Lờn thuốc (dung nạp thuốc) – một ví dụ của điều kiện hóa cổ điển

Drug Tolerance as an Example of Classical Conditioning

Điều kiện hóa cổ điển xuất hiện theo những cách mà ta có thể không ngờ tới. Một ví dụ bao gồm tình trạng lờn thuốc (dung nạp thuốc). Lờn thuốc (dung nạp thuốc) là việc một người sử dụng một số loại thuốc nhất định nhưng tác dụng bị yếu dần sau khi dùng nhiều lần. Một số người dùng heroin lâu năm chỉ gặp những tác động nhẹ khi sử dụng một lượng heroin nào đó, tuy nhiên lượng heroin này có thể giết chết một người bình thường.

Lờn thước một phần là kết quả của những thay đổi hóa học tự động xảy ra trong các tế bào khắp cơ thể, nhưng nó cũng phụ thuộc một phần vào điều kiện hóa cổ điển. Xem xét điều này: Khi người nghiện tự tiêm morphin hoặc heroin, quy trình tiêm thuốc là một kích thích phức tạp bao gồm thời gian và địa điểm cũng như kim tiêm. Tổng kích thích này dự đoán một kích thích thứ hai đó là sự xâm nhập của thuốc vào não. Khi thuốc đến não, nó sẽ kích hoạt một loạt các biện pháp phòng vệ của cơ thể — bao gồm những thay đổi trong bài tiết hormone, nhịp tim và nhịp thở — mà chống lại tác dụng của chính thuốc đó.

Kích thích 1st (quy trình tiêm) → Kích thích 2nd (Thuốc đi vào não) → Phản xạ tự động (Phòng vệ của cơ thể)

Bất cứ khi nào một kích thích dự đoán một kích thích thứ hai tạo ra phản xạ tự động, điều kiện hóa cổ điển có thể xảy ra. Kích thích đầu tiên là CS, kích thích thứ hai là UCS và phản xạ là UCR. Quy trình trên được viết lại như sau:

Kích thích có điều kiện (quy trình tiêm) → Kích thích không điều kiện (Thuốc đi vào não) → Phản xạ không điều kiện (Phòng vệ của cơ thể)

 Nếu điều kiện hóa xảy ra ở đây, điều gì sẽ xảy ra? Giả sử CS (việc tiêm) tạo ra CR giống với UCR (hệ thống phòng thủ của cơ thể chống lại thuốc). Trong trường hợp đó, ngay sau khi bắt đầu tiêm, trước khi thuốc đi vào cơ thể, cơ thể bắt đầu huy động khả năng phòng vệ của mình để chống lại thuốc. Do đó, thuốc có ít tác dụng hơn, và chúng ta nói rằng cơ thể đã phát triển sự dung nạp thuốc. Shepard Siegel (1977, 1983) đã tiến hành một số thí nghiệm xác nhận điều kiện hóa cổ điển trong quá trình tiêm thuốc.

Kích thích có điều kiện (quy trình tiêm) → Phản xạ có điều kiện (Phòng vệ của cơ thể)

Các nghiên cứu đã thử nghiệm một số giả thuyết. Một trong số đó là: Nếu quy trình tiêm đóng vai trò như một kích thích có điều kiện, thì phản xạ phòng vệ của cơ thể sẽ mạnh nhất nếu thuốc được sử dụng theo cách thông thường, ở vị trí thông thường, với càng nhiều kích thích quen thuộc càng tốt. (Toàn bộ trải nghiệm cấu thành nên kích thích có điều kiện.) Do đó, tác dụng hành vi của thuốc sẽ bị suy yếu trong môi trường quen thuộc. Bằng chứng đa ủng hộ giả thuyết này với nhiều loại thuốc khác nhau (Siegel & Ramos, 2002). Phần lớn các nghiên cứu liên quan đến động vật trong phòng thí nghiệm, nhưng quan sát của con người xác nhận cùng một kết luận. Những người uống rượu trong một môi trường quen thuộc ít bị suy giảm nhận thức hơn những người uống rượu trong một môi trường xa lạ (Birak, Higgs, & Terry, 2011).

Dự đoán thứ hai: Nếu sự dung nạp thuốc là điều kiện hóa cổ điển, các nhà nghiên cứu sẽ có thể dập tắt nó. Quy trình để sự dập tắt xảy ra đó là: đưa ra CS mà không có UCS. Bởi những khó khăn khi làm việc với đối tượng sử dụng thuốc là con người, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu trên loài chuột. Rất khó đo lường tác dụng của thuốc ở những đối tượng không phải con người, tuy nhiên có một tác dụng thì khá dễ đó là khả năng giảm đau của morphin. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đo mức độ đau nhỏ nhất cần thiết để khiến chuột thấy khó chịu. Sau đó, họ tiệm cho chuột morphin và chạy thử nghiệm một lần nữa, nhận thấy rằng loại thuốc này làm giảm phản xạ đau rất nhiều. Bước tiếp theo là tạo ra khả năng dung nạp bằng cách tiêm thuốc hàng ngày, kiểm tra phản xạ đau mỗi lần. Khi những con chuột biểu hiện phản xạ đau tăng lên, khả năng dung nạp morphin được chỉ ra và nhà thí nghiệm đã đi đến bước cuối cùng. Họ tiêm cho chuột nước muối hàng ngày. Nếu chúng ta coi quy trình tiêm là CS và morphin là UCS, thì tiêm nước muối nghĩa là đưa ra CS mà không đi kèm theo UCS. Sau một vài lần lặp lại, tình trạng dung nạp thuốc phần nào bị dập tắt. Hiện nay việc tiêm morphin đã làm giảm đáng kể phản xạ đau (Siegel, 1977). Nói tóm lại, khả năng dung nạp thuốc cho thấy những đặc tính mà chúng ta mong đợi nếu tình trạng này thuốc phụ thuộc vào cơ chế của điều kiện hóa cổ điển. ▼ Hình 6.6 tóm tắt thí nghiệm này.

Nghiên cứu về điều kiện hóa cổ điển của việc dung nạp thuốc cuối cùng đã dẫn đến các ứng dụng để giúp mọi người cai nghiện. Những người có tiền sử nghiện ma túy sẽ có cảm giác thèm khi nhìn thấy cảnh tượng, âm thanh và mùi khiến họ nhớ lại trải nghiệm với ma túy của họ. Khi các nhà tâm lý học trình bày những kích thích đó trong những điều kiện mà người đó có thể chống lại sự cám dỗ, thì kết quả là sự thèm muốn bị triệt tiêu một phần (Loeber, Croissant, Heinz, Mann, & Flor, 2006).

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply