Sleep and Dreams
Ý thức và chu kỳ báo thức hàng ngày thức và ngủ. Trong khi ngủ, nhận thức của chúng ta trở nên kém hơn về xung quanh. Các giấc mơ đưa chúng ta đến một thế giới kỳ diệu nơi mà những điều tưởng như không thể xảy ra. Tại sao chúng ta lại có những giai đoạn ý thức thay đổi như vậy?
Nhịp sinh học – Circadian Rhythms
Đời sống của động vật tuân theo các chu kỳ. Hãy xem chu kỳ ngủ đông. Những con sóc đất ngủ suốt mùa đông khi chúng khó tìm được thức ăn. Những con cái thức giấc vào mùa xuân ngay khi thức ăn có sẵn. Những con đực cũng cần thức ăn nhưng chúng có một lý do để thức dậy sớm hơn, đó là: Những con cái giao phối ngay khi chúng rời khỏi hang ngủ đông và mỗi con cái chỉ giao phối một lần một năm. Một con đực thức dậy sau những con cái có thể phải trả giá cho việc bỏ lỡ cơ hội giao phối trong năm. Để tránh rủi ro, những con đực thức dậy sớm hơn một tuần trước con cái. Chúng dành một tuần đó chờ đợi – không có con cái nào, không có thức ăn và không có việc gì nhiều để làm trừ việc phải đấu tranh với một con đực khác (French, 1988).
Điều này cho thấy các cơ chế sinh học bên trong của động vật tiến hóa để chuẩn bị cho các nhu cầu dự đoán. Con sóc đất đực thức dậy không chỉ do phản ứng với tình trạng hiện thời nhưng là để chuẩn bị cho những gì sẽ diễn ra sau đó một vài ngày. Tương tự như vậy, các loài chim bắt đầu di cư về phương Nam vào mùa thu rất lâu trước khi tổ ấm ở phương Bắc không còn là nơi trú ngụ.
Loài người cũng có các cơ chế để chuẩn bị cho các hoạt động vào ban ngày và giấc ngủ vào ban đêm. Cũng như các loài động vật khác, cơ thể chúng ta tạo ra nhịp sinh học, nhịp điệu của những hoạt động và nghỉ ngơi kéo dài trong một ngày. (Thuật ngữ circadian bắt nguồn từ các từ latinh là circa và dies, nghĩa là “trong một ngày.”) Việc mặt trời mọc và lặn cung cấp các dấu hiệu thiết lập nhịp sinh học của chúng ta, nhưng chúng ta cũng tự sản sinh ra nhịp sinh học của riêng mình. Trong một môi trường không có các dấu hiệu về thời gian như là các vùng cận địa cực vào mùa hè hoặc mùa đông, hầu hết mọi người có nhịp thức ngủ lâu hơn 24 giờ một chút và nhịp sinh học này dần dần lệch pha với đồng hồ (Palinkas, 2003).
Nhịp sinh học của bạn kiểm soát nhiều hơn ngoài chu kỳ ngủ và thức. Trong suốt một ngày, bạn sẽ thay đổi từ lúc đói, khát, đi tiểu, huyết áp và tỉnh táo. Nhiệt độ cơ thể bạn dao động từ 37.2oc (98.9oF) vào chiều muộn và tầm 36.7oc (98.1oF) vào giữa đêm (Morris, Lack, and Dawson, 1990). Hầu hết tâm trạng người trẻ thay đổi trong ngày, đạt tới điểm cực kỳ vui tươi vào lúc chiều muộn (Murray et al., 2009).
Một số người có gen làm thay đổi nhịp sinh học của họ (Jones, Huang, Ptacek, & Fu, 2013). Những người có gen tạo ra chu kỳ 23 giờ thay vì 24 giờ thì dễ buồn ngủ hơn vào buổi tối và dậy sớm hơn. Họ hành động giống như đang di chuyển ít nhất một múi giờ về phía tây và cố gắng điều chỉnh. Không giống như hầu hết mọi người, họ mong đợi tới những ngày cuối tuần để có thể đi ngủ sớm. Một số người khác có gen tạo ra chu kỳ dài hơn 24 giờ, hoặc các gen làm giảm thời lượng nhu cầu ngủ.
Buồn ngủ và tỉnh táo phụ thuộc vào nhịp sinh học chứ không chỉ phụ thuộc vào thời gian một người đã mất ngủ bao lâu. Nếu bạn mất ngủ cả đêm – như hầu hết các sinh viên đại học thường làm, đôi khi bạn có lẽ cảm thấy rất buồn ngủ trong khoảng từ 2 đến 6 giờ sáng. Nhưng vào buổi sáng, bạn bắt đầu cảm thấy ít buồn ngủ hơn. Bạn trở nên tỉnh táo do nhịp sinh học, mặc dù tình trạng thiếu ngủ của bạn vẫn tiếp diễn.
Trong một nghiên cứu, các tình nguyện viên không ngủ ba đêm. Nhiệt độ cơ thể và hiệu suất trong các nhiệm vụ suy luận giảm sút trong đêm đầu tiên, sau đó tăng lên vào sáng ngày tiếp theo. Trong suốt đêm thứ hai và thứ ba, nhiệt độ cơ thể và suy luận giảm sút nhiều hơn so với đêm đầu tiên, nhưng có hồi phục một lúc nào đó trong ngày (xem hình 10.6). Do đó, sự mất ngủ gây ra mô hình suy giảm tiến trình chồng lên nhịp sinh học thông thường đó làm tăng và giảm nhiệt độ cơ thể và sự tỉnh táo (Babkoff, Caspy, Mikulincer, &Sing, 1991).
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.