Những Cân nhắc về Đạo đức trong Nghiên cứu Ethical Considerations in Research
Trong bất kỳ thử nghiệm nào, các nhà tâm lý học sẽ thao túng một biến có thể xác định và cách nó ảnh hưởng đến hành vi của người tham gia nghiên cứu. Có lẽ bạn phản đối ý tưởng về việc ai đó đang cố gắng thay đổi hành vi của bạn. Nếu vậy, hãy thử cân nhắc một chút rằng, mỗi khi bạn nói chuyện với một ai đó, bạn cũng đang cố gắng thay đổi hành vi của họ chỉ là ít hay nhiều thôi. Hầu hết các thí nghiệm trong tâm lý học thường không mang tính chất thao túng hơn một cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, một số thử nghiệm vẫn nêu ra những vấn đề khó khăn và những người nghiên cứu bị ràng buộc bởi cả luật pháp và lương tâm để đối xử với những người tham gia của họ một cách có đạo đức.
Mối quan tâm về đạo đức với con người Ethical Concerns with Humans
Hãy xem xét câu hỏi về bạo lực trên truyền hình. Nếu các nhà tâm lý tin rằng việc xem các chương trình bạo lực có thể thực sự biến người xem thành kẻ giết người, thì việc tiến hành các thí nghiệm để tìm ra điều đó, chắc chắn là trái đạo đức. Nó cũng là phi đạo đức khi thực hiện các trò lừa bịp gây rủi ro nghiêm trọng cho những người tham gia.
Trước khi thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào về con người, các nhân viên nghiên cứu yêu cầu sự đồng thuận sau khi cung cấp thông tin (informed consent), một tuyên bố rằng họ đã được cho biết những gì sẽ xảy ra và rằng họ đồng thuận tiếp tục. Khi các nhà nghiên cứu yêu cầu các tình nguyện viên, họ mô tả những gì sẽ xảy ra. Hầu hết các qui trình là vô hại, chẳng hạn như kiểm tra nhận thức, trí nhớ hoặc sự chú ý. Tuy nhiên, đôi khi, quy trình này bao gồm một số việc mà mọi người có thể không muốn làm, chẳng hạn như kiểm tra các bức ảnh phản cảm, uống nước đường đậm đặc hoặc bị điện giật. Những người tham gia được thông báo rằng họ có quyền bỏ cuộc nếu họ thấy quy trình này quá bất tiện.
Các vấn đề đặc biệt nảy sinh trong nghiên cứu với trẻ em, những người chậm phát triển trí tuệ hoặc những người khác có thể không hiểu rõ các hướng dẫn để cung cấp sự đồng ý được thông báo (Bonnie, 1997). Những cá nhân bị trầm cảm nặng đặt ra một vấn đề đặc biệt (Elliott, 1997) bởi vì một số dường như đã mất quyền tự bảo vệ quyền lợi của chính họ. Trong những trường hợp như vậy, các nhà nghiên cứu có thể tham khảo ý kiến của người giám hộ hoặc người thân gần nhất của người đó hoặc đơn giản là quyết định không tiếp tục.
Nghiên cứu tại một trường cao đẳng trước tiên phải được phê duyệt bởi Hội đồng Đánh giá Tổ chức (IRB). IRB đánh giá liệu các nghiên cứu được đề xuất có bao gồm các thủ tục để có được sự đồng thuận có ý thức, và liệu chúng có bảo mật thông tin của người tham gia hay không. IRB cũng đồng thời nỗ lực ngăn chặn các trước các qui trình có tính rủi ro. Như là từ chối một đề nghị cung cấp cocaine, ngay cả khi mọi người mong muốn đưa ra sự đồng thuận của họ chẳng hạn. Uỷ ban cũng sẽ đồng thời cấm các qui trình mà họ cho là đáng xấu hổ hoặc có sự xúc phạm nghiêm trọng. Có lẽ, nhiều chương trình “truyền hình thực tế” sẽ bị cấm nếu chúng phải được IRB kiểm duyệt trước khi lên sóng (Spellman, 2005).
Ủy ban cũng đánh giá các qui trình mà trong đó các nhà điều tra muốn đánh lạc hướng của những người tham gia thí nghiệm về mục đích của thí nghiệm một cách tạm thời. Nếu một nhà nghiên cứu cho những người tham gia biết mục đích của cuộc nghiên cứu, thì họ sẽ biết được kỳ vọng của nhà nghiên cứu và đặc điểm nhu cầu sẽ xác định kết quả. Do đó, các nhà nghiên cứu thường ngụy tạo mục đích nghiên cứu. Hầu hết mọi người đều cho rằng sự lừa dối tạm thời là vô hại, nhưng ủy ban mới là bên đưa ra quyết định về hành động này sau cùng.
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) đã xuất bản một cuốn sách thảo luận về cách đối xử phù hợp đạo đức của những người tình nguyện tham gia thí nghiệm (Sales & Folkman, 2000). APA kiểm duyệt hoặc trục xuất bất kỳ thành viên nào không tuân theo các nguyên tắc này.
Mối quan tâm về đạo đức với những sinh vật khác Ethical Concerns with Nonhumans
Một số nghiên cứu tâm lý liên quan đến động vật không phải con người, đặc biệt là nghiên cứu về các quá trình cơ bản như cảm giác, đói và học tập (xem ▲ Hình 2.16). Các nhà nghiên cứu sử dụng các yếu tố phi con người, nếu họ muốn kiểm soát các khía cạnh của cuộc sống mà mọi người sẽ không để họ kiểm soát (ví dụ, ai giao phối với ai), nếu họ muốn nghiên cứu hành vi liên tục trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng (số lượng lớn hơn những người sẵn sàng tham gia), hoặc nếu nghiên cứu gây ra rủi ro về sức khỏe. Nghiên cứu trên động vật từ lâu đã trở nên cần thiết để thử nghiệm sơ bộ hầu hết các loại thuốc mới, phương pháp điều trị bằng phẫu thuật và các phương pháp giảm đau. Những người mắc bệnh không thể chữa trị cho rằng họ có quyền hy vọng vào các phương pháp chữa trị có thể là kết quả của nghiên cứu trên động vật (Feeney, 1987). Phần lớn kiến thức của chúng tôi về tâm lý học, sinh học và y học đã sử dụng các nghiên cứu trên động vật tại một số nghiên cứu.
Tuy nhiên, một số người phản đối phần lớn hoặc tất cả các nghiên cứu về động vật. Về các vấn đề này của động vật, sau cùng thì chưa thể tìm ra một sự nhất quán tư tưởng. Một số người ủng hộ quyền động vật nhấn mạnh rằng động vật nên có quyền giống như con người, rằng việc nuôi nhốt động vật (thậm chí là vật nuôi) trong lồng là nô lệ, và giết bất kỳ động vật nào là giết người. Những người khác phản đối một số loại nghiên cứu trên động vật nhưng sẵn sàng thỏa hiệp về việc sử dụng chúng trong những nghiên cứu cụ thể khác.
Các nhà tâm lý học khác nhau về thái độ của họ. Hầu hết ủng hộ chỉ một số loại nghiên cứu trên động vật ,nhưng bản thân họ tự vạch ra một ranh giới ở đâu đó ngăn cách giữa nghiên cứu có thể chấp nhận và không thể chấp nhận được (Plous, 1996). Đương nhiên, sự bất đồng xảy ra là về việc vẽ đường ranh giới đó ở đâu.
Trong cuộc tranh luận này, cũng như nhiều cuộc tranh cãi chính trị khác, một chiến thuật chung đó là mỗi bên sẽ chỉ trích những hành động cực đoan nhất của đối thủ. Ví dụ, những người ủng hộ quyền động vật chỉ ra các nghiên cứu cho thấy khỉ hoặc chó con tiếp xúc với các quy trình nghiên cứu đau đớn và dường như là khó biện minh cho việc làm này. Còn các nhà nghiên cứu phản đối việc những người đã phá hoại phòng thí nghiệm, đặt bom, đập cửa sổ nhà con cái họ vào ban đêm và cắm vòi nước qua cửa sổ gây ngập nhà của các nhà nghiên cứu (G. Miller, 2007a). Một số người biểu tình đã tuyên bố rằng họ phản đối việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả thuốc điều trị bệnh AIDS, nếu phát hiện ra thuốc này đến từ các nghiên cứu trên động vật. Thật không may, khi cả hai bên tập trung vào việc chỉ trích đối thủ lớn nhất của họ, điều này càng khiến việc thống nhất trở nên khó hơn.
Một nghiên cứu cẩn thận do một bên thứ ba quan sát tương đối khách quan và kết luận rằng sự thật là là một mớ lộn xộn: Một số nghiên cứu gây đau đớn cho động vật nhưng lại rất có giá trị đối với tiến bộ khoa học và y học (Blum, 1994). Hầu hết mọi người kết luận rằng chúng ta phải tìm kiếm một sự đồng thuận.
Các tổ chức chuyên nghiệp như Hiệp hội Khoa học Thần kinh và Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ xuất bản các hướng dẫn chính quy về việc sử dụng động vật trong nghiên cứu sao cho đúng. Các trường cao đẳng và các tổ chức nghiên cứu khác thành lập các ủy ban chăm sóc động vật trong phòng thí nghiệm để đảm bảo rằng động vật trong phòng thí nghiệm được đối xử nhân đạo, hạn chế tối đa sự đau đớn và khó chịu của chúng, đồng thời các nhà thí nghiệm cân nhắc các lựa chọn thay thế trước khi áp dụng các quy trình có thể gây đau đớn cho những loài động vật này.
Làm thế nào chúng ta có thể xác định trước liệu giá trị của kết quả thí nghiệm dự kiến (khó đoán trước) sẽ đáng để đánh đổi lấy nỗi đau mà động vật phải chịu đựng (khó đo lường)? Như thường thấy với các quyết định đạo đức, các lập luận hợp lý có thể được đưa ra ở cả hai phía của câu hỏi và không có bên nào của cuộc tranh luận thực sự thuyết phục một cách hoàn toàn thỏa đáng.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.