Carl Jung và Vô Thức Tập Thể

(Photo: Brainpicking)

Carl Jung and the Collective Unconscious

Carl G. Jung (yoonG;1875-1961) là một bác sĩ người Thụy Sỹ mà Freud xem như “người thừa kế”, “thái tử” của Phân tâm học, cho tới khi mối quan hệ “cha con” của họ xấu đi nghiêm trọng. Lý thuyết của Jung về tính cách nhấn mạnh việc con người tìm kiếm ý nghĩa tinh thần trong cuộc sống. Ngược lại với Freud, người truy vết tính cách của người trưởng thành từ những sự kiện thời thơ ấu, Jung nhấn mạnh vào khả năng thay đổi của tính cách khi trưởng thành. Ông cũng bàn về cách mà con người chấp nhận một mặt nạ, như vai diễn trong một vở kịch. Điều này có nghĩa là mọi người cố gắng tạo những dấu ấn nhất định trong khi che giấu phần bản chất thật của họ

Jung rất ấn tượng khi nhiều bệnh nhân của ông mô tả những giấc mơ không có liên quan rõ ràng đến những điều trong cuộc sống. Thay vào đó, chúng giống như những hình ảnh phổ biến trong thần thoại, tôn giáo, nghệ thuật văn hóa trên khắp thế giới. Ông cho rằng những hình ảnh này khởi nguồn từ bẩm sinh của bản chất loài người. Nếu bạn mơ thấy một con bọ cánh cứng, Jung có thể liên hệ giấc mơ của bạn tới vai trò của loài cánh cứng trong thần thoại của loài người vào thời Ai Cập cổ đại. Nếu bạn mơ thấy một đứa trẻ, ông có thể liên hệ biểu tượng như khả năng tái sinh về mặt tâm lý.

Theo Jung, con người không chỉ có tâm trí ý thức và “vô thức cá nhân” (tương tự như vô thức của Freud) mà còn có tâm trí vô thức tập thể. Thuật ngữ vô thức tập thể – collective unconscious, xuất hiện từ khi chào đời, liên kết với các trải nghiệm tích lũy của thế hệ đi trước. Trong khi tâm trí có ý thức và vô thức cá nhân là sự khác nhau giữa người này và người kia thì vô thức tập thể là tương tự cho gần như tất cả mọi người. Nó bao gồm những cổ mẫu – archetypes là những hình ảnh mơ hồ – hoặc ít nhất là khuynh hướng hình thành nên những hình ảnh này – luôn là một phần trong trải nghiệm của con người. Bằng chứng của quan điểm này là, Jung đã chỉ ra sự tương đồng trong nghệ thuật văn hóa trên khắp thế giới.

Nhưng bằng cách nào mà trải nghiệm mang tính tập thể của tổ tiên chúng ta lại trở thành tâm trí vô thức của chúng ta? Jung đưa ra rất ít bằng chứng bên cạnh việc giải thích và kiến thức sinh học của chúng ta hiện tại không cho thấy cách mà trải nghiệm cuộc sống thâm nhập vào gene di truyền.  Một giả thuyết thực tế hơn là những người cổ đại có tư duy theo những cách nhất định giành được lợi thế và do đó sống sót đủ lâu để trở thành tổ tiên của chúng ta. Kết quả là, chúng ta tiến hóa theo xu hướng tư duy với cách tương tự. Cùng quan điểm này, Nicholas Wade lập luận rằng con người tiến hóa một “bản năng” tôn giáo bởi vì qua sự tồn tại của loài người, xã hội tôn giáo sinh trưởng tốt hơn các xã hội phi tôn giáo khác.

Đóng góp khác của Jung là ý tưởng về các kiểu hình tâm lý. Ông tin rằng nhân cách của con người thuộc vào nhóm riêng biệt, như là hướng ngoại hoặc hướng nội. Tác giả của các bài kiểm tra tính cách Myers-Briggs đã làm sống lại ý tưởng này, như chúng ta thấy ở phần 3 của chương này.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply