Đo lường ý thức

Measuring Consciousness

Điện não đồ cho trẻ: điều gì cho thấy hoạt động epileptiform (epiactivity) có nghĩa là gì mà không bị động kinh, giải mã - các chỉ tiêu và nguyên nhân của
(Photo: https://vi2.htgetrid.com/analizy-rebenka/eeg-golovnogo-mozga/)

 Mặc dù các nhà hành vi học đã đúng trong thời đại của họ về việc nghiên cứu về ý thức là không thể, nhưng thời gian đã thay đổi điều đó. Bốn thành tựu đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu trở nên ý nghĩa. 

Định nghĩa quá trình ý thức

 An Operational Definition of Consciousness

Từ điển định nghĩa ý thức như một trải nghiệm chủ quan của nhận thức về bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, định nghĩa đó dựa trên cụm từ “trải nghiệm chủ quan”, mà không định nghĩa đúng hơn chính bản thân từ ý thức. Các nhà nghiên cứu sử dụng định nghĩa quá trình ý thức như sau: Nếu một người hợp tác báo cáo rằng có ý thức (nhận thức) về một kích thích này chứ không phải kích thích khác, sau đó anh ta hoặc cô ta ý thức về kích thích đầu tiên chứ không phải kích thích thứ hai. Định nghĩa đó có vẻ hiển nhiên, thậm chí hơi ngớ ngẩn, nhưng hữu ích cho các mục đích nghiên cứu. Một điểm quan trọng đó là định nghĩa dó chỉ dành cho những người biết nói. Bởi vì một trẻ sơ sinh không thể cho ta biết việc chúng có nhận thức về thứ gì đó, định nghĩa này không được chấp nhận và chúng ta không thể kết luận được việc có ý thức hay thiếu ý thức. Tương tự như vậy, những động vật không phải con người không nói chuyện, cũng như những người bị tổn thương các vùng não nhất định thì chúng ta không thể cho rằng họ không có ý thức. 

Những câu hỏi có giới hạn, có thể trả lời

Limited, Answerable Questions

Có rất nhiều câu hỏi quan trọng: tại sao ý thức lại tồn tại? Nó có các nguyên tố tương tự như các nguyên tố hóa học không? Nó có ích cho điều gì… Hiện tại, chúng tôi tạm thời chưa trả lời những câu hỏi khó mà tập trung vào những câu hỏi có giới hạn và có thể trả lời được như là: “Hoạt động của não bộ của người có ý thức về một kích kích có khác với hoạt động não bộ của người không có ý thức với cùng một kích thích giống nhau hoặc một kích thích tương tự không? Tỏng số tất cả những kích thích tác động đến các thụ thể của bạn bất kỳ mọi lúc, bạn chỉ ý thức được một vài kích thích. Ngay bây giờ, bạn có ngửi hay nếm được vị gì không? Bạn cảm thấy gì ở chân trái? Sau gáy bạn thì sao? Khi bạ chuyển sự tập trung từ cảm giác này tới cảm giác khác, bạn có thể nhận thức được nhiều điều đã xuất hiện nhưng cho tới lúc đó thì bạn không ý thức về chúng (Lambie & marcel, 2002). 

Các phương pháp đo lường hoạt động não bộ hiện đại

Modern Methods to Measure Brain Activity 

Như đã thảo luận ở chương 3, các nhà nghiên cứu ngày nay sử dụng một vài phương pháp ghi lại hoạt động mà không làm ảnh hưởng đến não bộ. Cách đơn giản nhất là EEG và MEG sử dụng các điện cực gắn ở da đầu để đo lường những thay đổi nhanh trong hoạt động điện hoặc điện từ của não. Chúng chỉ xác định vị trí tương đối của hoạt động nhưng với một số mục đích thì vị trí tương đối chính xác là đủ hiệu quả, và những phương pháp này cho thấy thời gian hoạt động chính xác đến từng mili giây. Phương pháp FMRI xác định vị trí hoạt động chính xác hơn, nhưng lại ít chính xác hơn về mặt thời gian. Một nhà nghiên cứu có thể sử dụng EEG, MEG hoặc FMRI, phụ thuộc vào câu hỏi nghiên cứu. 

Những cách kiểm soát ý thức về một kích thích

Ways of Controlling Consciousness of a Stimulus 

Tiến bộ cuối cùng đến từ các phương pháp mới trong việc trình bày một kích thích để đôi khi mọi người ý thức được nó lúc này chứ không phải lúc khác. Một phương pháp đó là dùng mặt nạ che dấu: Một từ hoặc một kích thích khác xuất hiện trên màn hình trong một phần giây, trước và/hoặc theo sau đó bởi một kích thích gây nhiễu. Nếu như kích thích gây nhiễu theo nó nhưng không xuất hiện trước, chúng tôi gọi đó là quá trình che ngược. Những người tham gia một nghiên cứu được xem các từ nhấp nháy trên màn hình khoảng 29 mili giây (ms) mỗi từ. Trên một số thử nghiệm, một màn hình trắng đi trước và đi sau từ: 

Trong điều kiện đó, mọi người thường nhận diện được từ mặc dù nó chạy qua rất ngắn. Trong các thử nghiệm khác, một mặt nạ che xuất hiện trước và theo sau từ. Lúc này, mọi người gần như không bao giờ xác định được từ, và hầu hết họ luôn khẳng định rằng họ không thấy từ nào cả: 

Hình 10.1: Để tạo ra sự ganh đua giữa hai mắt, hãy nhìn qua các ống và luân phiên tiêu điểm cho đến khi hai vòng tròn hợp nhất. Bạn sẽ xen kẽ giữa việc thấy các đường màu đỏ và các đường màu xanh lá cây.

▲ Figure 10.1 To produce binocular rivalry, look through tubes and alter the focus of your eyes until the two circles seem to merge. You will alternate between seeing red lines and seeing green lines.

Hãy xem xét một phương pháp thứ hai. Giả sử bạn thấy một chấm vàng được bao quanh bởi các chấm xanh ở trên màn hình máy tính. Sau đó các hcấm xanh bắt đầu di chuyển nhanh theo các hướng lung tung. Chúng sẽ thu hút sự chú ý của bạn đến mức các chấm vàng thực sự biến mất khỏi tầm nhìn của bạn trong một vài giây. Một khả năng khác là các dấu chấm khác được bật lên hoặc tắt đi thật nhanh. Trong lúc chúng nhấp nháy, bạn sẽ mất dấu chấm vàng (Kreiman, Fried, & Koch, 2002; Yuval-Greenberg & heeger, 2013). Quá trình này được gọi là ức chế flash. 

Đây là phương pháp thứ ba. Thông thường, hai võng mạc của bạn nhìn thấy gần như giống nhau. Kiểm tra hình 10/1 để thấy điều xảy ra khi các hình ảnh xung đột. 

Tìm và tạo ra các ống giống như ống lõi giấy vệ sinh để mắt trái của bạn có thể nhìn vào hình 10.1 qua một ống và mắt phải nhìn qua ống khác. Thử nhanh bằng cách đặt hai tay tạo thành hai ống, đặt lên trên mũi bạn hoặc chạm vào trang sách để hai mắt bạn ở ngay trước hai hình ảnh. Điều chỉnh tiêu điểm cho đến khi bạn thấy hai vòng tròn chồng lên nhau. Đầu tiên, bạn sẽ ý thức được một mắt thấy gì – như là đường đỏ và đen. Trong vài giây, nhận thức đó mất dần và bạn bắt đầu thấy màu xanh và đen. Bởi vì bạn không thể đồng thời nhìn thấy cả hai hình ảnh ở cùng một điểm, não bộ của bạn sẽ xen kẽ giữa hai nhận thức (Blake & logothetis, 2002). Sự luân phiên giữa việc nhìn thấy mẫu ở võng mạc trái và võng mạc phải được gọi là sự cạnh tranh của hai mắt. (Nếu bạn thấy rõ từ một mắt và mờ ở mắt kia, gần như bạn chỉ có thể thấy một hình ảnh.) 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply