Căng thẳng ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe

 How Stress Affects Health

Những người trong thời gian gần đây gặp phải những căng thẳng nghiêm trọng như là ly hôn hoặc mất chồng hoặc vợ, có nguy cơ mắc các vấn đề y tế cao hơn, từ các bệnh đe dọa đến tính mạng đến sâu răng (hugoson, ljungquist, & Breivik, 2002; lillberg et al., 2003; manor & eisenbach, 2003; sbarra, law, & portley, 2011).  Sự căng thẳng ảnh hưởng tới các vấn đề sức khỏe như thế nào? 

Những ảnh hưởng gián tiếp – Indirect effects

Căng thẳng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bằng cách thay đổi hành vi của con người. Ví dụ, những người mất vợ hoặc chồng trở nên chán ăn (Shahar, schultz, shahar, & Wing, 2001). Họ không ngủ ngon, họ quên việc uống thuốc và tham gia vào một số hành vi rủi ro như uống quá nhiều hoặc ăn quá nhiều. 

Căng thẳng cũng làm suy giảm sức khỏe theo kiểu quay vòng. Trở lại những năm 1940, một nữ hộ sinh đã đỡ đẻ cho ba trẻ sơ sinh vào thứ sáu ngày 13 tuyên bố rằng cả ba đều bị quỷ ám và sẽ chết trước ngày sinh nhật lần thứ 23. Hai đứa đầu tiên chết trẻ. Khi đứa thứ 3 sắp sinh nhật tuổi 23, cô quyết định đến bệnh viện kiểm tra và thông báo cho nhân viên về nỗi sợ hãi của mình. Nhân viên bệnh viện ghi chép rằng cô ấy chống lại lo âu bằng cách tăng thông khí – hyperventilation (Thở sâu). Không lâu trước ngày sinh nhật, cô ấy đã tử vong vì tăng thông khí (tình trạng thở ra nhiều hơn so với việc hít vào gây giảm nhanh lượng CO2 trong cơ thể) * 

Điều này đã xảy ra như thế nào, Thông thường, khi mọi người không chủ ý thở, lượng carbon dioxide trong máu sẽ kích hoạt phản xạ thở. Bằng cách tăng thông khí, người phụ nữ đã thở ra nhiều carbon dioxide đến mức cô không thực hiện được quá trình thở theo phản xạ. Khi cô cố ý ngừng thở, cô ngừng thở hoàn toàn (Clinicopathologic conference, 1967). Đây là một ví dụ rõ ràng về ảnh hưởng gián tiếp của cảm xúc đến sức khỏe: Việc cô ấy tin rằng lời nguyền rủa đã ứng nghiệm. 

Những ảnh hưởng trực tiếp – Direct effects

Căng thẳng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhiều hơn. Giả sử bạn có một công việc khổ sở, bạn sống trong vùng chiến sự, hoặc bạn sống với một người thường xuyên bạo hành. Nếu bạn phải đối mặt với đe dọa thường xuyên, bạn kích hoạt tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone cortisol hơn, để tăng cường trao đổi chất và cho phép các tế bào chống lại sự căng thẳng. Một sự gia tăng vừa phải giúp cải thiện sự chú ý và trí nhớ (Krugers, hoogenraad, & Groc, 2010). Căng thẳng cũng kích hoạt các bộ phận hệ thống miễn dịch của bạn, chuẩn bị cho việc chống lại bất kỳ điều gì từ nhiễm trùng cho đến các khối u (Benschop et al., 1995; connor & leonard, 1998). Có lẽ, lý do là trong suốt lịch sử tiến hóa, các tình huống căng thẳng thường dẫn đến chấn thương, nên hệ miễn dịch phải chuẩn bị cho việc chống lại sự nhiễm trùng. Ảnh hưởng đó tạo ra nhiều căng thẳng hơn khi chấn thương trở thành nguồn căng thẳng chính đối với mọi người. Ngày nay, hệ miễn dịch phản ứng lại với căng thẳng từ những thứ như là cảm thấy bị xã hội từ chối  (Moor, crone, & van der molen, 2010) hoặc nói chuyện trước công chúng (dickerson, Gable, irwin, aziz, & Kemeny, 2009). Hệ miễn dịch của bạn chống lại việc nhiễm trùng bằng cách tạo ra cơn sốt, bởi vì hầu hết vi khuẩn không sinh sôi tốt ở nhiệt độ cao (Kluger, 1991). Nó cũng bảo tồn năng lượng bằng cách tăng cảm giác buổn ngủ và giảm mức độ hoạt động tổng thể. Lưu ý kết quả: bản thân việc căng thẳng dữ dội kéo dài, tác động qua hệ miễn dịch, dẫn đến sốt, mệt mỏi, và buồn ngủ (Maier & Watkins, 1998). Bạn có thể cảm thấy ốm hoặc trông ốm yếu, ngay cả khi bạn không bị bệnh. 

Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài dẫn đến kiệt sức. Bạn cảm thấy lãnh đạm, giảm sút hiệu suất và phàn nàn về chất lượng cuộc sống thấp (Evans, Bullinger, & hygge, 1998). Giải phóng lượng Cortisol cao kéo dài làm tổn hại đến hồi hải mã, vùng não quan trọng cho trí nhớ (De Quervain, roozendaal, nitsch, mcGaugh, & hock, 2000; Kleen, sitomer, Killeen, & conrad, 2006; Kuhlmann, piel, & Wolf, 2005). Cuối cùng, hệ miễn dịch bị suy yếu và bạn dễ bị ốm (Cohen et al., 1998). 

Bệnh tim mạch – Heart disease

Một người thợ bọc ghế trong phòng chờ của bác sĩ đã từng thấy rằng mặt trước của ghế bị mòn trước mặt sau. Để tìm ra lý do tại sao, bác sĩ bắt đầu quan sát các bệnh nhân trong phòng chờ. Ông thấy rằng các bệnh nhân tim mạch có thói quen ngồi ở mép ghế, nóng lời chờ đợi được gọi tên khi đến lượt. Quan sát này dẫn đến một giả thuyết là liên kết bệnh tim mạch với tính cách thiếu kiên nhẫn, thích thành công, ngày nay được coi là một kiểu tính cách (Friedman & Rosenman, 1974). 

Những người tính cách loại A có tính cạnh tranh cao, khăng khăng là mình luôn giành chiến thắng. Họ thiếu kiên nhẫn và thường không thân thiện. Ngược lại, những người tính cách loại B thường cởi mở hơn, ít vội vàng, và thân thiện hơn. Bệnh tim mạch tương quan đến loại hành vi A, đặc biệt với việc không thân thiện, nhưng ở mức độ thấp (Eaker, sullivan, Kelly-hayes, d’agostino, & Benjamin, 2004). Bệnh tim mạch cũng tương quan với chứng lo âu mãn tính (Thurston, rewak, & Kubzansky, 2013). Cách tốt nhất để thực hiện nghiên cứu là đo lường tính cách bây giờ và các vấn đề tim mạch về sau. (Chúng tôi muốn biết tính cách ảnh hưởng đến các vấn đề tim mạch như thế nào, chứ không phải các vấn đề tim mạch ảnh hưởng lên tính cách ra sao) Một nghiên cứu về loại này cho thấy sự tương quan chỉ 0.08 giữa sự thiếu thân thiện với bệnh tim mạch (Rutledge & hogan, 2002). 

Ảnh hưởng tâm lý mạnh nhất đến bệnh tim mạch được biết đến là hỗ trợ xã hội. Những người có mối quan hệ bạn bè và gia đình bền chặt thường chăm sóc bản thân tốt hơn và kiểm soát được nhịp tim cũng như huyết áp (Uchino, cacioppo, & Kiecolt-Glaser, 1996). Những người học các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng sẽ giảm huyết áp và giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch  (Uchino, cacioppo, & Kiecolt-Glaser, 1996). 

Sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh tim giữa các nền văn hóa có thể phụ thuộc vào hành vi (Levine, 1990). Trong một số nền văn hóa, những người đi bộ nhanh, nói nhanh, đeo đồng hồ và có xu hướng là mọi thứ một cách vội vàng. Trong một số nền văn hóa khác, thoải mái hơn, mọi người hiếm khi vội vàng. Hầu như không có gì xảy ra theo đúng kế hoạch, nhưng dường như chẳng ai quan tâm. Như bạn có thể đoán được, bệnh tim mạch thì phổ biến ở một số quốc gia có nhịp sống vội vàng. 

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn / Post-Traumatic Stress disorder

Hệ quả sâu xa của căng thẳng nghiêm trọng là Rối loạn căng thẳng sau sang chấn / Post-traumatic stress disorder (PTSD), biểu hiện là lo âu và trầm cảm kéo dài. Tình trạng này được ghi nhận trong các thời kỳ hậu chiến trong suốt lịch sử dưới các thuật ngữ như là “mệt mỏi chiến đấu” và “sốc đạn pháo”. Nó cũng xảy ra ở các nạn nhân bị cưỡng hiếp hoặc hành hung, các nạn nhân bị tra tấn, nạn nhân sống sót sau các vụ tai nạn đe dọa tính mạng và nhân chứng của một vụ giết người.  Những người mắc chứng PTSD thường xuyên tiểu đêm, bộc phát cơn tức giận, cảm thấy bất hạnh và mặc cảm. Một lời nhắc nhở ngắn gọn về trải nghiệm bi thảm có thể kích hoạt một đoạn hồi tưởng bao quanh sự hoảng sợ. Các vấn đề nhẹ dường như trở nên căng thẳng quá mức, thậm chí nhiều năm sau khi sự kiện diễn ra (Solomon, mikulincer, & flum, 1988). 

Tuy nhiên, hầu hết những người chịu đựng một sự kiện sang chấn không phát triển PTSD. Trên thực tế, khả năng phát triển PTSD tương quan rất ít với mức độ căng thẳng của các sự kiện và tương quan mạnh hơn với những khó khăn về cảm xúc trước đó (Berntsen et al., 2012; rubin & feeling, 2013). Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nói chuyện với nhà trị liệu ngay sau khi trải qua sang chấn tâm lý có thể hữu ích. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng những biện pháp can thiệp như vậy không mang lại nhiều lợi ích (Mcnally, Bryant, & ehlers, 2003), và thường làm mọi người cảm thấy tồi tệ hơn (Bootzin & Bailey, 2005; lilienfeld, 2007). 

Có lẽ một số người đơn giản là dễ bị tổn thương hơn người khác. Hầu hết các nạn nhân PTSD có hồi hải mã hơn trung bình và não của họ khác so với mức trung bình theo nhiều khía cạnh (Stein, hanna, Koverola, torchia, & mcclarty, 1997; Yehuda, 1997). Do căng thẳng giải phóng cortisol và lượng cortisol cao làm tổn thương vùng hồi hải mã, có vẻ như căng thẳng cao khiến hồi hải mã bị nhỏ đi. Tuy nhiên, một nghiên cứu so sánh các cặp song sinh đơn hợp tử, trong đó một cặp song sinh phát triển PTSD sau trải nghiệm thời chiến và các cặp khác không tham chiến và không bị PTSD. Kết quả là: Cả hai anh em song sinh đều có hồi hãi mã nhỏ hơn mức trung bình (Gilbertson et al., 2002). Các kết quả này ngụ ý rằng hồi hải mã trước khi sang chấn đã nhỏ, có lẽ vì lý do gene di truyền, và việc có hồi hải mã nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc PTSD. 

 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply