Trẻ con có ý niệm về bản ngã không? Làm sao chúng ta biết được? Đây là bằng chứng: Một người bôi một chấm đỏ lên mũi trẻ và sau đó cho trẻ soi gương. Trẻ sơ sinh dưới một tuổi rưỡi bỏ qua chấmđỏ trên mũi và với tay chạm vào gương. Sau một tuổi rưỡi, trẻ tự sờ vào mũi mình, điều này cho thấy trẻ tự nhận ra mình trong gương (xem hình 5.12). Trẻ sơ sinh biểu hiện ý niệm về bản ngã ở các độ tuổi khác nhau, độ tuổi khi chúng tự nhận thức được thường trùng hợp với thời điểm chúng bắt đầu cảm thấy biết xấu hổ. (M. Lewis, Sullivan, Stanger, & Weiss, 1991). Trẻ biểu hiện ý niệm về bản ngã ở cả hai tình huống hoặc không thể hiện. 

Vậy ở trước độ tuổi này, trẻ không phân biệt được bản thân và người khác ư? Chúng ta không thể chắc chắn mặc dù có lẽ là như vậy. Trước khi trẻ một tuổi rưỡi chúng ta không có bằng chứng về việc trẻ có ý niệm về bản ngã, nhưng việc chúng ta không thấy bằng chứng không có nghĩa là không tồn tại bằng chứng nào. Có thể trẻ sơ sinh thể hiện ý niệm về bản ngã trong bài kiểm tra khác mà chúng ta chưa nghĩ ra. 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply