Cảm xúc, kích thích và hành động

Emotion, Arousal, and Action

Nhận thức cảm xúc, cảm giác, hành vi và kích thích liên quan đến nhau như thế nào? William James, nhà sáng lập Tâm lý học Hoa Kỳ, đã đề xuất một trong các lý thuyết về tâm lý học đầu tiên. 

Lý thuyết cảm xúc của James-Lange

The James-Lange Theory of Emotions

Thông thường, bạn cảm thấy buổn và do đó bạn khóc. Bạn sợ hãi và vì vậy bạn run lên. Bạn cảm thấy tức giận và khuôn mặt bạn đỏ bừng lên. Vào năm 1884, William James và Carl Lange đã tự mình đề xuất điều ngược lại. Theo lý thuyết The James-Lange, việc bạn giải thích về một tác nhân kích thích khơi gợi lên sự thay đổi ở hệ thần kinh tự chủ và đôi khi là những hoạt động cơ bắp. Nhận thức của bạn về những thay đổi đó là khía cạnh cảm giác của cảm xúc. Trong bài báo gốc, James nói đơn giản rằng tình huống (ví dụ, thấy một con gấu) dẫn đến một hành động (ví dụ như bỏ chạy); và nhận thức được hành động là cảm xúc. Nghĩa là, bạn không bỏ chạy bởi vì bạn sợ; bạn cảm thấy sợ bởi vì bạn nhận thức được rằng mình đang bỏ chạy. Để phản biện lại những người chỉ trích, ông làm rõ quan điểm của mình (James, 1894): Rõ ràng là, hình ảnh một con gấu không tự động làm cho bạn bỏ chạy. Bạn đánh giá tình huống trước. Nếu nó là một con gấu ở trong lồng hoặc một con gấu diễn xiếc thì bạn không bỏ chạy. Nếu có vẻ nguy hiểm, bạn bỏ chạy ngay. (Tất nhiên, bạn không thể thực sự chạy thoát khỏi một con gấu, nhưng bạn cảm thấy điều đó.)  Việc đánh giá tình huống của bạn là khía cạnh nhận thức của cảm xúc. 

Nhận thức về phản ứng là những gì bạn cảm thấy là cảm xúc. Nhận thức đó bao gồm phản ứng cơ bắp (bỏ chạy), nhưng cũng có cả phản ứng tự chủ (nhịp tim, thở, …) và biểu lộ nét mặt, Nghĩa là:

 

Như chúng ta sẽ thấy, đánh giá của chúng ta về lý thuyết này phụ thuộc vào cách chúng ta hiểu nghĩa “Khía cạnh cảm giác.” Các loại bằng chứng chính đó là: việc giảm phản ứng cơ thể làm giảm cảm xúc đồng thời tăng phản ứng cơ thể cũng làm tăng cảm xúc. 

Theo lý thuyết James-Lange, những người có phản ứng sinh lý yếu vẫn có nhận thức xác định được các tình huống cảm xúc, nhưng họ có ít cảm xúc hơn. Những người có các cơ bị liệt do tổn thương tủy sống cho biết các cảm xúc bình thường hoặc gần như bình thường (Cobos, Sánchez, García, Vera, & Vila, 2002; Deady, North, Allan, Smith, & O’Carroll, 2010). Tuy nhiên, họ tiếp tục cảm thấy các thay đổi trong phản ứng tự chủ, như là nhịp tim, cũng như những thay đổi trong cử chỉ khuôn mặt. Vì vậy, trái với quan điểm lý thuyết James-Lange, việc bỏ chạy không nhất thiết là vì cảm giác sợ hãi, nhưng có thể là các loại cảm xúc khác. 

Vậy với những người có phản ứng tự chủ yếu thì sao? Trong những người bị suy giảm tự chủ thuần túy thì hệ thần kinh tự chủ của họ không điều khiển được các cơ quan. Nghĩa là, những gì trong hệ thần kinh không ảnh hưởng tới nhịp tim, nhịp thở… Một ví dụ đó là một người đứng lên nhanh thì bị ngất xỉu do không có phản xạ như bình thường tác động vào bên trong để ngăn cản trọng lực rút máu từ trên đầu. Về cảm xúc, những người bị ảnh hưởng vẫn nhận ra một số tình huống bắt nguồn từ sự tức giận, sợ hãi, hoặc buồn bã, nhưng họ cho biết rằng các cảm xúc của họ ít dữ dội như trước (Critchley, Mathias, & Dolan, 2001). Khía cạnh nhận thức của cảm xúc vẫn còn, nhưng cảm giác thì yếu, giống như lý thuyết James-Lange dự đoán. 

Bằng chứng khác đến từ một nghiên cứu về những người tiêm BOTO X (độc tố botulinum) bị liệt các cơ mặt tạm thời. Bởi vì họ không thể cười hoặc nhăn mặt, họ cho biết các cảm xúc kém hơn bình thường trong khi xem các phim ngắn (Davis, Senghas, Brandt, & Ochsner, 2010). 

Phản ứng cơ thể tăng

Increased Body Reaction

Giả sử các nhà nghiên cứu chụp lại dáng điệu và hơi thở của bạn rồi gắn vào một loại cảm xúc đặc trưng. Bạn có cảm nhận được cảm xúc đó không? Nếu có ai đó đọc các hướng dẫn như dưới đây cho bạn nghe, hoặc đọc cho ai khác và kiểm tra xem điều gì xảy ra:

Hạ lông mày về phía má. Thở dài. Khép miệng và nhẹ nhàng đưa môi dưới lên. Thở dài lần nữa. Ngồi lùi lại và đặt chân dưới ghế. Hãy chắc chắn rằng bạn không cảm thấy căng ở chân hay bàn chân. Thở dài lần nữa. Khoanh tay đặt lên bụng, tay này úp lên tay kia. Hạ đầu xuống, để khung xương còng xuống, và để toàn bộ cơ thể bạn thõng xuống, ngoại trừ một chút căng ở phía sau cổ và trên bả vai. Thở dài lần nữa. 

Hầu hết những người làm theo các hướng dẫn này cho biết họ bắt đầu cảm thấy buồn (Flack, Laird, & Cavallaro, 1999; Philippot, Chapelle, & Blairy, 2002). Các hướng dẫn giữ nguyên tư thế và nhịp thở đặc trưng của hạnh phúc, tức giận hoặc sợ hãi cũng gây ra các cảm xúc đó, mặc dù, những hướng dẫn về sợ hãi đôi khi cũng gây ra tức giận và những cảm xúc tức giận đôi lúc gây ra sự sợ hãi. Về mặt sinh lý, sợ hãi và tức giận là tương tự nhau.

Với các nghiên cứu như vậy, một điều đáng lo ngại là những người tham gia có thể đoán được điều mà thí nghiệm viên cố gắng chứng minh. (Nhớ lại ý tưởng về “đặc điểm nhu cầu” ở Chương 2.) Để che đậy mục tiêu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nói với những người tham gia rằng họ đang nghiên cứu cách những người bị liệt hai tay học viết. Họ yêu cầu những người tham gia vừa giữ bút bằng răng hoặc bằng cách bặm môi như ở hình 12.2, và sau đó kiểm tra bản đánh dấu để đánh giá mức độ hài hước của các truyện hoạt hình. 

Khi họ giữ bút bằng răng, khuôn mặt họ bị giữ kiểu như một nụ cười mỉm, và họ đánh giá các bộ phim hoạt hình là rất hài hước. Khi họ giữ bút bằng môi, họ không thể cười, và họ đánh giá các bộ phim hoạt hình là kém hài hước (Strack, Martin, & Stepper, 1988). Thử giữ một chiếc bút theo một kiểu này rồi sang kiểu kia trong khi đọc truyện tranh trên báo. Bạn có thấy điều gì khác biệt? Tuy nhiên, mặc dù một nụ cười mỉm gợi ra niềm hạnh phúc hoặc niềm vui, điều đó thì không cần thiết với họ. Trẻ em với cơ mặt bị liệt không thể cười vẫn có thể trải nghiệm niềm vui và sự hài hước (Miller, 2007b). 

Hơn một thế kỷ sau khi đề xuất, lý thuyết của James-Lange vẫn còn gây tranh cãi (Moors, 2009). Một phần của việc phản đối lý thuyết phụ thuộc vào sự hiểu lầm, như Laird và Lacasse (2014) đã lập luận. Sự bất đồng xoay quanh những gì chúng ta định nghĩa “cảm xúc.”  William James định nghĩa cảm nhận là như một cảm giác, và sự thật là rất khó tưởng tượng cảm xúc đến từ đâu, ngoài những phản ứng của cơ thể. Những người không đồng tình với lý thuyết của ông dường như hiểu sự cảm nhận là theo nghĩa của toàn bộ trải nghiệm cảm xúc, bao gồm nhiều khía cạnh nhận thức hơn.  

Lý thuyết cảm xúc của Schachter and Singer

Schachter and Singer’s Theory of Emotions

Nghiên cứu cho rằng chỉ khi bạn đặt cơ thể vào tư thế gập người, căng ở cổ và bạn liên tục thở dài, bạn mới có xu hướng cảm thấy buồn. Nhưng làm sao bạn vào được tư thế đó ngay từ đầu? Thông thường, đánh giá tình huống của bạn được đưa vào quá trình. Thêm nữa, làm sao bạn biết liệu mình đang tức giận hay sợ hãi? Sự tức giận và sự sợ hãi về mặt sinh lý thì giống nhau đến mức các thay đổi tự chủ không chỉ ra cho bạn biết là bạn đang trải nghiệm cảm xúc nào (Lang, 1994). 

Bởi vì những cân nhắc như vậy, Stanley Schachter và Jerome Singer (1962) đã đề xuất một lý thuyết về cách chúng ta xác định một cảm xúc này so với các cảm xúc khác. Theo lý thuyết cảm xúc Schachter and Singer (xem hình 12.3), cường độ của trạng thái sinh lý – nghĩa là, mức độ kích thích hệ thần kinh giao cảm – xác định cường độ của cảm xúc, nhưng một đánh giá nhận thức về tình huống xác định loại cảm xúc. Một loại kích thích có thể tạo ra một trải nghiệm sợ hãi, tức giận, vui sướng, hoặc không tùy thuộc vào từng tính huống. Schachter and Singer coi lý thuyết của họ như một giải pháp thay thế lý thuyết của James-Lange, nhưng nó thực sự giải quyết một câu hỏi khác. 

Bài kiểm tra lý tưởng về lý thuyết của Schachter and Singer là kết nối bạn với người khác để bất cứ khi nào nhịp tim, nhịp thở,… của người đó thay đổi, thì bạn cũng vậy, cùng lúc và cùng nhiệt độ. Sau đó, khi người khác cảm thấy một cảm xúc, các nhà nghiên cứu sẽ hỏi xem liệu bạn cũng cảm thấy cảm xúc đó không. Quy trình đó là không thể với công nghệ hiện tại nên Schachter and Singer (1962) đã thử một quy trình đơn giản hơn. 

Bằng chứng là gì? – what’s the evidence?

Khía cạnh nhận thức của cảm xúc – The Cognitive Aspect of Emotion

Giả thuyết Một loại thuốc làm tăng kích thích sẽ tăng cường bất kỳ cảm xúc nào mà một tình huống kích thích, nhưng loại cảm xúc phụ thuộc vào tình huống. 

Phương pháp Thí nghiệm viên đưa các sinh viên đại học vào các tình huống khác nhau nhưng tiêm epinephrine để tạo ra (họ đã hi vọng) điều kiện sinh lý tương tự bất kể tình huống là gì. (Epinephrine bắt chước các tác động của hệ thần kinh giao cảm.) Họ cố gắng tác động đến một số người tham gia để tăng kích thích đối với tình huống và những người khác quy kết là do bị tiêm.

Cụ thể, thí nghiệm viên nói với những người chắc chắn tham gia về việc tiêm sẽ không có tác dụng phụ quan trọng nào. Những người tham gia có lẽ sẽ nhận thấy sự kích thích và quy nó vào tình huống, cảm thấy cảm xúc mãnh liệt. Những người được cho biết là thuốc sẽ có tác dụng phụ như là tăng nhịp tim hoặc loạt xoạt trong dạ dày. Khi họ cảm thấy sự thay đổi, họ có lẽ họ sẽ quy là do bị tiêm chứ không phải là do trải nghiệm cảm xúc. Những người tham gia bổ sung được cung cấp cho một bộ hướng dẫn này hoặc kia nhưng được tiêm giả dược thay vì epinephrine. 

Những người tham gia sau đó được đặt vào các tình huống khác để khơi gợi sự phấn khích hoặc tức giận. Mỗi sinh viên trong tình huống phấn khích chờ đợi trong một căn phòng với một người thanh niên nghịch ngợm búng bông giấy vào thùng rác, chơi máy bay giấy, xây một tòa tháp bằng bìa hồ sơ, bắn bông giấy vào tháp bằng dây chun, chơi với hula hoop và cố gắng rủ các sinh viên khác chơi cùng. Mỗi người tham gia trong tình huống tức giận được yêu cầu trả lời một bảng hỏi với đầy những câu xúc phạm như:

Thành viên nào trong gia đình bạn không tắm giặt thường xuyên? Mẹ bạn ngoại tình với bao nhiêu người đàn ông (ngoài bố bạn): 4 hay ít hơn; 5 – 9 hay 10 hay nhiều hơn? 

Kết quả Nhiều sinh viên trong trạng thái phấn khích tham gia chơi cùng người chơi (Xem hình 12.4). Một người nhảy lên xuống bàn, và người khác mở cửa sổ rồi ném bông giấy vào người đi đường. Tình huống tức giận thì kém hiệu quả hơn mong đợi, mặc dù một vài sinh viên lầm bẩm vài câu tức giận hoặc từ chối hoàn thành bảng hỏi. Nhớ lại một số người tham gia đã được thông báo từ trước rằng tiêm có thể gây ra tác dụng phụ nhất định. Bất kể tình huống nào họ tham gia, họ đều chỉ thể hiện phản ứng cảm xúc nhẹ nhàng. Khi họ cảm thấy mình đổ mồ hôi và tay run lên, họ tự nói rằng, “Aha! Tôi đang bị tác dụng phụ như họ đã nói từ trước.” 

Lời giải thích Thật không may, thí nghiệm này có những vấn đề làm giới hạn kết luận. Nhớ lại một số người tham gia được tiêm giả dược thay vì epinephrine. Những người tham gia thể hiện nhiều phấn khích trong tình huống phấn kích cũng như thể hiện nhiều tức giận trong tình huống tức giận giống như những người tham gia được tiêm epinephrine. Do đó, tiêm epinephrine rõ ràng không có ảnh hưởng gì tới kết quả. Nếu vậy, chúng ta chỉ còn lại bản tóm tắt kết quả không mấy thú vị này: Những người ở trong tình huống được thiết kế tạo ra phấn khích hoạt động vui vẻ, và những người ở trong tình huống tức giận hành động tức giận (Plutchik & Ax, 1967). Tuy nhiên, nếu họ quy kích thích là do bị tiêm, phản ứng của họ hạn chế hơn. 

Bất chấp các vấn đề trong thí nghiệm của Schachter and Singer, ý tưởng sau nó là hợp lý, và các nghiên cứu khác về sau đã ủng hộ ý tưởng này theo nhiều khía cạnh, mặc dù không phải tất cả các trường hợp (Reisenzein, 1983). Ý tưởng đó, có phải là cảm giác kích thích mạnh hơn làm tăng cường độ cảm xúc, nhưng bạn đánh giá tình huống để xác định cảm xúc nào mà bạn cảm thấy (Reisenzein, 1983). Thử xem ví dụ này: Một cô gái trẻ phỏng vấn các chàng trai, trên một cây cầu rộng và chắc chắn, hoặc trên cây cầu treo Capilano Canyon đung đưa (xem hình 12.5). Sau khi phỏng vấn, cô đưa cho chàng trai một tấm thẻ có số điện thoại của cô trong trường hợp anh ta muốn hỏi thêm về nghiên cứu. Trong số những người được phỏng vấn trên chiếc cầu treo, 39% người đã gọi lại cho cô, ngược lại với con số 9% những người được phỏng vấn ở cây cầu thấp vững chãi (Dutton & Aron, 1974). Lời giải thích là những người đàn ông ở trên cây cầu treo trải nghiệm sự kích thích cao từ tình huống nhưng lại quy kết là do cô gái. (“Wow, cô gái thật tuyệt! Trái tim tôi đang đập loạn nhịp!”) Tuy nhiên, có một vấn đề với nghiên cứu. Có thể bản thân người phụ nữ phấn khích hơn khi ở trên cây cầu treo so với khi cô ở cây cầu thấp? Có lẽ các chàng trai đáp lại lại với sự phấn khích của cô chứ không phải của riêng bản thân họ. Bạn có thể bắt đầu nhận ra các khó khăn trong việc nghiên cứu về cảm xúc. 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply