Gen ảnh hưởng hành vi như thế nào How Genes Influence Behavior
Dựa vào những nghiên cứu về cặp sinh đôi và con nuôi, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất là hệ số di truyền ở mức vừa phải cho hầu hết các hành vi họ kiểm tra, bao gồm cô đơn, chứng loạn thần kinh, thời gian xem TV, sự sùng đạo. Có 1 hành vi duy nhất các nhà nghiên cứu chỉ ra hệ số di truyền = 0 là sự lựa chọn loại tôn giáo. Đó là, rõ ràng gen có ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên tham gia hoạt động tôn giáo, nhưng không ảnh hưởng loại tôn giáo nào tham gia (hay ko tham gia). Làm thế nào mà gen ảnh hưởng đến những loại hành vi này?
Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp Direct and Indirect Influences
Trong 1 số trường hợp, gen ảnh hưởng đến hành vi thông qua thay đổi sự phát triển của não bộ hoặc thụ cảm thể. Ví dụ, 1 ảnh hưởng đến cảm nhận đồ ăn của mọi người là số lượng nụ / chồi vị giác trên lưỡi mà họ có, ảnh hưởng lớn bởi gen. Trong những trường hợp khác, gen ảnh hưởng hành vi theo cách gián tiếp qua việc thay đổi một số thứ bên ngoài hệ thần kinh. Xem xét trường hợp lựa chọn chế độ ăn: Hầu hết trẻ em có thể tiêu hóa lactose, đường trong sữa. Trong vài năm, hầu như mọi trẻ em châu á và những người khác mất khả năng tiêu hóa lactose. (Mất do gen, không phải do mức độ thường xuyên uống sữa). Người không tiêu hóa lactose có thể uống chút sữa và thưởng thức pho mát và sữa chua, những thứ dễ tiêu hóa, nhưng họ sẽ bị đầy hơi và chuột rút nếu tiêu thụ quá nhiều sữa và kem. Hình 3.36 trình bay về khả năng tiêu hóa các sản phẩm từ sữa khác nhau như thế nào giữa các nhóm dân tộc. Kết luận rằng 1 gen có thể ảnh hưởng hành vi bằng cách thay đổi những phản ứng hóa học bên ngoài bộ não (hành vi – trong trường hợp này là sự ưa chuộng các sp từ sữa).
Gen cũng ảnh hưởng đến hành vi bằng cách thay đổi giải phẫu cơ thể. Xem xét các gen khiến bạn đẹp một cách bất thường. Bởi vì nhiều người mỉm cười với bạn, mời bạn đến các bữa tiệc và cố gắng trở thành bạn của bạn, bạn phát triển sự tự tin và kỹ năng xã hội ngày càng tăng. Các gen đã thay đổi hành vi của bạn bằng cách thay đổi cách người khác đối xử với bạn.
Hiệu ứng cấp số nhân The Multiplier Effect
Hãy tưởng tượng bạn có gen khiến bạn cao và các gen khác giúp bạn phát triển kỹ năng chạy nhanh. Lúc đầu, bạn có một chút lợi thế bẩm sinh về chơi bóng rổ, so với những người khác cùng tuổi. Do đó, bạn được tham gia vào các đội bóng rổ, được huấn luyện và kỹ năng của bạn được cải thiện. Khi các kỹ năng của bạn được cải thiện, bạn sẽ thành công hơn và nhận được nhiều sự khuyến khích hơn nữa. Những gì bắt đầu như một lợi thế bẩm sinh nhỏ ngày càng trở nên lớn hơn do ảnh hưởng của môi trường cũng như di truyền. Các nhà nghiên cứu gọi khuynh hướng này là hiệu ứng cấp số nhân (multiplier effect) — Một lợi thế nhỏ ban đầu trong một số hành vi, có thể là từ nguồn gốc di truyền, làm thay đổi môi trường và phóng đại lợi thế đó (Dickens & Flynn, 2001). Điều tương tự có thể xảy ra đối với hầu hết mọi khía cạnh của hành vi. Ví dụ, một người có khuynh hướng năng động và hoạt bát có xu hướng chọn những người bạn hướng ngoại và các tình huống xã hội kích thích. Người nào đó có tính khí dè dặt hơn thường hướng tới các hoạt động yên tĩnh và các nhóm xã hội nhỏ hơn. Xu hướng hành vi ban đầu tăng lên do thay đổi môi trường. Do đó, thường khó tách bạch những đóng góp của di truyền và môi trường.
Biến đổi môi trường của hiệu ứng gen Environmental Modification of Genetic Effects
Một số người cho rằng nếu một gen có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một số hành vi, thì chúng ta không thể làm gì với nó, chỉ cần chỉnh sửa gen. Một ví dụ bác bỏ giả định này là bệnh phenylketonuria (PKU), một tình trạng di truyền, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến chậm phát triển trí tuệ. Khoảng 2% những người có tổ tiên Châu Âu hoặc Châu Á và hầu như không có người Châu Phi nào có gen lặn dẫn đến PKU, nhưng vì gen lặn nên một bản sao gần như vô hại. Những người có bản sao từ cả bố và mẹ không thể chuyển hóa phenylalanin, một thành phần phổ biến của protein. Trong một chế độ ăn uống bình thường, một đứa trẻ bị ảnh hưởng sẽ tích tụ phenylalanine trong não và trở nên chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, chế độ ăn ít phenylalanin sẽ bảo vệ não bộ. Do đó, một chế độ ăn uống đặc biệt ngăn ngừa chứng rối loạn mà nếu không sẽ cho thấy khả năng di truyền cao.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.