Các vấn đề nghiên cứu trước và nghiên cứu sau

Hãy tưởng tượng một nhà hóa học thêm một chất lỏng trong suốt này vào một chất lỏng khác. Đột nhiên hỗn hợp chuyển sang màu xanh và phát nổ. Chúng tôi sẽ kết luận đây có mối quan hệ nguyên nhân và kết quả trong thí nghiệm, bởi vì chúng tôi không mong đợi rằng chất lỏng đầu tiên sắp chuyển sang màu xanh lá cây và tự dưng phát nổ. Nhưng bây giờ,  bạn bây giờ hãy tưởng tượng một số quy trình trong tâm lý học sau: Các nhà nghiên cứu thực hiệ đào tạo ngôn ngữ cho trẻ và nhận thấy rằng kỹ năng ngôn ngữ của chúng được cải thiện trong vài tháng sau đó. Hay, các nhà khoa học cung cấp liệu pháp cho bệnh nhân trầm cảm và nhận thấy rằng nhiều người trở nên bớt trầm cảm hơn. Hoặc, các nhà nghiên cứu cung cấp chương trình đào tạo đặc biệt cho những thanh thiếu niên có biểu hiện bạo lực và nhận thấy rằng nhiều người trong số họ trở nên ít bạo lực hơn. Trong những trường hợp này, chúng ta có thể kết luận nhân quả không? Không, bởi vì có thể, hay rất có khả năng rằng, nhiều người trong số những người này đã cải thiện theo thời gian mà không cần tới các liệu pháp điều trị.

Thay vì nghiên cứu trước và sau, một phương pháp nghiên cứu tốt hơn, đó là so sánh hai nhóm: Điều tra viên cung cấp phương pháp điều trị cho một nhóm (nhóm thử nghiệm) và không cung cấp cho nhóm còn lại (nhóm đối chứng), với những người tham gia được phân bổ ngẫu nhiên vào hai nhóm. Sự khác biệt, nếu có, xuâtt hiện giữa các nhóm là một dấu hiệu cho thấy tính hiệu quả của quá trình điều trị.  Nhưng ngay cả khi đó, chúng ta cũng nên cẩn thận với việc khái quát hóa kết quả quá xa. Vẫn có khả năng, các quy trình này  chỉ hoạt động hay hiệu quả  trong một nền văn hóa đặc trưng  hoặc trong những trường hợp đặc biệt. Điều quan trọng là phải thận trọng về kết quả của bất kỳ nghiên cứu đơn lẻ nào.

Bằng chứng là gì?/ What’s the evidence?

Sự kế thừa của các đặc tính có được? Các vấn đề của nghiên cứu trước và nghiên cứu sau

Hãy xem xét một nghiên cứu cụ thể minh họa giới hạn của nghiên cứu trước và nghiên cứu sau. Nó liên quan đến sự tiến hóa, những vấn đề mấu chốt ở đây không phải là bản thân sự tiến hóa mà là những rủi ro trong nghiên cứu. Lý thuyết tiến hóa do chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin đưa ra một điểm đơn giản: Nếu những cá thể có một loại gen sinh sản nhiều hơn so với những cá thể có gen khác, thì bộ gen đầu tiên sẽ trở nên phổ biến hơn qua các thế hệ. Cuối cùng, toàn bộ quần thể sẽ giống với những cá thể thành công nhất trong việc sinh sản. Trước Darwin, Jean-Baptiste Lamarck đã đưa ra một lý thuyết khác, sự tiến hóa dựa trên sự kế thừa các đặc điểm đã được thay đổi. Theo lý thuyết đó, nếu bạn vận động cơ bắp, con cái của bạn được sinh ra sẽ có cơ bắp lớn hơn. Nếu bạn không sử dụng ngón chân út của mình, con cái của bạn sẽ sinh ra với ngón chân út nhỏ hơn so với bạn. Tuy nhiên, các bằng chứng có được lại không  ủng hộ lý thuyết đó, và vào đầu những năm 1900, gần như tất cả các nhà sinh vật học đã từ bỏ lý thuyết này để ủng hộ lý thuyết của Darwin. Tuy nhiên, vẫn có một số tổ chức hay có nhân vẫn tin tưởng và tiếp tục bảo vệ thuyết tiến hóa của Lamarckian.

First Study (McDougall, 1938)

Giả thuyết: Nếu những con chuột học cách bơi qua mê cung, hậu duệ của chúng sẽ học mê cung nhanh hơn.

Phương pháp: Những con chuột phải học cách bơi theo một lộ trình cụ thể để thoát ra khỏi bể nước. Người thử nghiệm đã huấn luyện chúng cho đến khi mỗi con chuột có thể bơi nhanh và đúng tuyến đường một cách nhất quán. Sau đó, ông ấy cho chúng lai tạo. Ông không chọn những con chuột học giỏi nhất để giao phối mà chỉ đơn giản chọn những con chuột ngẫu nhiên. Khi đến độ tuổi đủ lớn, ác con chuột thế hệ tiếp theo được huấn luyện và sau đó được cho giao phối. Quy trình này tiếp tục được duy trì cho đến hết một thế hệ.

Kết quả: Hiệu suất trung bình của những con chuột được cải thiện từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một vài thế hệ đầu tiên. Tức là thế hệ thứ hai học nhanh hơn thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ ba nhanh hơn thế hệ thứ hai, và cứ tiếp tục như vậy trong một vài thế hệ. Sau đó, kết quả có sự dao động.

Diễn giải Những kết quả này khớp với giả thuyết, nhưng chúng ta cũng nên xem xét những giả thuyết khác. Nếu kết quả này thực sự chỉ ra sự kế thừa các đặc tính đặc trưng có được của một loài, thì hãy thử  tưởng tượng rằng, kinh nghiệm học được một mê cung, bằng một cách nào đó, đã hướng các gen đột biến theo cách phù hợp để giúp thế hệ tiếp theo học được cùng một mê cung đó. Thật khó để tưởng tượng điều này có thể xảy ra như thế nào.

Khi kết quả xung đột mạnh mẽ với những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết, các nhà khoa học đặt ra những câu hỏi sau: Liệu kết quả có thể khả lặp không? Có một lời giải thích nào tối giản hơn không? Và có bất kỳ lỗ hổng nào trong thiết kế của nghiên cứu?

Trên thực tế, bạn có thấy điều gì sai với quy trình không? Một nhóm các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đây là một nghiên cứu trước và sau không có nhóm đối chứng. Họ tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu họ lặp lại nghiên cứu bằng cách sử dụng một nhóm đối chứng không được huấn luyện về mê cung? Liệu hậu duệ của chúng có tiến bộ nhiều như con cháu của những con chuột được huấn luyện không?

Second Study (Agar, Drummond, Tiegs, & Gunson, 1954)

Giả thuyết Nếu có thể khả lặp kết quả của McDougall, thì sự cải tiến cũng sẽ xảy ra trong nhóm đối chứng không được đào tạo trong mê cung.

Phương pháp Chuột trong nhóm được huấn luyện được xử lý giống những con trong nghiên cứu của McDougall: Chuột học mê cung và sau đó giao phối. Chuột thế hệ tiếp theo cũng học được mê cung và sau đó giao phối …

Trong nhóm đối chứng, những con chuột được sử dụng để huấn luyện sẽ không được sử dụng để giao phối. Những con chuột khỏe mạnh sẽ sinh ra một lứa khoảng 12 con. Trong mỗi thế hệ, một vài con chuột được huấn luyện trong mê cung nhưng không được sử dụng để lai tạo. Những con chuột khác cùng lứa, không được huấn luyện, được phép giao phối. Vì vậy, trong mỗi thế hệ, các nhà nghiên cứu thu được một chỉ số về khả năng học về mê cung, nhưng vì chỉ những con chuột chưa qua đào tạo mới giao phối, nên tất cả những con chuột trong nhóm đối chứng đều là con của những con chuột chưa được huấn luyện. Bất kỳ sự cải thiện nào so với các thế hệ không thể là do quá trình đào tạo. Thí nghiệm tiếp tục trong 18 năm, với một vài thế hệ chuột mỗi năm. (Chuột đạt độ tuổi trưởng thành tình dục 60 ngày tuổi).

Kết quả ▲ Hình 2.12 cho thấy kết quả. Trong vài năm đầu, trung bình, cả nhóm được đào tạo và nhóm đối chứng đều tiến bộ từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Trong những năm sau đó, kết quả dao động. Hai nhóm thực hiện tương tự trong suốt nghiên cứu.

Diễn giải Trước sự ngạc nhiên của hầu hết mọi người, kết quả của McDougall có thể lặp lại. Tuy nhiên, vì nhóm được đào tạo không khác nhóm đối chứng nên việc đào tạo không liên quan gì đến sự cải thiện qua các thế hệ. Có nghĩa là, kết quả cho thấy không có bằng chứng liên quan cho sự kế thừa các đặc điểm thu được một cách di truyền.

Vậy làm thế nào, chúng ta có thể giải thích sự cải thiện qua các thế hệ? Một khả năng đó là, những con chuột ở thế hệ đầu tiên đã bị căng thẳng. Chúng vừa được vận chuyển bằng tàu hỏa, trong những chiếc thùng đông đúc, từ cơ sở nuôi chuột đến phòng thí nghiệm của McDougall. (Đúng vậy, có những công ty chuyên nhân giống và bán chuột.) Thế hệ thứ hai lớn lên trong phòng thí nghiệm, nhưng chúng là con của những cặp bố mẹ bị căng thẳng cao độ. Có thể hình dung, những tác động này, có thể được duy trì trong vài thế hệ.

Một khả năng khác là những người thử nghiệm dần trở nên thành thạo hơn trong việc chăm sóc chuột và vận hành thử nghiệm. Chúng tôi có thể thấy sự thay đổi ở những người thử nghiệm, không phải sự thay đổi ở những con chuột.

Khả năng thứ ba là bởi vì những người thử nghiệm luôn giao phối các chuột có cùng cha khác mẹ lại với nhau dẫn đến các thế hệ sau có thể trở nên kém mạnh mẽ hơn. Thông thường, chúng ta cho rằng việc lai tạo sẽ là một bất lợi, nhưng có lẽ những con chuột yếu hơn bơi chậm hơn và do vậy, chúng có nhiều thời gian hơn để cân nhắc xem nên rẽ theo hướng nào trong mê cung. Ý tưởng này nghe có vẻ hơi xa vời nhưng không phải là không thể.

Chúng tôi không biết lời giải thích nào là đúng. Câu hỏi này không đủ quan trọng để bất kỳ ai thực hiện các nghiên cứu bổ sung cần thiết để tìm hiểu. Kết luận chính là chúng ta có thể tính đến các kết quả mà không cần giả định sự kế thừa của các đặc điểm có được.

Tập này minh họa một số điểm về nghiên cứu: (1) Nếu kết quả có vẻ không khả quan, hãy cố gắng  tìm một lời giải thích ngắn gọn hơn. (2) Cẩn thận với các nghiên cứu trước và sau về tâm lý học, sinh học hoặc y học. Nếu không có nhóm đối chứng, chúng ta không biết kết quả có ý nghĩa gì. (3) Nếu hành vi thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì nguyên nhân nguồn cội không nhất thiết luôn phải là do di truyền. Nó có thể phản ánh một sự thay đổi trong môi trường. Ví dụ, môi trường của bạn khác với môi trường mà ông bà bạn lớn lên.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply