Hunger Motivation
Những chú chim nhỏ chỉ ăn khi chúng cần ăn – hầu hết chúng ăn hạt và côn trùng – không tích trữ chút chất béo nào. Việc duy trì cơ thể càng nhẹ càng tốt là vô cùng quan trọng để thoát khỏi những kẻ săn mồi. Ngược lại, những kẻ săn mồi khác, từ sư tử, cá sấu đến cá mập đều có sẵn những bữa ăn khổng lồ khi chúng bắt được con mồi lớn hoặc không có gì ăn trong nhiều ngày. Chúng ăn thật nhiều bất kể khi nào chúng có thể và sau đó sống nhờ chất béo dự trữ trong thời gian không có thức ăn. Hệ tiêu hóa của chúng thích nghi để thu nạp những bữa ăn khổng lồ (Armstrong & Schindler, 2011).
Rất ít người háu ăn như những chú cá sấu, nhưng con người dường như đã phát triển một chiến lược ăn nhiều hơn nhu cầu trong trường hợp thức ăn khan hiếm về sau, điều thường xảy ra trong lịch sử tồn tại của con người. Tuy nhiên ngày nay, nhiều người ăn quá nhiều và các quốc gia thịnh vượng tích trữ lương thực dồi dào (Pinel, Assanand, & Lehman, 2000).
Việc ăn uống của chúng ta cũng phụ thuộc vào các động lực xã hội. Hãy tưởng tượng bạn đến thăm gia đình bạn trai hoặc bạn gái, và bạn muốn tạo ra một ấn tượng tốt. “Bữa ăn đã sẵn sàng!” Bạn đi vào phòng ăn và thấy một bữa ăn thịnh soạn, trong khi chủ nhà rõ ràng mong đợi bạn thưởng thức. Bạn có giải thích rằng bạn không đói bởi vì bạn đã ăn quá nhiều ở bữa trưa? Chắc là không.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.