
Bản chất con người là gì? Nhà triết học Thomas Hobbes ở thế kỷ 17 lập luận rằng con người bản chất là ích kỷ. Ông nói rằng cuộc sống ở trạng thái tự nhiên là: “tồi tệ, tàn bạo và ngắn ngủi”. Chúng ta cần chính phủ bảo vệ chúng ta khỏi người khác. Nhà triết học chính trị Jean-Jacques Rousseu không đồng tình và duy trì quan điểm rằng con người bản chất là tốt đẹp và chính phủ là vấn đề chứ không phải giải pháp. Theo ông những người lý trí hành động tự do sẽ thúc đẩy phúc lợi cho cộng đồng.
Cuộc tranh luận giữa hai quan điểm tồn tại trong các lý thuyết về tâm lý học Tính cách. (Xem hình 14.1). Sigmund Freud cho rằng con người được sinh ra với các xung năng cần được kiểm soát. Carl Roger tin rằng con người tìm kiếm những điều tốt đẹp và những mục đích cao quý sau khi họ được giải phóng khỏi những hạn chế không cần thiết. Vậy quan điểm nào là đúng? Về cơ bản chúng ta là tốt, xấu, hay là cả hai, hay là không phải cả hai? Bản chất cơ bản của nhân cách con người là gì?
Thuật ngữ tính cách bắt nguồn từ từ trong tiếng Latin là Persona nghĩa là “mặt nạ”. Trong những vở kịch Hy lạp và Rome cổ, các diễn viên đeo mặt nạ thể hiện nét đặc trưng của họ. Tuy nhiên không giống như một chiếc mặt nạ, thuật ngữ tính cách hàm ý một điều gì đó ổn định. Tính cách bao gồm tất cả những đặc điểm nhất quán mà trong đó hành vi của một người khác với những người khác, đặc biệt trong các bối cảnh xã hội (khác với trong học tập, trí nhớ, cảm giác hoặc các kỹ năng thể thao thường không được coi là nhân cách.)
(Figure 14.1. Sigmund Freud, có quan điểm tương đồng với nhà triết học Thomas Hobbes, nhấn mạnh những khía cạnh tiêu cực của bản chất con người. Carl Rogers và Jean-Jacques Rousseau lại có quan điểm khác biệt, nhấn mạnh những khía cạnh tốt đẹp hơn.)
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.