Cần sa Marijuana
Cần sa Hợp chất hoạt tính của cần sa là THC, hoạt động trên nhiều thụ thể. Cần sa tác động lên các thụ thể trên neuron tiền synapse, đặt hệ thống hãm giải phóng chất dẫn truyền kích thích và ức chế.
Cần sa rất khó phân loại. Nó làm dịu cơn đau nhưng không mạnh như thuốc phiện. Nó tạo ra ảo giác rằng thời gian trôi qua chậm hơn bình thường, nhưng tác dụng của cần sa không gây ra những biến dạng cảm giác nghiêm trọng giống như là LSD. Cần sa có có tác dụng làm an thần, nhưng tác dụng lại không giống như cách mà rượu hoặc thuốc an thần.
Nhiều báo cáo về các vấn đề trí nhớ ở những người sử dụng cần sa rất khó để giải thích. Liệu cần sa có làm suy giảm trí nhớ của người sử dụng hay, thật ra những người có vấn đề về trí nhớ mới thích sử dụng cần sa? Hãy nhớ rằng, mối tương quan không thể chỉ ra được nguồn gốc nguyên nhân của vấn đề. Cả hai cách giải thích đều phù hợp. Những học sinh học kém ở trường có nhiều khả năng bắt đầu sử dụng cần sa sớm và sử dụng cần sa thường xuyên hơn các học sinh khác (Hooper, Woolley, & De Bellis, 2014). Ngoài ra, hai nghiên cứu cho thấy rằng sau khi mọi người bỏ sử dụng cần sa, trí nhớ của họ dần dần được cải thiện (Bosker et al, 2013; Pope, Gruber, Hudson, Huestis, & YurgelunTodd, 2001). Những kết quả đó ngụ ý rằng, sự suy giảm trí nhớ một phần là kết quả của việc người ta sử dụng cần sa, chứ không chỉ đơn thuần là đặc điểm sinh học ban đầu của những người sử dụng cần sa trước khi sử dụng chúng. Kết quả cũng chỉ ra rằng sự suy giảm này không phải là vĩnh viễn.
Cần sa có một số công dụng y tế tiềm năng. Nó giúp giảm buồn nôn, giảm run, giảm áp lực trong mắt và giảm mất tế bào trong não sau đột quỵ (Glass, 2001; Panikashvili et al., 2001). Thậm chí, nghiên cứu trên động vật cho thấy cần sa có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ não khỏi tổn thương do đột quỵ nếu nó được sử dụng càng nhanh càng tốt sau đột quỵ, hoặc tốt hơn cả là sử dụng trước khi đột quỵ (Schomacher, Müller, Sommer, Schwab & Schäbitz, 2008). (Điều này hơi phi thực tế khi khuyến cáo rằng, tất cả mọi người có nguy cơ bị đột quỵ nên bắt đầu hút cần sa) Do các hạn chế pháp lý, nghiên cứu về những các phương thức sử dụng cần sa trong y tế này đã bị hạn chế.
Bạn có thể đã nghe nói rằng cần sa nguy hiểm như một loại “ma túy khởi nguyên”. Đó là bởi vì nhiều người sử dụng heroin và cocaine đều đã có sử dụng cần sa trước đó. Đúng vậy, nhưng đừng quên là họ cũng đã thử thuốc lá và rượu trước đó nữa, và đây cũng được xem như những loại trải nghiệm đầy rủi ro khác. Do vậy, thật sự là không rõ ràng trong việc sử dụng cần sa có thật sự khuyến khích việc sử dụng các loại thuốc khác ở người sử dụng hay không.
Thành phần hoạt chất trong cần sa là THC, hoặc tetrahydrocannabinol. THC có thể gắn vào phần lớn các thụ thể trong não (Herkenham, Lynn, deCosta, & Richfield, 1991). Và bộ não cũng sản xuất một lượng lớn các chất hóa học của riêng nó, anandamide và 2-AG, gắn vào các thụ thể THC này (Devane et al., 1992; Stella, Schweitzer, & Piomelli, 1997). Các thụ thể này có nhiều trong các vùng não kiểm soát trí nhớ và chuyển động, nhưng chúng gần như không có ở tủy, nơi kiểm soát nhịp tim và nhịp thở (Herkenham et al, 1990). Ngược lại, tủy có nhiều thụ thể gắn vào các chất có trong thuốc phiện.
Không giống như hầu hết các thụ thể dẫn truyền thần kinh khác, các thụ thể cho anandamide và 2-AG (có mặt trong cần sa) nằm trên neuron tiền synapse. Khi neuron tiền synapse giải phóng một chất dẫn truyền, chẳng hạn như glutamate hoặc GABA, thì tế bào hậu synapse (nhận) sẽ giải phóng anandamide hoặc 2-AG, các chất này sẽ quay trở lại tế bào tiền synapse để ức chế sự giải phóng tiếp theo (Kreitzer & Regehr, 2001; Oliet, Baimoukhametova, Piet, & Bains, 2007; RI Wilson & Nicoll, 2002). Trên thực tế, các chất này giống như là đang truyền một thông điêp, “Tôi đã nhận được tín hiệu của bạn rồi”. nên là nếu có thể, hãy làm chậm lại việc gửi thêm bất kỳ tín hiệu nào nhé ”. Và cần sa, giống như một thiết bị truyền ngược tự nhiên này, cũng có tác dụng tương tự, nhưng cần sa làm chậm tín hiệu ngay cả trước khi nó được gửi đi. Nó giống như thể tế bào tiền synapse “nghĩ rằng” nó đã gửi một tín hiệu trong khi thực tế là nó chưa từng phát đi tín hiệu nào.
Cần sa còn có nhiều tác động hành vi mà các nhà nghiên cứu cần giải thích. Như là việc nó làm giảm cảm giác buồn nôn bằng cách ngăn chặn thụ thể serotonin gây buồn nôn (Fan, 1995). Hay làm tăng hoạt động ở các vùng não chịu trách nhiệm ăn và cảm giác thèm ăn (DiMarzo et al, 2001). Thật khó giải thích bằng cách nào nó tạo ra ảo giác rằng thời gian trôi qua chậm hơn bình thường, nhưng hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở các động vật thí nghiệm. Dưới ảnh hưởng của khói cần sa, chuột có biểu hiện suy giảm khả năng phản ứng khi chúng phải đáp ứng hoạt động trong những khoảng thời gian nhất định. Chúng phản hồi quá “nhanh”, nếu như trong trường hợp 10 giây cảm tường như là 20 giây vậy (Han & Robinson, 2001).
Bảng 3.2 Các loại chất thường bị lạm dụng và ảnh hưởng của chúng
Loại chất | Tác dụng | Tác dụng ngắn hạn | Rủi ro |
Chất kích thích | |||
Amphetamine | Tăng giải phóng dopamine và giảm khả năng tái hấp thu của neuron, kéo dài tác dụng cảm giác | Tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo | Phản ứng loạn thần, kích động, vấn đề về tim mạch, khó ngủ, đột quỵ |
Cocaine | Giảm tái hấp thu dopamine, kéo dài tác dụng cảm giác | Tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo | Phản ứng loạn thần và các vấn đề về tim |
Methylphenidate (Ritalin) | Gây giảm tái hấp thu dopamine. Nhưng tốc độ phản ứng khởi phát chậm hơn nhưng tác dụng trên não bộ lâu hơn cocaine | Tăng sự tỉnh táo; phản ứng nghén thuốc nhẹ hơn nhiều so với cocaine | Tăng huyết áp |
Caffeine | Chặn một chất hóa học ức chế sự hưng phấn | Tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo | Mất ngủ |
Nicotine | Kích thích một số synap acetylcholine; kích thích một số neuron giải phóng dopamine | Tăng cường kích thích; tạo ra cảm giác căng thằng và trầm cảm đối với người cai thuốc lá | Ung thư phổi từ nhựa/cao trong thuốc lá |
Thuốc trầm cảm | |||
Alcohol | Tạo điều kiện cho tác dụng của GABA, một chất dẫn truyền thần kinh ức chế | Thư giãn, giảm ức chế, suy giảm trí nhớ và khả năng phán đoán | Tai nạn ô tô, mất việc làm |
Benzodiazepines | Tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của GABA, một chất dẫn truyền thần kinh ức chế | Thư giãn, giảm lo lắng, buồn ngủ | Sự phụ thuộc của người dùng. nguy hiểm đến tính mạng nếu kết hợp với rượu hoặc thuốc phiện. |
Ma túy | |||
Morphine, heroin, các chất dạng thuốc phiện khác | Kích thích các synapse endorphin | Giảm đau; giảm hứng thú với thế giới thực tại; hiệu ứng không hoải mái khi cai nghiện trong thời gian bỏ thuốc. | Ngừng tim |
Cần sa | |||
Cần sa | Kích thích các thụ thể phản hồi âm tính của cả synapse kích thích và ức chế | Giảm đau và buồn nôn; cảm giác méo mó về thời gian | Suy giảm trí nhớ; bệnh về phổi |
Chất gây ảo giác | |||
LSD | Kích thích thụ thể serotonin loại 2 vào những thời điểm không thích hợp | Ảo giác, biến dạng giác quan | Phản ứng loạn thần, tai nạn, cơn hoảng loạn, hồi tưởng |
MDMA (“thuốc lắc”) | Kích thích neuron giải phóng dopamine; ở liều cao hơn cũng kích thích neuron tiết ra serotonin | Ở liều thấp làm tăng kích thích; ở liều cao hơn gây ảo giác | Mất nước, sốt |
Rohypnol and GHB | Tạo điều kiện cho hoạt động tại các synapse GABA (có tác dụng ức chế) | Thư giãn, giảm ức chế | Suy giảm khả năng phối hợp cơ và trí nhớ |
Phencyclidine (PCP hoặc “bụi thiên thần”) | Ức chế một loại thụ thể glutamate | Say rượu, nói lắp; ảo giác, rối loạn suy nghĩ, suy giảm trí nhớ và cảm xúc | Phản ứng loạn thần nếu dùng ở liều cao hơn |
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.