The Uses and Limitations of Hypnosis
/hypnotherapy-B-BOISSONNET-BSIP-Getty-586b26275f9b586e02458fef.jpg)
Thôi miên giống như khả năng gợi ý thông thường. Nếu ai đó bảo bạn tưởng tượng về một ngày tươi sáng nắng đẹp, bạn gần như chắc chắn sẽ nghĩ tới mà không cần phải bị thôi miên. Nếu bảo bạn ngồi xuống và đặt tay lên đầu, có lẽ bạn sẽ làm mà không cần bị thôi miên. Sau đó khi ai đó bảo bạn đứng dậy, gập cánh tay lại và kêu như gà. Bạn có thể làm theo hoặc không. Mức độ làm theo gợi ý của mỗi người là khác nhau đáng kể, có hoặc không bị thôi miên (Barnier, Cox, & Mcconkey, 2014). Thôi miên tăng cường khả năng gợi ý một chút, nhưng chỉ một chút thôi (Barnier, cox, & mcconkey, 2014). Nếu bạn dễ bị thôi miên, bạn có lẽ cũng phản ứng mạnh với các cuốn sách hoặc phim ảnh, cứ như là các sự kiện đang thực sự diễn ra.
Thôi miên có thể làm được gì
What Hypnosis Can Do
Một ảnh hưởng của thôi miên được chứng minh rõ ràng là giảm đau. Một số người trải qua phẫu thuật y tế hoặc phẫu thuật nha khoa chỉ với thôi miên mà không cần gây mê. Những lợi ích của thôi miên được chứng minh dễ dàng nhất đối với những cơn đau cấp tính (đột ngột), nhưng thôi miên cũng làm giảm những cơn đau mãn tính (Patterson, 2004). Thôi miên đặc biệt hữu ích với những người phản ứng không phù hợp với thuốc gây mê và những người có khả năng chịu đựng với thuốc phiện giảm đau. Thật không may, mặc dù thôi miên có thể giảm đau với chi phí rẻ và không có tác dụng phụ, nhưng rất ít bác sĩ và bệnh viện sử dụng nó (Yeh, Schnur, & Montgomery, 2014).
Nhớ lại ở chương 4 rằng nỗi đau bao gồm cả cảm giác và cảm xúc. Thôi miên thay đổi chủ yếu là phần cảm xúc, mặc dù nó cũng giảm phản ứng của các vùng não đáp ứng với cảm giác (Jensen & patterson, 2014; ▼ Figure 10.16). Cơ chế giảm đau vẫn chưa được tìm hiểu rõ nhưng nó không phụ thuộc hoàn toàn vào sự thư giãn hay mất tập trung.
Một cách sử dụng khác của thôi miên là gợi ý hậu thôi miên, một gợi ý làm hoặc trải nghiệm điều gì đó sau khi thoát khỏi trạng thái thôi miên. Giả sử bạn nhận được một gợi ý dưới sự thôi miên là bất cứ khi nào bạn thấy số 1, bạn sẽ thấy màu đỏ, và khi bạn thấy số 2, bạn sẽ thấy màu vàng. Sau khi bạn ra khỏi trạng thái thôi miên, nhà nghiên cứu cho bạn xem các số màu đen ở các nền khác nhau và yêu cầu bạn bấm ngay khi bạn thấy một con số. Bạn sẽ không gặp khó khăn khi nhìn thấy số 1 và 2 nhưng bạn sẽ thường không nhìn rõ số 1 hay 2 (Cohen Kadosh, henik, catena, Walsh, & Fuentes, 2009). Cho tới lúc nhà thôi miên hủy bỏ gợi ý hoặc nó hết tác dụng, bạn sẽ giống như người bị gây mê, như đã thảo luận ở chương 4.
Trong một nghiên cứu, chia ngẫu nhiên một số người lớn được xem là dễ bị thôi miên thành hai nhóm. Một nhóm được trao cho một tập bưu thiếp gồm 120 tấm có đóng dấu địa chỉ và được yêu cầu (không phải bị thôi miên) rằng hãy trả lại mỗi ngày cho tới khi gửi hết tập. Nhóm khác được đưa ra một lời gợi ý hậu thôi miên rằng hãy gửi mỗi tấm thiệp mỗi ngày. Nhóm những người không bị thôi miên đã thực sự gửi trả lại các tấm thiệp, nhưng họ cho biết rằng họ phải tự nhắc nhở mình mỗi ngày. Nhóm được gợi ý hậu thôi miên nói rằng họ không có ý định làm vậy. Ý tưởng về việc gửi một tấm thiệp chỉ chợt “nảy sinh trong đầu”, tạo ra một sự thôi thúc đột ngột để gửi một tấm thiệp (Barnier & mcconkey, 1998).
Nhiều nhà trị liệu đã gợi ý hậu thôi miên cho những người nghiện thuốc lá để họ không muốn hút thuốc. Chỉ có một vài nghiên cứu so sánh kết quả với điều trị giả dược. Nhìn chung, thôi miên dường như là một phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng bởi vì số lượng nghiên cứu và kết quả khác nhau, lợi ích mang lại là không chắc chắn (Tahiri, mottillo, Joseph, pilote, & eisenberg, 2012).
Những gì thôi miên không làm được
What Hypnosis Does Not Do
Nhiều tuyên bố hay ho về sức mạnh của thôi miên trở nên ít ấn tượng hơn khi được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ví dụ, như ở hình 10.17, một người bị thôi miên có thể giữ thăng bằng đầu và cổ của họ ở trên một chiếc ghế và chân của họ ở trên một chiếc ghế khác và thậm chí cho phép ai đó đứng lên người họ! Thật kinh ngạc đúng không? Không hẳn vậy đâu. Việc này dễ hơn vẻ bề ngoài, dù là bị thôi miên hoặc không. Bạn cứ thử xem. (Nhưng không mời người khác đứng lên người bạn. Người không giữ thăng bằng đúng cách có thể làm bạn bị thương.)
Nhiều người có gắng sử dụng thôi miên để tăng cường trí nhớ. Ví dụ, một người trầm cảm nói với nhà trị liệu rằng, “Tôi không biết tại sao tôi có nhiều rắc rối đến vậy. Có lẽ tôi có một trải nghiệm tồi tệ khi tôi còn nhỏ. Tôi chỉ không thể nhớ nổi.” hoặc một nhân chứng cho một tội ác nói, “Tôi đã thấy thủ phạm trong một hoặc hai giây, nhưng bây giờ tôi không thể mô tả lại chi tiết cho bạn được.” Nhà trị liệu và nhân viên cảnh sát đôi khi chuyển sang dùng liệu pháp thôi miên với hi vọng tìm lại ký ức đã mất. Như gần đây vào những năm 1990, hầu hết ¼ các nhà trị liệu tâm lý tin rằng tất cả các ký ức được nêu trong quá trình thôi miên là sự thật, và hầu hết một nửa trong số đó tin rằng thôi miên có thể khôi phục những ký ức từ thời điểm sinh ra. Nhưng ngày nay, chỉ khoảng 10% mọi người tin vào điều đó (Patihis, ho, tingen, lilienfeld, & loftus, 2014).
Trong lúc thôi miên, mọi người cho biết thêm về những chi tiết bổ sung, hầu hết với sự tự tin tuyệt đối. Tuy nhiên, hầu hết các thông tin bổ sung lại không đúng với thực tế. Những người bị thôi miên có một “ảo tưởng về trí nhớ,” nhưng tất cả bằng chứng chỉ ra rằng thôi miên đã thất bại trong việc cải thiện tính chính xác và có thể gây hại cho trí nhớ (Mazzoni, laurence, & heap, 2014). Hãy xem xét một nghiên cứu điển hình.
Bằng Chứng Là Gì ? what’s the evidence?
Thôi miên và trí nhớ – Hypnosis and Memory
Thiết kế nghiên cứu này làm một vài điều đơn giản: Thí nghiệm viên trình bày tài liệu, kiểm tra trí nhớ của mọi người về nó, thôi miên họ và sau đó kiểm tra trí nhớ của họ (Dywan & Bowers, 1983).
Giả thuyết Mọi người sẽ nhớ một số thông tin mà không cần thôi miên và nhiều hơn về thông tin sau khi bị thôi miên.
Phương pháp 54 người xem 60 bức vẽ các vật thể đơn giản (ví dụ như bút chì, búa hoặc xe đạp), mỗi vật xem trong 3.5 giây. Sau đó họ được đưa cho một tờ giấy với 60 ô trống và yêu cầu nhớ lại càng nhiều càng tốt những vật đó. Họ đã xem các bản vẽ 1ần thứ hai và lần thứ ba, và sau mỗi phiên, họ có thêm cơ hội để nhớ lại các vật. Mỗi ngày trong tuần kế tiếp, họ viết lại danh sách các vật mà họ nhớ được mà không nhìn lại bản vẽ. Cuối cùng, một tuần sau khi xem các bản ban đầu, họ trở lại phòng thí nghiệm. Một nửa trong số họ, lựa chọn ngẫu nhiên, được thôi miên và những người khác được yêu cầu thư giãn. Tất cả đều được yêu cầu nhớ lại càng nhiều càng tốt các bức vẽ.
Kết quả Hình 10.18 cho thấy kết quả của hai nhóm. Nhóm bị thôi miên cho biết họ không nhớ được trước đó được một số đồ vật nhiều hơn nhóm không bị thôi miên. Tuy nhiên, nhóm bị thôi miên cũng cho biết nhiều mục không chính xác hơn là nhóm không bị thôi miên.
Giải thích Các kết quả này không cho thấy bằng chứng rằng thôi miên cải thiện trí nhớ. Hơn nữa, nó làm mọi người giảm do dự thông thường về việc báo cáo những ký ức không chắc chắn hoặc đáng ngờ. Nó cũng khiến mọi người nhầm lẫn giữa trí tưởng tượng và thực tế.
Nghiên cứu này là một ví dụ về vấn đề phát hiện tín hiệu được thảo luận ở chương 4: Một bộ nhớ mới được báo cáo như là một lần “truy cập”, nhưng tự số lượng các lần truy cập, là thông tin vô ích trừ khi chúng ta cũng biết số lần “báo hiệu sai” – đã cho biết về những trí nhớ không chính xác.
Đáp trả với những kết quả này hoặc các kết quả tương tự, Hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ (1986) khuyến nghị rằng các tòa án nên từ chối thừa nhận bất kỳ lời khai nào được đưa ra bằng thôi miên, mặc dù thôi miên có thể được sử dụng như một công cụ điều tra nếu tất cả cách khác thất bại. Ví dụ, nếu một nhân chứng bị thôi miên báo cáo về một biển số xe và cảnh sát truy tìm chiếc xe đó và tìm thấy vết máu trên nó, vết máu chắc chắn là bằng chứng chấp nhận được mặc dù bản báo cáo bị thôi miên thì không. Những câu chuyện thành công kiểu đó thì hiếm khi xảy ra.
Bạn có thể bắt gặp lời tuyên bố đáng kinh ngạc rằng thôi miên cho phép mọi người nhớ lại những ký ức từ kiếp trước. Những người trẻ bị thôi miên tự nhận mình đang hồi tưởng lại cuộc sống trước đây thường mô tả cuộc sống của một người giống mình, kết hôn với người gần giống với bạn trai hoặc bạn gái hiện tại. Họ thường kể những câu chuyện ly kỳ, nhưng nếu họ được hỏi về sự thật về cuộc sống trước đây, chẳng hạn như là lúc đó Đất nước có ở trong chiến tranh hay loại tiền dùng là gì thì những câu trả lời của họ thường hiếm khi chính xác (Spanos, 1987–1988).
Bằng chứng là gì? what’s the evidence?
Thôi miên và các hành vi mạo hiểm –Hypnosis and Risky Acts
Hầu hết các nhà thôi miên đồng ý rằng “Bạn không cần lo lắng. Mọi người sẽ không làm gì khi bị thôi miên nếu họ từ chối.” Lời khẳng định đó là quan trọng để thuyết phục bạn đồng ý thôi miên. Nhưng điều này có thật không? Làm sao mọi người biết? Giả sử nhà thôi miên yêu cầu khách hàng thực hiện hành vi thiếu đạo đức, khách hàng từ chối, và sau đó báo cáo kết quả của những thí nghiệm phi đạo đức này? Hiếm xảy ra. Hơn nữa, ít trường hợp các nhà điều tra yêu cầu những người bị thôi miên thực hiện các hành vi nguy hiểm, kết quả thật khó giải thích. Đây là một ví dụ.
Giả thuyết Những người bị thôi miên đôi khi thực hiện các hành động mà họ từ chối làm.

Phương pháp Mười tám sinh viên đại học được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm. Nhà điều tra thôi miên những người ở nhóm đầu tiên, hướng dẫn nhóm số hai là giả vờ rằng họ bị thôi miên, và đơn giản bảo nhóm số ba tham gia vào nghiên cứu này mà không đề cập gì đến việc thôi miên. Mỗi sinh viên sau đó được yêu cầu thực hiện các hành động như sau: Đầu tiên lấy một con rắn độc từ trong hộp. Bất kỳ ai đến quá gần sẽ bị cản lại vào phút cuối. Thứ hai, thò tay vào thùng axit bốc khói để lấy một đồng xu (mà đã bắt đầu bị chảy). Ở đây, không có sự cản lại ở giây cuối cùng. Mọi người làm theo các hướng dẫn được yêu cầu rửa tay trong nước xà phòng ấm ngay sau đó. (Các quy tắc đạo đức ngày nay phản đối nghiên cứu này). Thứ ba, hất axit vào mặt trợ lý của nhà thôi miên. Trong khi người tham gia đang rửa tay, nhà nghiên cứu thay axit bằng nước nhưng người tham gia không biết điều này.
Kết quả Sáu sinh viên bị thôi miên làm theo cả ba hướng dẫn (Orne & Evans, 1965). Hơn nữa, cả sáu người giả vờ bị thôi miên cũng làm theo. Hai trong số sáu người được yêu cầu thực hiện làm những điều này này như một phần của thí nghiệm mà không đề cập đến thôi miên. (Tuy nhiên, các đối tượng không bị thôi miên chần chừ lâu hơn những đối tượng bị thôi miên.) Tại sao mọi người lại làm được những điều phi thường như vậy? Họ giải thích rằng họ tin tưởng vào người thử nghiệm: “Nếu anh ta bảo tôi làm gì đó, điều đó có thể không thực sự nguy hiểm.”
Lời giải thích Chúng ta không có bằng chứng đầy đủ để khẳng định liệu những người bị thôi miên sẽ làm mọi thứ mà họ từ chối làm hay không bởi vì rất khó để biết những thứ mà mọi người không muốn làm! Lưu ý tầm quan trọng của nhóm kiểm soát: Chúng tôi không thể đơn giản cho rằng mọi người sẽ làm gì nếu không có thôi miên. Chúng ta cần phải kiểm tra lại chúng.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.